Giám đốc điều hành

GIỚI THIỆU KHÓA HỌC CEO MASTER

CEO Master® tại FMIT là chương trình đào tạo đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Giám đốc khối, Giám đốc chi nhánh, quản lý cấp cao muốn trang bị những kiến thức đầy đủ về quản lý điều hành theo chuẩn quốc tế, hoàn thiện kỹ năng quản lý, nâng cao kinh nghiệm quản lý điều hành, và có thể xây dựng được hệ thống quản lý hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đã qua thời doanh nghiệp có thể thành công chỉ nhờ vào kinh nghiệm. Việc nhà quản lý cần tư duy theo chuẩn mực quốc tế để giải quyết tình huống của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang là một đòi hỏi cấp bách. Thực tiễn các bài học thành công trên thế giới cho thấy, tổ chức càng lớn thì việc xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực càng phải được coi trọng. Việc áp dụng phù hợp các phương pháp quản lý theo chuẩn mực quốc tế sẽ giúp tổ chức đi đúng hướng, có chiến lược và hành động nhất quán, rõ ràng, đạt được mục tiêu một cách chủ động.

Cấp độ năng lực quản trị của Giám đốc điều hành.

Với vai trò lãnh đạo dẫn dắt tổ chức, Giám đốc điều hành cần phải được trang bị các kiến thức về quản trị, điều hành một cách hệ thống và chuyên sâu. Trong tổ chức càng lớn và phức tạp, kỹ năng và kiến thức quản trị điều hành cần phải được nâng cao một cách tương xứng.

Cấp độ năng lực quản trị của Giám đốc điều hành có thể chia ra thành các mức độ sau:

  • Mức 1: Giám đốc điều hành quản lý bằng kinh nghiệm cá nhân chưa qua đào tạo
  • Mức 2: Giám đốc hành quản lý bằng cách học các kỹ năng thông qua sách vở nhưng thiếu hệ thống
  • Mức 3: Giám đốc điều hành được đào tạo thông qua các chương trình đào tạo cơ bản, mang tính chia sẻ cá nhân và thiếu chuẩn mực.
  • Mức 4: Giám đốc điều hành được trang bị các chuẩn mực quốc tế về quản trị, am hiểu hệ thống kiến trúc quản trị được các tập đoàn thành công trên thế giới vận dụng.
  • Mức 5: Giám đốc điều hành vận dụng linh hoạt các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh của doanh nghiệp

Với mức 1 và 2, Giám đốc điều hành có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về tổ chức, quản lý, chiến lược, và rối loạn trong hệ thống, thiếu tính cạnh tranh, thiếu các công cụ, phương pháp quản trị trong tổ chức, hiệu quả tổ chức kém.

Với mức 3, Giám đốc điều hành có thể tối ưu một phần nào đó trong hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thiếu khả năng và năng lực để vận hành các doanh nghiệp vừa và lớn, hoặc khả năng trường tồn của doanh nghiệp kém ngay cả với doanh nghiệp nhỏ.

Với mức 4, Giám đốc điều hành am hiểu được tính hệ thống trong quản trị, liên kết được cách thành phần quản trị từ: Giám sát quản trị, chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động, xây dựng các hệ thống quản trị, xây dựng chuỗi cung ứng, quản lý đối tác, quản lý dự án, công nghệ, tài chính, thiết lập mục tiêu và đánh giá kết quả, …. Tích hợp trong một khung kiến trúc hệ thống quản trị hiện đại theo các chuẩn mức tiên tiến trên thế giới đang được vận dụng tại các tập đoàn trên toàn cầu, tương thích với các hệ thống công nghệ hiên đại hiện nay.

Với mức 5: Giám đốc điều hành đã sở hữu được các kiến thức về kiến trúc hệ thống quản trị, am hiểu được bối cảnh và tình hình kinh doanh, vận dụng linh hoạt và tối ưu, đạt được thành công trong quản lý ngay cả các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, giúp phát triển doanh nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Giám đốc điều hành có cả nghệ thuật và khoa học trong quản trị điều hành, giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn, sứ mệnh, và hiện thực giá trị cốt lõi, mang lại giá trị phục vụ cho xã hội, khách hàng, cổ đông, và nội bộ.

Sứ mệnh của chương trình Giám đốc điều hành CEO MASTER tại FMIT

Với sứ mệnh mang những chuẩn mực quản trị từ các tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu thế giới đến Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ quản lý tại Việt Nam. Hơn 18 năm qua, FMIT đã hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu thế giới để chuyển giao các chương trình đào tạo như: Quản lý dự án chuẩn quốc tế PMI, Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế SCOR, Quản trị chiến lược và đổi mới chuẩn GINI, Kiểm toán nội bộ chuẩn IIA, Quản trị rủi ro chuẩn COSO, ….

CEO MASTER là tích hợp và chọn lọc từ các chuẩn mực hàng đầu thế giới từ các chương trình hợp tác với các đối tác, là kiến thức sâu sắc và hệ thống phù hợp với năng lực quản trị của Giám đốc điều hành để nâng cao năng lực lên cấp độ 4 và là tiền để để hoàn thành cấp độ 5 đối với các Nhà lãnh đạo.

Chương trình CEO MASTER là khác biệt và duy nhất tại Việt Nam với sự tích hợp của các chuẩn mực quản trị toàn cầu. Sứ mệnh của chương trình là "Mang đến cho các Nhà Lãnh đạo hệ thống kiến trúc quản trị hiện đại theo các chuẩn mực toàn cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển trường tồn cho Doanh nghiệp tại Việt Nam"

CEO MASTER được thiết kế khác biệt và duy nhất tại Việt Nam với các chuẩn mực quản trị hàng đầu thế giới trong kiến trúc hệ thống quản trị hiện đại dưới đây:

Khung kiến trúc Quản Trị

Chương trình Giám đốc điều hành - CEO Master® tại FMIT® được thiết kế khác biệt và duy nhất tại Việt Nam với các môn học được thiết kế từ các tiêu chuẩn quản lý toàn cầu như GINI®, IIA®, COSO®, PMI®, SCOR®, … nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự sống còn và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu mà không phải là các kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân, hoặc thiếu tính hệ thống.

Chương trình bao gồm các môn học giúp CEO Master® có kiến thức đầy đủ về hệ thống quản lý cần thiết để điều hành và quản lý doanh nghiệp để đạt được kết quả như mong đợi. Nội dung môn học bao gồm những khía cạnh quản lý căn bản và cốt lõi cần quản lý trong một hệ thống quản lý của doanh nghiệp như:

  • Quản trị chiến lược: các phương pháp xây dựng chiến lược, các công cụ hiện đại trong chiến lược như thiết kế trải nghiệm khách hàng, đổi mới mô hình kinh doanh, tư duy thiết kế; các phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý kết quả công việc, hệ thống kiến trúc quản trị, quản lý đối tác và công nghệ, ….
  • Kế toán quản trị: giúp giám đốc điều hành nắm các phương pháp thiết lập và sử dụng hệ thống kế toán quản trị phục vụ ra quyết định và điều hành doanh nghiệp. Xây dựng các chỉ số đo và các phương pháp về mặt tài chính nhằm cung cấp các thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh
  • Quản lý dự án chuẩn quốc tế PMI: giúp các nhà điều hành có được phương pháp hệ thống và chuẩn mực trong việc triển khai các dự án chiến lược, dự án cải tiến, dự án theo yêu cầu khách hàng; các kiến thức về triển khai các dự án trong doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế PMI®.
  • Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ chuẩn COSO: giúp giám đốc điều hành có được phương pháp xây dựng và vận hành hệ thống quản trị rủi ro, tuyên bố khẩu vị, đánh giá và xây dựng chỉ số rủi ro KRI, xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng lĩnh vực, thiết lập các chốt kiểm soát, phương pháp về thiết lập quy trình, quản trị rủi ro và kiểm soát hệ thống theo chuẩn quốc tế COSO®.
  • Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®: giúp các nhà điều hành có được kiến thức quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu, mua hàng, sản xuất, phân phối, kho bãi, logistics, dự báo nhu cầu, quản lý đối tác trong chuỗi cung ứng, … theo chuẩn quốc tế SCOR®.
  • Phát triển năng lực lãnh đạo: kỹ năng và phương pháp lãnh đạo hiện đại, tạo ảnh hưởng, chia sẻ tầm nhìn, giá trị, và tạo động lực cho nhân viên.
  • Nhân sự: xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, tuyển dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ, phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Chương trình này phù hợp với những đối tượng sau:

  • Hội đồng quản trị
  • Giám đốc điều hành,
  • Quản lý cấp cao
  • Những ai tiềm năng trở thành quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp
  • Những người đã tốt nghiệp đại học, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc.

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

  • Khóa học kết hợp giữa lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế và vận dụng vào trong ngữ cảnh của doanh nghiệp.
  • Giảng viên sẽ nêu hệ thống phương pháp luận, người học chọn tình huống thực tế và trao đổi dựa trên cơ sở phối hợp giữa phương pháp luận và tình huống nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  • Giúp các nhà lãnh đạo làm quen với cách xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực, bỏ qua cách thực hiện theo kinh nghiệm và cảm tính để nâng cao sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong việc vận hành tổ chức.
  • Phát triển và hoàn thiện các kỹ năng trong điều hành tổ chức như: thiết lập chiến lược, xây dựng hệ thống, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý công nghệ, …
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian để có được các kiến thức chuẩn mực, trọng tâm, hệ thống và thực tiễn nhất.

LỢI ÍCH CHƯƠNG TRÌNH

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, các nhà lãnh đạo sẽ nắm được:

  • Chuẩn mực điều hành doanh nghiệp dựa trên các kiến thức chuẩn quốc tế.
  • Trên cơ sở hiểu rõ về triết lý quản trị cốt lõi đã được áp dụng thành công trên toàn thế giới giúp cho các nhà lãnh đạo chủ động áp dụng và điều chỉnh vào thực tế hoạt động của tổ chức
  • Cách nhìn hệ thống, cải tiến tư duy, giải quyết vấn đề có trọng tâm, ra quyết định chính xác, từ đó tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả.
  • Có phương pháp, công cụ để thiết lập các chiến lược cũng như cách thức ra thực thi các kế hoạch để hoàn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức.

CHỨNG NHẬN KẾT THÚC KHÓA HỌC

  • Hoàn thành chương trình và thi đạt kì thi cuối khóa, học viên được Viện FMIT® cấp chứng nhận chuyên gia "Chief Executive Officer Master".
  • Kết thúc mỗi môn học Học viên được yêu cầu cấp chứng nhận hoàn thành cho từng môn, có giá trị trong hệ thống của đối tác quốc tế theo từng môn.
  • Học viên có thể tiếp tục luyện thi lấy chứng chỉ quốc tế PMP®, CICS®, CSCP®, GInI® theo nhu cầu cho từng môn trong chương trình đào tạo.

KHÓA HỌC KHÁC

NỘI DUNG CHI TIẾT TỪNG MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO CHUẨN QUỐC TẾ PMI®

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Nguyên tắc, trọng tâm và các khái niệm căn bản
  • Định nghĩa dự án
  • Dự án vs. Hoạt động
  • Kỹ năng quản lý dự án (con người, quy trình, chuyên môn)
  • 12 nguyên tắc quản lý dự án
  • 8 trọng tâm thực hiện quản lý dự án
  • Cấu trúc tổ chức dự án
  • PMO
  • Các bên liên quan
  • Hệ thống tạo giá trị
  • Hệ thống quản trị tổ chức
  • Các chức năng bổ trợ cho dự án
  • Môi trường của dự án
  • Quản lý vòng đời sản phẩm
Chuyên đề 2:
Trọng tâm quản lý các bên liên quan, phương pháp phát triển và vòng đời dự án
  • Tạo bản tuyên bố dự án
  • Nhận diện các bên liên quan
  • Phân tích các bên liên quan
  • Chiến lược quản lý các bên liên quan
  • Truyền thông với bên liên quan
  • Các loại truyền thông, mô hình, và phương pháp truyền thông
  • Quan hệ vòng đời dự án và phương pháp phát triển dự án
  • Chuyển giao kết quả
  • Các phương pháp phát triển
  • Lựa chọn phương pháp phát triển dự án
  • Vòng đời dự án và các giai đoạn
  • Sự phù hợp giữa chuyển giao, phương pháp phát triển và vòng đời dự án

Thực hành 1: Tạo điều lệ dự án
Thực hành 2: Quản lý các bên liên quan

Chuyên đề 3:
Trọng tâm quản lý đội ngũ thực hiện dự án
  • Lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực dự án
  • Yêu cầu nguồn nhân lực cho dự án
  • Thành lập nhóm dự án
  • Chức năng nhiệm vụ và phân quyền
  • Phát triển nhóm dự án
  • Quản lý nhóm dự án
  • Kỹ năng lãnh đạo vs. quản lý
  • Các lý thuyết tạo động lực
  • Tạo sự hiểu chung về tầm nhìn, mục tiêu dự án
  • Thiết lập quy tắc nhóm dự án
  • Đào tạo nhóm dự án và bên liên quan
  • Giải quyết xung đột
  • Thúc đẩy nhóm làm việc từ xa
  • Các mô hình: Drexlex/ Sibbet, Tuckman Ladder, Oscar.

Thực hành 3: Lập kế hoạch quản lý nhân sự, team charter

Chuyên đề 4:
Trọng tâm lập kế hoạch dự án 1 (công việc)
  • Tổng quan về lập kế hoạch và thành phần tài liệu của kế hoạch
  • Các phương diện của lập kế hoạch
  • Lập kế hoạch hướng dẫn quản lý công việc
  • Thu thập yêu cầu dự án
  • Thống nhất phạm vi dự án
  • Phân rã công việc WBS

Thực hành 4: Thu thập thông tin, user story, quản lý kết quả công việc, product backlog, WBS.

Chuyên đề 5:
Trọng tâm lập kế hoạch dự án 2 (Thời gian)
  • Lập kế hoạch hướng dẫn quản lý tiến độ
  • Phân rã hoạt động
  • Sắp thứ tự hoạt động
  • Ước tính thời gian
  • Lập tiến độ dự án

Thực hành 5: Lập tiến độ sơ đồ Gantt, kỹ thuật ước tính

Chuyên đề 6:
Trọng tâm lập kế hoạch 3 (Chi phí – Chất lượng)
  • Lập kế hoạch hướng dẫn quản lý chi phí
  • Ước tính chi phí
  • Lập ngân sách dự án
  • Lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án

Thực hành 6: Lập ngân sách, kế hoạch chất lượng

Chuyên đề 7:
Trọng tâm lập kế hoạch dự án 4 (Nguồn lực, Truyền thông, Thầu)
  • Lập kế hoạch quản lý nguồn lực
  • Ước tính nguồn lực
  • Lập kế hoạch quản lý truyền thông
  • Lập kế hoạch quản lý thầu

Thực hành 7: Lập kế hoạch nguồn lực, truyền thông, thầu

Chuyên đề 8:
Trọng tâm quản lý sự không chắc chắn (Rủi ro)
  • Sự không chắc chắn
  • Mơ hồ
  • Sự phức tạp
  • Sự biến động
  • Lập kế hoạch quản lý rủi ro
  • Nhận diện rủi ro
  • Đánh giá rủi ro định tính
  • Đánh giá rủi ro định lượng
  • Xử lý rủi ro
  • Hiện thực kế hoạch rủi ro
  • Kiểm soát rủi ro

Thực hành 8: Lập kế hoạch quản lý rủi ro, hồ sơ rủi ro

Chuyên đề 9:
Trọng tâm tổ chức thực hiện dự án
  • Các quy trình dự án
  • Cân bằng giữa các ràng buộc xung đột nhau
  • Quản lý nhóm thực hiện dự án
  • Truyền thông và quản lý sự tham gia
  • Quản lý nguồn lực
  • Làm việc với nhà thầu
  • Quản lý chất lượng dự án
  • Giám sát công việc mới và thay đổi
  • Bài học kinh nghiệm
  • Chia sẻ tri thức trong dự án
  • Tương tác với lĩnh vực khác
  • Kiểm tra kết quả

Thực hành 8: Điều chỉnh dự án phù hợp (tailoring) tình huống

Chuyên đề 10:
Trọng tâm chuyển giao và đánh giá kết quả dự án
  • Chuyển giao giá trị
  • Kết quả dự án
  • Thiết lập thước đo
  • Xác lập nội dung đánh giá
  • Kiểm soát công việc
  • Kiểm soát thời gian
  • Kiểm soát chi phí
  • Kiểm soát chất lượng
  • Kiểm soát truyền thông
  • Kiểm soát nguồn lực
  • Giám sát thầu
  • Trình bày thông tin
  • Đo các lỗi
  • Đánh giá các vấn đề
  • Phát triển và cải tiến
  • Kết thúc dự án

Thực hành 10: Giám sát, tích hợp kết quả, báo cáo, giải quyết trở ngại dự án.

2. QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO CHUẨN QUỐC TẾ COSO®

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu quản trị rủi ro & kiểm soát nội bộ
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản lý
  • Giới thiệu mô hình kiểm soát nội bộ COSO
  • Giới thiệu khung quản lý rủi ro ISO 31000
  • Giới thiệu mô hình quản trị rủi ro COSO ERM
  • Mô hình 3 lớp kiểm soát
  • Bản chất của công việc kiểm toán GRC (Governance, Risk, Control) – quản trị, rủi ro, kiểm soát
  • Các thành phần và nguyên tắc của ERM
  • Case Study 1: Thiết lập khẩu vị (Appetite), mục tiêu, KPI, KRI, Tolerance, threshold, ..
  • Kiểm soát nội bộ
  • Các cấp độ kiểm soát
  • Các bước hiện thực hiện thống ERM
  • Tạo ra kế hoạch hướng dẫn triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản trị rủi ro –chiến lược rủi ro
Chuyên đề 2:
Quản trị, Văn Hóa Rủi Ro, Chiến lược tổ chức
  • Thiết lập môi trường
  • Các thuộc tính hàng đầu của môi trường
  • Quy tắc đạo đức và văn hóa quản trị rủi ro
  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi các loại chiến lược
  • Các loại chiến lược
  • Giá trị cạnh tranh
  • Các con đường chiến lược
  • Lãnh đạo và vai trò của CEO
  • Các phương pháp lãnh đạo
  • Quyền lực và ảnh hưởng
  • Tạo động lực
  • Hệ thống thưởng
  • Xây dựng niềm tin
  • Cấu trúc tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Năng lực nhân sự
  • Ủy quyền và truyền thông trách nhiệm
  • Phân quyền
  • Kiểm toán nội bộ
  • Quy trình hoạt động
  • Quản trị và các nguyên tắc quản trị
  • Vai trò chức năng các bộ phận trong quản trị rủi ro
  • Phòng quản trị rủi ro, Giám đốc quản trị rủi ro, hội đồng, CEO, Ủy ban rủi ro.
  • Case study 2: Bên liên quan và vai trò trách nhiệm trong hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 3:
Nhận diện rủi ro
  • Định nghĩa rủi ro
  • Viết đúng rủi ro
  • Các nhân tố dẫn đến rủi ro
  • Thu thập thông tin về rủi ro
  • Cách phân loại rủi ro
  • Rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài
  • Tạo danh mục rủi ro
  • Thu thập thông tin liên quan rủi ro
  • Phương pháp lập tài liệu rủi ro
  • Phương pháp nhận diện rủi ro
  • Thu thập thông tin
  • Phân tích giả định
  • Phân tích SWOT
  • Tạo danh mục
  • Phân tích nội bộ
  • Xác lập ngưỡng
  • Phỏng vấn
  • Phân tích lưu đồ
  • Phân tích chỉ số leading
  • Thu thập dữ liệu tổn thất
  • Sơ đồ rủi ro – risk map
  • Các loại rủi ro: chiến lược, quy trình, và hoạt động
  • Case study 3: thực hành về 7 kỹ thuật nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp
Chuyên đề 4:
Đánh giá rủi ro định tính
  • Mục tiêu đánh giá định tính
  • Đánh giá chất lượng dữ liệu
  • Định nghĩa xác suất, tác động
  • Đánh giá chứng cứ
  • Tính điểm rủi ro
  • Sắp hạng ưu tiên các rủi ro trong từng dự án/quy trình/chương trình
  • Sắp hạng rủi ro giữa các dự án/ quy trình
  • Ngưỡng rủi ro
  • Xem xét nguyên nhân chung
  • Xem xét ngoại lệ rủi ro
  • Case study 4: thực hành về đánh giá rủi ro định tính
Chuyên đề 5:
Đánh giá rủi ro định lượng
  • Mục tiêu phân tích định lượng
  • Tính xác suất
  • Tính tác động
  • Tính giá trị kỳ vọng EMV
  • Tính VAR
  • Phân phối tổn thất (loss distribution)
  • Kiểm tra lùi (back Testing)
  • Phân tích độ nhạy
  • Phân tích kịch bản
  • Cây quyết định,
  • Mô hình monte-carlo
  • Mô hình benchmark
  • Case study 5: thực hành về ứng dụng rủi ro định lượng
Chuyên đề 6:
Chiến lược xử lý rủi ro
  • Chiến lược xử lý rủi ro
  • Xử lý rủi ro tiêu cực
  • Xử lý rủi ro tích cực
  • Phương pháp lựa chọn chiến lược xử lý
  • Đánh giá tác động giữa các chiến lược
  • Xử lý rủi ro còn lại
  • Kế hoạch dự phòng
  • Rủi ro thứ cấp
  • Case study 6: Thực hành về xử lý rủi ro, xây dựng hồ sơ rủi ro.
Chuyên đề 7:
Kiểm soát và thiết kế kiểm soát
  • Quan hệ giữa rủi ro và kiểm soát
  • 2 phương pháp thiết kế kiểm soát
  • Các bước thiết kế kiểm soát
  • Độ mạnh kiểm soát
  • Các loại kiểm soát chung
  • Các công cụ kiểm soát
  • Biểu mẫu phân tích và lựa chọn kiểm soát
  • Kiểm soát cấp độ tổ chức – quy trình – và hoạt động
  • Kiểm soát chính và phụ
  • Kiểm soát phân theo chức năng
  • Kiểm soát thủ công – tự động
  • Kiểm soát cứng – mềm
  • Kiểm soát hệ thống IT
  • Vòng lặp kiểm soát dùng thiết kế và đánh giá
  • Đánh giá kiểm soát – tự đánh giá CSA (control Self-Assessment )
  • Ma trận rủi ro – kiểm soát Risk Control Matrix
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình nhân sự
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình mua hàng
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình marketing và bán hàng
  • Rủi ro và kiểm soát logistic
  • Rủi ro và kiểm soát quá trình thuê ngoài
  • Rủi ro và kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin
  • Case study 7: thực hành thiết kế và lựa chọn kiểm soát phù hợp
Chuyên đề 8:
Thông tin, truyền thông, và báo cáo
  • Xác định các bên liên quan và mức độ ảnh hưởng
  • Quy trình truyền thông
  • Dòng truyền thông
  • Phương pháp truyền thông
  • Các rào cản trong truyền thông
  • Quản lý xung đột
  • Quản lý sự mong đợi người liên quan
  • Xây dựng hệ thống truyền thông thông tin trong quản trị rủi ro
  • Báo cáo về kết quả, văn hóa rủi ro
  • Case study 8: xây dựng kế hoạch truyền thông và thông tin cho hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 9:
Đánh giá và giám sát hệ thống Quản trị rủi ro
  • Vòng lặp kiểm soát
  • Ma trận rủi ro kiểm soát
  • Các phương pháp đánh giá và cải tiến hệ thống quản tị rủi ro
  • Đánh giá thành phần Quản trị, văn hóa
  • Đánh giá thành phần chiến lược, và thiết lập mục tiêu
  • Đánh giá thành phần hiện thực
  • Đánh giá thành phần rà soát và cải tiến
  • Đánh giá thành phần truyền thông, thông tin và báo cáo
  • Case study 9: thực hành đánh giá khung quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Chuyên đề 10: Vận dụng và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát cho doanh nghiệp
  • Chọn đề tài
  • Xây dựng thành phần quản trị
  • Xây dựng khẩu vị rủi ro
  • Thiết lập mục tiêu và tolerance, KRI
  • Nhận diện rủi ro
  • Đánh giá và xử lý rủi ro
  • Lập hồ sơ rủi ro
  • Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ roadmap để triển khai dự án rủi ro trong doanh nghiệp.

3. QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THEO CHUẨN QUỐC TẾ SCOR®

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu Quản lý chuỗi cung ứng
  • Giới thiệu về chuỗi cung ứng
  • Các giai đoạn trưởng thành của chuỗi cung ứng
  • Quan điểm chuỗi cung ứng hiện đại
  • Các mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng
  • Các loại chuỗi cung ứng
  • Mô hình lập kế hoạch và kiểm soát chuỗi cung ứng
  • Lập kế hoạch chiến lược và chiến lược chuỗi cung ứng
  • Giai đoạn phát triển từ MRP sang ERP
  • Các chiến lược hoạt động (ETO, MTS, MTO, ATO)
  • Chỉ số đánh giá trong chuỗi cung ứng
  • Các quy trình hoạt động (intermittent, flow, cell, project)
  • Tác động của các hệ thống và triết lý mới
Chuyên đề 2:
Quản lý nhu cầu và dự báo
  • Quy trình quản lý nhu cầu
  • Chia sẻ dữ liệu giữa các đối tác trong chuỗi
  • Tính chất của nhu cầu
  • Nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc
  • Quy trình dự báo
  • Nguyên tắc dự báo
  • Kỹ thuật dự báo
  • Các phương pháp dự báo intrinsic, extrinsic, và chuyên gia
  • Theo dõi dự báo và các chỉ số theo dõi
  • Xử lý sai số dự báo
Chuyên đề 3:
Quản lý và tối ưu nguồn lực toàn tổ chức – quy trình S&OP
  • Xác định nhóm sản phẩm/ dịch vụ
  • Giới thiệu quy trình tích hợp S&OP và lợi ích
  • Quy trình thực hiện S&OP
  • Chiến lược hoạt động
  • Chiến lược chuỗi cung ứng
  • Lập kế hoạch ở các chiến lược khác nhau và kịch bản
  • Cân bằng và tối ưu nguồn lực toàn tổ chức
  • Quản lý định mức nguồn lực chung - BOR
Chuyên đề 4:
Kế hoạch sản phẩm – dịch vụ (Master Scheduling)
  • Quy trình lập kế hoạch sản phẩm – dịch vụ
  • Tiến độ tổng thể và quan hệ với bán hàng ATP (Available to Promise)
  • Lý thuyết giới hạn TOC
  • Kỹ thuật Drum-rope-buffer
  • Quản lý nút thắc cổ chai và lập hồ sơ RCCP
  • Phương pháp lập tiến độ tổng thể hiệu quả
Chuyên đề 5:
Kế hoạch quản lý yêu cầu Nguyên vật liệu MRP
  • Mục tiêu lập kế hoạch nguyên liệu MRP
  • Các loại cấu trúc sản phẩm BOM
  • Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu
  • Phương pháp lập kế hoạch nguyên vật liệu (offsetting và exploding)
  • Sử dụng và quản lý kế hoạch độ ưu tiên
  • Phần mềm lập kế hoạch nguyên liệu MRP và ERP
Chuyên đề 6:
Quản lý năng lực sản xuất – dịch vụ (Capacity Requirement Plan)
  • Giới thiệu
  • Quản lý năng lực
  • Quy trình lập xác định năng lực
  • Tính các chỉ số năng lực tổ chức (giờ định mức, hiệu suất,..)
  • Cân đối năng lực sản xuất với năng lực yêu cầu
  • Kế hoạch yêu cầu năng lực
  • Kiểm soát độ ưu tiên các đơn hàng
Chuyên đề 7:
Quản lý tồn kho
  • Giới thiệu tồn kho
  • Các loại tồn kho và mục đích
  • Tính chi phí kho và chi phí liên quan
  • Định giá tồn kho
  • Lập kế hoạch tồn kho
  • Phân loại tồn kho
  • Chính sách tồn kho tổng thể
  • Quản lý tồn kho tổng thể
  • Tính vòng quay tồn kho
  • Tính số ngày sử dụng kho
  • Chi phí tồn kho
  • Báo cáo tài chính và tồn kho
  • Tồn kho thành phần
  • Tính thời điểm đặt hàng
  • Tính số lượng đặt hàng
  • Chính sách tồn kho thành phần
  • Hệ thống đặt hàng nhu cầu độc lập
  • Hệ thống Kanban, 2-bin, theo dõi liên tục
  • Phương pháp phân loại tồn kho ABC
  • Phương pháp kiểm soát tồn kho
  • Phương pháp kiểm kê tồn kho
Chuyên đề 8:
Quản lý quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng – CRM và SRM
  • Quản lý quan hệ khách hàng CRM
  • Phân khúc thị trường
  • Chiến lược CRM
  • Sử dụng công nghệ trong CRM
  • Quản lý quan hệ nhà cung cấp SRM
  • Mua hàng
  • Trách nhiệm chiến lược của mua hàng
  • Các loại cấu trúc tổ chức của mua hàng
  • Mua hàng chiến lược và mua hàng chiến thuật
  • Các bước mua hàng chiến lược
  • Quy trình mua hàng chiến thuật
  • Quản lý quan hệ nhà cung ứng
  • Quản lý liên minh chiến lược
Chuyên đề 9:  
Phân phối và giao nhận (Distribution & Logistics)
  • Xây dựng hệ thống phân phối
  • Kênh phân phối
  • Tối ưu hóa kênh phân phối
  • Tích hợp với chuỗi cung ứng
  • Logistics
  • Logistics trong quan hệ với chuỗi cung ứng
  • Quản lý tồn kho trong hệ thống phân phối – kỹ thuật DRP
  • Các loại hình vận chuyển
  • Quản lý kho bãi
  • Các loại kho bãi và mục đích
  • Lưu kho
  • Logistic ngược và trách nhiệm phát triển bền vững
Chuyên đề 10:
Chuyển đổi số và công nghệ ứng dụng trong chuỗi
  • Ứng dụng IT trong chuỗi cung ứng
  • Kiến trúc hệ thống thông tin
  • Các loại công nghệ ứng dụng trong chuỗi
  • ERP
  • APS
  • SCEM
  • WMS
  • TMS
  • Quản lý và thu thập dữ liệu trong chuỗi
  • Các ứng dụng trung gian
  • Quản lý tin cậy và trung thực dữ liệu
  • Doanh nghiệp điện tử E-Business

4. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu về Kế toán quản trị, Đo lường ứng xử và hệ thống quản trị doanh thu, chi phí
  • Giới thiệu Kế Toán Quản trị
  • Các ứng xử chi phí
  • So sánh chi phí biến đổi và chi phí cố định
  • Đo lường các ứng xử chi phí
  • Nhà quản lý ảnh hưởng đến các ứng xử chi phí
  • Đo lường và tính toán các chi phí chức năng
  • Phân tích các hoạt động cho việc đo lường các hàm chi phí
  • Các phương pháp đo lường hàm chi phí
  • Các hệ thống quản trị doannh thu & chi  phí
Chuyên đề 2:
 Sử dụng các thông tin phù hợp cho việc ra các quyết định kinh doanh
  • Báo cáo kết quả theo phương pháp lãi đóng góp
  • Phân tích điểm hoà vốn, phân tích mối quan hệ phí-lượng-lãi
  • Kế hoạch bán hàng để đạt mục tiêu lợi nhuận
  • Định giá bán cho các đơn hàng đặc biệt
  • Ảnh hưởng của cơ cấu hàng bán đối với lợi nhuận
  • Huỷ bỏ hay thêm sản phẩm, dịch vụ và bộ phận
  • Sử dụng tối đa các nguồn lực có giới hạn
  • Vai trò chi phí trong ra quyết định giá bán
  • Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất
  • Các sản phẩm nên chế biến tiếp hay dừng lại?
  • Giá thành đơn vị có thể bị sử dụng nhầm lẫn ra sao?
  • Đo lường việc thực hiện có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định như thế nào?
Chuyên đề 3:
Phân bổ chi phí chung và giá thành sản phẩm cùng nhau
  • Mục tiêu của phân bổ chi phí
  • Trung tâm dịch vụ và trung tâm sản xuất
  • Các bước phân bổ chi phí
  • Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện phân bổ
  • Phân bổ chi phí trong ngành dịch vụ
  • Giá thành sản phẩm cung nhau
  • Phương pháp phân bổ chi phí chung và các sản phẩm cùng nhau
  • Giá thành sản phẩm phụ
Chuyên đề 4:
Hệ thống giá thành công việc & Giá thành theo quá trình
  • Thiết kế một hệ thống giá thành
  • Giá thành công việc và giá thành theo quá trình
  • Hệ thống giá thành công việc
  • Kế toán giá thành cho ngành dịch vụ
  • Đặc điểm của hệ thống giá thành theo quá trình
  • Các phương pháp giá thành theo quá trình
Chuyên đề 5:
Giá thành biến phí và giá thành hấp thụ
  • So sánh giá thành biến đổi với giá thành hấp thụ
  • Chi phí cố định và giá thành hấp thụ của sản phẩm
  • Điều hoà giá thành biến đổi & hấp thụ
  • Tại sao cần dùng giá thành biến đổi
Chuyên đề 6:
Hệ thống lập dự báo và ngân sách tổng thể
  • Lợi  ích của ngân sách tổng thể
  • Các loại ngân sách
  • Cách lập dự báo bán hàng
  • Các bộ phận chính của ngân sách tổng thể
  • Lập bản tổng hợp ngân sách tiền
  • Các báo cáo tài chính ngân sách
  • Báo cáo kết quả ngân sách linh hoạt
Chuyên đề 7:
Ngân sách linh hoạt và phân tích các chênh lệch
  • Vai trò của các báo cáo thực hiện
  • Ngân sách linh hoạt để đánh giá thực hiện
  • Chênh lệch ngân sách linh hoạt và chênh lệch hoạt động bán hàng
  • Chênh lệch nguyên liệu trực tiếp-lượng & giá
  • Chênh lệch nhân công trực tiếp
  • Chênh lệch biến phí sản xuất chung
  • Chênh lệch định phí sản xuất chung
Chuyên đề 8:
Hệ thống kiểm soát quản trị và kế toán trách nhiệm
  • Đánh giá và kiểm soát thực hiện
  • Kiểm soát hoạt động và kiểm soát quản trị
  • Mục tiêu của kiểm soát quản trị
  • Hệ thống đo lường phi tài chính
  • Thiết kế các hệ thống kiểm soát quản trị
  • Kiểm soát quản trị trong ngành dịch vụ
  • Tập quyền và phân quyền?
  • Các loại giá chuyển nhượng
  • Đo lường thực hiện và kiểm soát quản trị
  • Hệ thống kiểm soát quản trị thành công
Chuyên đề 9:
 Lập, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư
  • Các bước lập dự án
  • Nguyên tắc lập các dòng tiền liên quan của một dự án
  • Kỹ thuật tính chỉ số tài chính, tiêu chuẩn lựa chọn
    • Thời gian thu hồi vốn
    • Giá trị hiện tại ròng
    • Tỷ suất lãi nội bộ
    • Chỉ số sinh lời
    • Dùng phương pháp đánh giá nào tốt hơn
  • Chi phí vốn và cách tính chi phí vốn bình quân
  • Lựa chọn các cơ hội, dự án đầu tư theo chi phí biên của vốn
Chuyên đề 10:
 Đọc hiểu và phân tích các báo cáo tài chính
  • Hiểu các báo cáo tài chính
  • Mục tiêu và giới hạn của việc phân tích các báo cáo tài chính hợp nhất
  • Phân tích xu hướng & Phân tích theo quy mô chung (các tỷ lệ)
  • Phân tích báo cáo bộ phận
  • Đánh giá các tỷ suất tài chính
  • Các tỷ suất sinh lợi
  • Các tỷ suất hoạt động
  • Các tỷ suất đầu tư của các cổ đông
  • Các tỷ suất khả năng thanh khoản ngắn hạn
  • Các tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn
  • Hệ thống phân tích Dupon
  • Điều chỉnh các khoản mục không lặp lại
  • Các dấu hiệu khả nghi
  • Hệ thống chấm điểm tài chính PIOTROSKI
  • PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH

5. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Các khái niệm cơ bản của quản trị chiến lược
  • Các bước của quản trị chiến lược
  • Toàn cầu hóa và thương mại điện tử
  • Thuyết thích nghi của tổ chức
  • Tạo nên một tổ chức học hỏi
  • Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược
  • Khởi đầu của chiến lược
  • Ra quyết định chiến lược
Chuyên đề 2:
Quản trị (tuân thủ) của công ty
  • Cấu trúc quản trị doanh nghiệp
  • Những nguyên lý cơ bản quản trị công ty
  • Khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam
  • Đảm bảo quyền lợi của cổ đông
  • Hội đồng quản trị
  • Tách bạch chức năng của HĐQT và ban điều hành
  • Ban kiểm soát
Chuyên đề 3:
Nghiên cứu môi trường và phân tích ngành
  • Nghiên cứu môi trường
  • Phân tích ngành: Phân tích môi trường kinh doanh
  • Thông  tin về đối thủ cạnh tranh
  • Dự báo
  • Tổng hợp các yếu tố bên ngoài
  • Ảnh hưởng của internet trong việc nghiên cứu môi trường và phân tích ngành
Chuyên đề 4:
Đánh giá nội bộ:Phân tích tổ chức
  • Nguồn lực-Phương pháp cơ bản để phân tích tổ chức
  • Phân tích chuỗi giá trị
  • Phân tích các nguồn lực chức năng
  • Kiểm toán chiến lược
  • Tổng hợp các yếu tố nội bộ
Chuyên đề 5:
Lập chiến lược: Phân tích tình hình và chiến lược kinh doanh
  • Phân tích tình huống: Phân tích SWOT
  • Xem xét lại sứ mệnh và các mục tiêu
  • Sử dụng ma trận SWOT tạo chiến lược thay thế
  • Các chiến lược cạnh tranh chung của Porter
Chuyên đề 6:
Tạo lập chiến lược công ty
  • Chiến lược công ty
  • Chiến lược định hướng
  • Phân tích danh mục đầu tư
  • Nguồn gốc công ty/Hợp lực tập đoàn
Chuyên đề 7:
Tạo lập chiến lược: Chiến lược chức năng và lựa chọn chiến lược
  • Chiến lược chức năng
  • Các chiến lược nên tránh
  • Lựa chọn chiến lược tốt nhất
  • Phát triển các chính sách
Chuyên đề 8:
Thực hiện chiến lược:tổ chức hành động & lãnh đạo
  • Thực hiện chiến lược
  • Ai thực hiện chiến lược
  • Cái gì cần phải làm
  • Tổ chức cho hành động
  • Quản trị nhân sự
  • Lãnh đạo

6. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1
Giới thiệu về lãnh đạo & phát triển năng lực lãnh đạo
  • Nguyên tắc quản trị hiện đại & vai trò lãnh đạo
  • Các tiếp cận về thay đổi
  • Khung năng lực cho lãnh đạo
  • Các lý thuyết lãnh đạo
  • Lý thuyết quyền lực và ảnh hưởng
  • Lãnh đạo theo đặc điểm
  • Case study: Chọn một giám đốc nghiên cứu mới
  • Lãnh đạo 3 kỹ năng
  • Case study: Một nhóm nghiên cứu căng thẳng
  • Đánh giá nhu cầu phát triển lãnh đạo
  • Chiến lược phát triển lãnh đạo
  • Các phương pháp phát triển lãnh đạo
Chương 2
Lãnh đạo chuyển đổi
  • Đánh giá năng lực lãnh đạo chuyển đổi
  • Quản lý các bên liên quan
  • Đồng bộ giá trị cá nhân và tổ chức
  • Phát triển chiến lược
  • Tư duy chiến lược
  • Chiến lược kinh doanh
  • Giá trị cạnh tranh
  • Case study: Penang Mutiara Hotel và Dell Inc
  • Năng lực đổi mới
  • Các con đường đổi mới
  • Case study: Digibatics Analytics Ltd
  • Năng lực sáng tạo
CHƯƠNG 3
Lãnh đạo đạo đức & lãnh đạo phục vụ
  • Lãnh đạo phục vụ
  • Đánh giá năng lực lãnh đạo phục vụ
  • Tín nhiệm và các thành phần
  • Năng lực xây dựng niềm tin và các thành phần
  • Đánh giá: năng lực xây dựng niềm tin
  • Chính trực và 6 nguyên tắc
  • Đánh giá: năng lực về chính trực
  • Đạo đức lãnh đạo
  • Đánh giá: năng lực về đạo đức
  • Hỗ trợ
  • Đánh giá: năng lực về hỗ trợ
  • Truyền cảm hứng và tạo động lực
  • Lý thuyết về tạo động lực
  • Đánh giá: năng lực truyền cảm hứng
  • Đề cao sự đa dạng
  • Tôn trọng văn hóa khác biệt
  • Trách nhiệm xã hội
CHƯƠNG 4
Lãnh đạo tình huống & phát triển nhóm
  • Lãnh đạo tình huống
  • Đánh giá: năng lực lãnh đạo tình huống
  • Quản lý hiệu suất
  • Hệ thống đánh giá kết quả (KPI, Balanced Scorecard, KRI, OKR)
  • Case study: Scipa Beverages và Burger King
  • Làm việc nhóm và phát triển nhóm
  • Tạo ra nhóm hiệu quả cao
  • Năng lực trao đổi
  • Năng lực truyền thông và giao tiếp
  • Năng lực giải quyết xung đột
  • Năng lực giải quyết vấn đề
  • Năng lực thương lượng
  • Đào tạo và tổ chức học tập
  • Năng lực cố vấn và huấn luyện
  • Trao quyền
CHƯƠNG 5
Lãnh đạo thích ứng & quản lý sự thay đổi
  • Dẫn dắt sự thay đổi
  • Các mô hình quản lý sự thay đổi
  • Lãnh đạo dự án
  • Năng lực thích ứng và thế giới VUCA
  • Đánh giá: lãnh đạo thích ứng
  • Năng lực phục hồi và quản lý rủi ro
  • Năng lực ra quyết định
  • Lãnh đạo kỹ thuật số
  • Lập kịch bản và dự báo
CHƯƠNG 6
Lãnh đạo bản thân & trí tuệ cảm xúc
  • Năng lực nhận thức bản thân
  • Johary window
  • Myers-Briggs Type Indicator (MBTI)
  • Phong cách lãnh đạo bản thân và điều chỉnh
  • Trí tuệ cảm xúc và các thành phần
  • Sự đa dạng và hồ sơ tính cách cá nhân
  • Đánh giá: năng lực tự nhận thức bản thân
  • Đánh giá: năng lực thử thách bản thân

7. NỘI DUNG KHÓA HỌC AGILE SCRUM EXPERT

Chuyên đề Nội dung
Chuyên đề 1: Nguyên tắc và tư duy Agile

 

  • Giới thiệu dự án
  • Tổng quan quy trình quản lý dự án
  • Các phương pháp tiếp cận trong dự án
  • Thực hành: Lựa chọn phương pháp tiếp cận dự án
  • Quản lý dự án thích ứng
  • Agile Manifesto
  • Các giá trị trong Agile
  • Các nguyên tắc trong quản lý dự án Agile
  • Cơ cấu tổ chức quản lý dự án
  • Phòng quản lý dự án
  • Câu hỏi tình huống 1
Chuyên đề 2: Khung Scrum

 

  • Giới thiệu về Scrum
  • Các lợi ích của áp dụng Scrum
  • Giới thiệu về SBOK
  • 6 nguyên tắc của Scrum
  • 5 phương diện của Scrum
  • Dòng chảy Scrum
  • 19 quy trình Scrum cơ bản và 8 quy trình mở rộng
  • Câu hỏi tình huống 2
Chuyên đề 3: Chuyển giao theo hướng giá trị (Value-Driven Delivery)

 

  • Định nghĩa chuyển giao theo giá trị
  • So sánh chuyển giao giá trị giữa dự án truyền thống và Agile
  • Mục đích kinh doanh
  • Đánh giá giá trị trong dự án Agile (ROI, NPV, IRR, Payback)
  • Phân loại ưu tiên giá trị theo khách hàng
  • Các kỹ thuật phân loại ưu tiên (Moscow, monopoly, 100 point, dot voting, Kano, etc.)
  • Quản lý giá trị thu được EVM
  • Quản lý rủi ro trong dự án Agile
  • Các bước sử dụng Prioritized Product Backlog trong quản lý rủi ro
  • Câu hỏi tình huống 3
Chuyên đề 4: Khởi tạo dự án Agile và quản lý các bên liên quan

 

  • Các quy trình thiết lập
  • Tạo tầm nhìn dự án
  • Xác định Scrum Master và bên liên quan
  • Thành lập nhóm Scrum Team
  • Tạo Epics, persona
  • Tạo prioritized product backlog
  • Collaboration Games
  • Tạo kế hoạch chuyển giao (Release Planning)
  • Xác định độ dài vòng lặp Sprint
  • Thực hành: khởi tạo dự án agile và quản lý bên liên quan
  • Câu hỏi tình huống 4
Chuyên đề 5: Quản lý nhóm dự án Agile

 

  • Mô hình Bruce Tuckman
  • Phát triển nhóm dự án Agile
  • Tính chất của nhóm Agile
  • SHU-HA-RI
  • Truyền thông thẩm thấu
  • Tốc độ nhóm (velocity)
  • Các phương diện phát triển nhóm
  • Nhóm hiệu quả cao
  • Lãnh đạo phục vụ
  • Tạo động lực nhóm
  • Trí tuệ cảm xúc
  • Đào tạo và huấn luyện nhóm
  • Quản lý xung đột
  • Đàm phán
  • Quản lý nhóm từ xa
  • Bài tập tình huống 5
Chuyên đề 6: Lập kế hoạch trong Agile

 

  • Lập kế hoạch trong agile so với truyền thống
  • Kế hoạch chuyển giao và vòng lặp
  • Time boxing
  • Tạo câu chuyện người dùng (Create User Stories)
  • Ước tính câu chuyện người dùng (Estimate User Stories)
  • Cam kết câu chuyện người dùng (commit User Stories)
  • Xác định công việc (Identify tasks)
  • Ước tính công việc (Estimate tasks)
  • Tạo Sprint Backlog
  • Quản lý sự thay đổi trong dự án Agile
  • Thực hành: Lập kế hoạch trong Agile
  • Bài tập tình huống 6
Chuyên đề 7: Hiện thực, rà soát dự án Agile

 

  • Tạo kết quả dự án (deliverables)
  • Triển khai họp daily standup meeting
  • Điều chỉnh Groom Prioritized Sprint Backlog
  • Trình bày và đánh giá cho Sprint
  • Hồi tưởng và bài học kinh nghiệm cho Sprint
  • Tạo Scrum project timeline
  • Phát hiện và giải quyết vấn đề
  • Các kỹ thuật phân tích vấn đề
  • Risk Burndown Chart
  • Bài tập tình huống 7
Chuyên đề 8: Cải tiến liên tục và chuyển giao kết quả

 

  • Quản lý chất lượng
  • Cải tiến liên tục
  • Kaizen
  • Tùy chỉnh quy trình
  • Value Stream Mapping
  • Retrospective và quy trình thực hiện
  • Chuyển giao kết quả
  • Hồi tưởng dự án
  • Bài tập tình huống 8
Chuyên đề 9: Các thực hành khác trong Agile

 

  • Scaling Scrum
  • Chương trình, danh mục
  • Sử dụng Scrum cho dự án lớn
  • Sử dụng Scrum cho toàn doanh nghiệp
  • Chuyển dịch văn hóa Agile trong tổ chức
  • Lean Kanban Software development
  • Extreme Programming
  • Test Driven Development
  • Dynamic Systems Development Methods (DSDM)
  • Crystal Methodologies
  • Feature Driven Development
  • Bài tập tình huống 9

 


KHÓA HỌC KHÁC

1. Tại sao nhà quản lý tại Việt Nam phải sở hữu kiến thức theo chuẩn mực quốc tế?

Kiến thức theo chuẩn mực khác xa với kiến thức theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm và cảm tính không thể giải quyết và đáp ứng với sự thay đổi và phức tạp của công việc hiện tại. Chỉ có kiến thức chuẩn mực quốc tế được tổng hợp từ hàng nghìn chuyên gia, sự thành công của các tập đoàn, và kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp nhà quản lý tại Việt Nam có cách nhìn hệ thống, giải quyết vấn đề có trọng tâm, ra quyết định chính xác, tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả.

2. Chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® của FMIT® khác biệt như thế nào?

Chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® của FMIT® được xây dựng từ nền tảng các môn học trong chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế. Các môn học trong Giám đốc điều hành - CEO MASTER® là sự tổng hợp các chuẩn mực quốc tế hiện tại đang đào tạo tại FMIT®. Nhà quản lý sẽ có cơ hội tiếp cận một cách hệ thống các chuẩn mực quản lý trên thế giới để hình hành và phát triển năng lực bản thân một cách hệ thống.

3. Mục tiêu chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® nhằm tạo ra giá trị gì?

Giám đốc điều hành - CEO MASTER® là chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế chú trọng nhiều đến thực hành bằng cách vận dụng những chuẩn mực quốc tế vào trong thực tế. Nội dung của Giám đốc điều hành - CEO MASTER® là tổng hợp của những chuẩn mực hàng đầu thế giới về mỗi lĩnh vực (như quản lý dự án của PMI®, kiểm soát nội bộ của COSO®, chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®, quản lý tài chính IIA®,…).

4. Phương pháp đào tạo Giám đốc điều hành - CEO MASTER® là gì?

Giám đốc điều hành - CEO MASTER® được đào tạo thông qua thực hành thực tế, phân tích tình huống hiện tại của doanh nghiệp và thực hành xây dựng hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Bằng những công cụ biểu mẫu theo chuẩn, nhà quản lý sẽ được làm quen với cách xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực, bỏ qua cách thực hiện theo kinh nghiệm và cảm tính, giúp hệ thống chuyên nghiệp và hiệu quả.

5. Nhà quản lý cần những kỹ năng gì?

Nhà quản lý cần 3 nhóm kỹ năng: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý. Trong đó, khi hệ thống càng lớn thì kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn. Chương trình chú trọng vào xây dựng kỹ năng lãnh đạo làm việc với con người, và kỹ năng quản lý để xây dựng hệ thống một cách chuyên nghiệp. Với những môn học quan trọng cần thiết cho nhà quản lý được đưa vào chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® , người học sẽ hình thành một khung hệ thống sẵn sàng cho công tác quản lý điều hành tổ chức.

6. Chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® phù hợp cho những đối tượng nào?

Chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® bao gồm những môn học cần thiết cho quản lý cấp cao, Giám đốc điều hành nâng cao, giám đốc khối, trưởng phòng ban chức năng,… Tất cả họ đều cần các kiến thức quản lý một cách hệ thống và bài bản để có thể hoàn thành vai trò quản lý chuyên nghiệp.

7. Tại sao phải quản lý bằng hệ thống mà không là kinh nghiệm?

Quản lý bằng kinh nghiệm chỉ phù hợp với tổ chức nhỏ, người quản lý đã quen với công việc. Tuy nhiên hiện tại, tốc độ thay đổi của xã hội nhanh hơn bao giờ hết, việc sử dụng kinh nghiệm quản lý sẽ tạo áp lực cho người quản lý, nhiều sai sót, và ra quyết định dễ nhầm lẫn. Quản lý bằng cách xây dựng một hệ thống chuyên nghiệp sẽ giúp nhà quản lý chủ động và chuyên nghiệp hơn, giảm những quyết định sai lầm và tăng tính hợp tác trong toàn tổ chức.

8. Học viên đã tham gia tại FMIT bao gồm những ai?

Đã có hàng trăm công ty, tập đoàn lớn nhỏ khác nhau đã trải nghiệm khóa học tại FMIT (tham khảo danh mục khách hàng tại website www.fmit.vn).


KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO MASTER®

KHÓA HỌC TÊN MÔN HỌC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO MASTER®

(ghi chú: các môn có thể được học độc lập và không cần theo thứ tự. Học viên được lựa chọn 5 trong 8 môn để hoàn thành chương trình.)

Quản lý dự án

15/06/2024

Thứ 7, chủ nhật
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45

hoặc

Tối 2,4,6
18:30 - 21:30

 

 

10 buổi  Live-training + trực tiếp
Agile scrum expert 06/05/2024 10 buổi  Live-training
Quản lý chuỗi cung ứng 09/06/2024 10 buổi  Live-training + trực tiếp
Quản trị rủi ro & KSNB 18/05/2024 08 buổi  Live-training + trực tiếp
Quản trị chiến lược 24/08/2024 06 buổi  Live-training
Kế toán quản trị 01/06/2024 08 buổi  Live-training
Tư duy lãnh đạo hiện đại 01/06/2024 06 buổi  Live-training 
Quản lý nhân sự 14/12/2024 06 buổi  Live-training

Học phí: 28.000.000 VND

  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt).
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

Đối với hình thức đào tạo Live-training: Học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viên và giảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhóm và hỏi đáp với giảng viên và lớp học.

Ưu đãi:

  • Ưu đãi giảm 3% khi thanh toán học phí trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
  • Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
  • Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.

KHÓA HỌC KHÁC

KỶ YẾU CEO MASTER VINH DANH

Tại FMIT, chúng tôi luôn trân trọng và biểu dương thành tích của những người xuất sắc. Vượt qua tất cả những môn trong chương trình CEO MASTER bao gồm các chuẩn mực quốc tế như PMI, COSO, SCOR, GINI, ICI, v.v những học viên tốt nghiệp chương trình này xứng đáng được VINH DANH trong kỷ yếu “CEO MASTER VINH DANH” của FMIT.

The accomplishments of exceptional individuals are constantly appreciated and honored at FMIT. The CEO MASTER program's alumni merit to be recognized in the yearbook "CEO MASTER HORNORED" by FMIT since they successfully completed all of the program's courses, including worldwide standards like PMI, COSO, SCOR, GINI, and ICI.

Chúng tôi tin rằng, học viên CEO MASTER đã được trang bị đầy đủ với những kiến thức cập nhật mới nhất, hiện đại nhất, hệ thống nhất, đủ tự tin đảm nhận các vai trò lãnh đạo, dẫn dắt phát triển tổ chức của họ phát triển trong thời đại kinh tế toàn cầu mới. Dưới đây là danh sách những người được VINH DANH đầy trân trọng tại VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ FMIT.

We believe that CEO Master Leaners are completely prepared with the most current, cutting-edge, system thinking and are self-assured enough to assume leadership roles and drive the growth of their enterprises. In the modern period of the world economy, they prosper. The FMIT International Training Institute has received the following honors.

6 + 5 =
 

Gửi ý kiến

15 Bình luận
Gửi bình luận
6 + 5 =
  • HỒ PHẠM PHƯƠNG QUỲNH - PHÓ GIÁM ĐỐC TẠI CÔNG TY TNHH FC STANDARK LOGISTICS VIỆT NAM

    Trải nghiệm của tôi về chương trình đào tạo, giảng dạy của Viện FMIT thật đa dạng, nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm được các giảng viên truyền đạt rất sát sao và rõ nét. Bên cạnh đó, đội ngũ take care học viên cũng rất chuyên nghiệp và thân thiện. Cảm ơn rất nhiều!

    10-04-2024 09:33:31

    Fmit.vn trả lời

    17-04-2024 10:08:46

  • PHẠM TRẦN HÒA HIỆP - Trưởng Ban Quản trị Tổng hợp Tổng công ty Sonadezi, Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi An Bình, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Sonadezi

    Sau khóa học, tôi nghĩ rằng đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cập nhật mới nhất, hiện đại nhất, hệ thống nhất, từ đó đủ tự tin đảm nhận các vai trò quản lý, lãnh đạo, dẫn dắt các nhân viên và các công ty thuộc quyền trong thời đại kinh tế toàn cầu mới.

    09-04-2024 11:56:28

    Fmit.vn trả lời

    17-04-2024 10:08:36

  • Lam

    Tôi muốn học các mục 1, 5,6,7 thôi được ko? Or 5,6,7 thôi dược ko?

    08-12-2020 10:04:40

    Fmit.vn trả lời

    Chào chị Lam,

    Cám ơn chị đã quan tâm đến chương trình Giám đốc điều hành – CEO MASTER® tại FMIT. Chương trình bao gồm 5 môn học bắt buộc và 2 môn học tự chọn. Trong trường hợp chị muốn học một số môn như đã đề cập, FMIT vẫn hỗ trợ chị nhé.

    Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, chị vui lòng liên hệ với Ban tư vấn FMIT để được hỗ trợ tốt nhất.

    19-01-2021 11:43:48

  • Le Ngoc Quynh

    Mình tìm hiểu khoa học ceo master

    01-10-2020 12:54:20

    Fmit.vn trả lời

    Chào chị Quỳnh,

    Cám ơn chị đã quan tâm đến chương trình Giám đốc điều hành – CEO MASTER® tại FMIT. Thông tin chi tiết chương trình học, chị tham khảo bên dưới nhé:

    KHÓA HỌC KHU VỰC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG HỌC PHÍ (VND) *
    GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO MASTER® TP. HCM 31/10/2020 Thứ 7, chủ nhật
    Sáng: 08:30 - 12:00
    Chiều: 13:30 - 17:00
    47 buổi
    =149 giờ
    34.000.000
    14/11/2020
    Hà Nội 14/11/2020 Thứ 7, chủ nhật
    Sáng: 08:30 - 12:00
    Chiều: 13:30 - 17:00
    44 buổi
    = 149 giờ
     
    05/12/2020

    Nội dung chương trình CEO MASTER®, chị xem tại đây: https://fmit.vn/giam-doc-dieu-hanh#noi-dung-khoa-hoc

    •  

    31-10-2020 08:54:49

  • Tran Thi Thanh xuan

    em đang b đầu tìm hiểu và học , vậy thời gian học là bao lâu

    10-06-2020 11:38:57

    Fmit.vn trả lời

    Chào chị Thanh Xuân,

    Cám ơn chị đã quan tâm đến chương trình Giám Đốc Điều Hành tại FMIT. Thời gian học là

    1. TP.HCM: 52 buổi (= 172 giờ)
    2. Hà Nội: 48 buổi (= 172 giờ)

    Để tham khảo nội dung chương trình, chị xem chi tiết tại đây: https://fmit.vn/giam-doc-dieu-hanh#noi-dung-khoa-hoc

    06-07-2020 16:18:33

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo