VIỆN FMIT® - ĐỐI TÁC ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN KIỂM TOÁN NỘI BỘ IIA® TẠI VIỆT NAM
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có đủ trình độ, kỹ năng theo chuẩn mực quốc tế phục vụ công tác kiểm toán nội bộ tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, FMIT® đã phối hợp cùng Học viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, IIA® tổ chức chương trình đào tạo kiểm toán nội bộ theo chuẩn quốc tế IIA® tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo Kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp tại FMIT® được kiểm soát và thống nhất chất lượng đào tạo với các đối tác đào tạo của IIA® trên toàn thế giới. Giá trị các kiến thức đạt được trong chương trình rất cần thiết và mang tính chuẩn mực cao trong việc ứng dụng triển khai công tác kiểm toán nội bộ tại các tập đoàn, công ty, tổ chức. Các kiến thức trong chương trình này cũng là nền tảng và cần thiết cho những người muốn đạt chứng chỉ quốc tế CIA® chứng chỉ duy nhất về kiểm toán nội bộ được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
Kiểm toán nội bộ FMIT
HỌC VIỆN KIỂM TOÁN NỘI BỘ IIA®, HOA KỲ
Thành lập năm 1941, Học Viện Kiểm Toán Nội Bộ - IIA® là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, có trụ sở chính đặt tại Altamonte Springs, Florida, Hoa Kỳ. Hiện tại IIA® có hơn 185,000 thành viên trên toàn thế giới, với hơn 160 chapters nhằm hỗ trợ các thành viên trong việc kết nối; đào tạo; cấp chứng chỉ; hiểu chuẩn mực và hướng dẫn; nghiên cứu; phát triển chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp, …
VÌ SAO CẦN KIỂM TOÁN NỘI BỘ?
Ngày nay, với sự phát triển của các tổ chức, vai trò của Đánh giá/ Kiểm toán nội bộ ngày càng được đề cao và không thể thiếu đối với sự phát triển của bất kỳ tập đoàn nào. Đánh giá/Kiểm toán nội bộ không chỉ hiểu nghĩa hẹp là đánh giá về tài chính mà quan điểm trên thế giới đã mở rộng là đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đủ khả năng để đánh giá, phát hiện rủi ro, đề xuất kiểm soát, đề nghị cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.
Nếu như vai trò của Kiểm toán độc lập (external audit) tập trung chủ yếu vào quá khứ để đảm báo tính tuân thủ (compliance) và tin cậy của báo cáo tài chính thì vai trò của kiểm toán nội bộ (Internal audit) tập trung cả vào nhiệm vụ đảm bảo (assuarance) của hoạt động trong quá khứ mà còn mở rộng tư vấn (consulting) cho các hoạt động tổ chức trong tương lai như việc tư vấn tổ chức các chốt kiểm soát phù hợp cho những dự án/chương trình mới.
Vì thế, kiểm toán nội bộ cần các kiến thức chuẩn mực quốc tế chẳng những cho hoạt động kiểm toán mà còn các hoạt động khác trong toàn tổ chức như: quản lý hoạt động, chiến lược công ty, quản lý dự án, tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, lãnh đạo, nhân sự, cơ cấu tổ chức,…nhằm phục vụ cho công tác đánh giá và tư vấn của mình.
IIA® – Học viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó. Bằng khung năng lực dành cho kiểm toán, IIA đã cung cấp một cách hệ thống và đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng, công cụ, phương pháp làm việc cho các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ.
KHÓA HỌC KIỂM TOÁN NỘI BỘ THEO CHUẨN QUỐC TẾ IIA®
Chương trình đào tạo kiểm toán nội bộ tại FMIT® dựa vào nội dung của chương trình đào tạo CIA® quốc tế và được thiết kế chú trọng vào việc kết hợp tinh túy giữa lý thuyết cốt lõi và chú trọng đến năng lực thực hành, vận dụng vào thực tế tại các doanh nghiệp và được thiết kế nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ FMIT
Chương trình tập trung vào 21 lĩnh vực kiến thức cần có của kiểm toán nội bộ theo khung năng lực của Học viện kiểm toán nội bộ IIA nhằm nâng cao năng lực ở 3 cấp độ bao gồm: mức độ nhận biết (general awareness), cấp độ ứng dụng (applied knowledge), và cấp độ chuyên gia (expert).
Kiểm toán nội bộ cần phát triển các kiến thức, kỹ năng, khả năng, và các thuộc tính cần thiết về kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Sự chuyên nghiệp (professionalism): năng lực cần thiết để thể hiện quyền hạn, sự tín nhiệm, hành vi đạo đức nghề nghiệp cần thiết của hoạt động kiểm toán nội bộ
- Năng lực thực hiện (performance): bao gồm các năng lực cần thiết để lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán theo các tiêu chuẩn
- Môi trường (environment): năng lực cần thiết để nhận diện và xử lý các rủi ro cụ thể trong ngành và môi trường mà tổ chức đang hoạt động
- Lãnh đạo và truyền thông (leadership & communication): năng lực cần thiết để đưa ra các định hướng chiến lược, truyền thông một cách hiệu quả, duy trì mối quan hệ, và quản lý nhân sự cũng như các quy trình của kiểm toán nội bộ.
Chương trình kiểm toán nội bộ được Viện FMIT® xây dựng dành cho Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp muốn trang bị kiến thức chuẩn quốc tế, nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế trên cơ sở tư duy quản lý hiện đại và trang bị những kỹ năng cần thiết nhằm đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý và nâng cao năng lực quản lý của mình, đưa doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Các chuyên viên Kiểm toán nội bộ Việt Nam hơn bao giờ hết cần được trang bị các phương pháp quản trị tiên tiến, các chuẩn mực quản trị toàn cầu để đánh giá và tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả, gắn kết, tập trung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được mục tiêu của tổ chức.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Chương trình này phù hợp với những đối tượng sau:
- Bộ phận kiểm toán nội bộ
- Bộ phận kiểm soát nội bộ
- Bộ phận quản trị rủi ro
- Bộ phận kiểm soát tuân thủ
- Ủy ban kiểm toán
- Ủy ban rủi ro
- Học viên luyện thi chứng chỉ quốc tế CIA
- Những người quan tâm đến kiểm toán nội bộ/đánh giá nội bộ chuyên sâu.
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
- Khóa học kết hợp giữa lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế và vận dụng vào trong ngữ cảnh của doanh nghiệp.
- Trang bị đầy đủ và toàn diện các lĩnh vực kiến thức theo khung năng lực kiểm toán quốc tế của IIA
- Học viên được thực hành trên các bài tập tình huống phong phú nhằm có được năng lực vận dụng và am hiểu sâu sắc về kiến thức lý thuyết được áp dụng trong thực tiễn.
- Giảng viên sẽ nêu hệ thống phương pháp luận, người học chọn tình huống thực tế và trao đổi dựa trên cơ sở phối hợp giữa phương pháp luận và tình huống nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
- Học viên thực hành trên hệ thống ngân hàng câu hỏi nhằm tăng khả năng giải quyết tình huống theo chuẩn mực quốc tế, chuẩn bị kiến thức nền tảng để tiếp tục tham gia kỳ thi chứng chỉ quốc tế CIA®.
LỢI ÍCH CHƯƠNG TRÌNH
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên sẽ nắm được:
- Chuẩn mực thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên các kiến thức chuẩn quốc tế
- Có được khả năng ứng dụng thực tiễn thông qua vận dụng các nguyên tắc kiểm toán và thực tế
- Có được kiến thức nền tảng sẵn sàng cho việc luyện thi chứng chỉ quốc tế CIA®
- Nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị gia tăng cho tổ chức
CHỨNG NHẬN KẾT THÚC KHÓA HỌC
- Hoàn thành chương trình và vượt qua kỳ thi cuối khóa, học viên được Viện FMIT® cấp chứng nhận chuyên gia "Certified Internal Audit Professional".
KHÓA HỌC KHÁC
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Chuyên đề |
Chi tiết |
Chuyên đề 1:
Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ |
- Mô tả mục đích, thẩm quyền, và trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ; phân biệt được các dịch vụ đảm bảo và tư vấn
- Thể hiện năng lực để triển khai cả dịch vụ đảm bảo và tư vấn phù hợp với chuẩn mực.
- Rà soát các hoạt động kiểm toán nội bộ để triển khai cả dịch vụ tư vấn hoặc đảm bảo để tăng giá trị và cải tiến hoạt động cho tổ chức
|
Chuyên đề 2:
Điều lệ kiểm toán nội bộ |
- Mô tả mục đích của điều lệ kiểm toán nội bộ; nhận diện các thành phần cần thiết của điều lệ kiểm toán nội bộ, theo chuẩn mực
- Chuẩn bị điều lệ kiểm toán nội bộ phù hợp với chuẩn mực, và nhận được sự phê duyệt từ hội đồng.
- Đánh giá và rà soát điều lệ kiểm toán nội bộ để đạt được sự phù hợp với chuẩn mực và có được kết quả theo thông lệ quốc tế.
|
Chuyên đề 3:
Độc lập tổ chức |
- Mô tả tầm quan trọng của sự độc lập với tổ chức trong hoạt động kiểm toán nội bộ; nhận ra được các thành phần ảnh hưởng đến sự độc lập.
- Phát hiện bất kỳ sự suy giảm nào có thể xảy ra với tính độc lập và tác động nếu có.
- Chỉ ra các khả năng suy giảm có thể đến tính độc lập của kiểm toán nội bộ nhằm có sự tuân thủ với tiêu chuẩn; báo cáo các tác động của sự suy giảm đang tồn tại.
|
Chuyên đề 4:
Khách quan cá nhân |
- Mô tả tầm quan trọng của tính khách quan của cá nhân; nhận ra các nhân tố có thể làm suy giảm, hoặc có vẻ suy giảm đến tính khách quan.
- Phát hiện và quản lý bất kỳ sự suy giảm thực sự nào đến tính khách quan của cá nhân; đánh giá và duy trì tính khách quan trong kiểm toán nội bộ
- Xây dựng và duy trì chính sách quản trị tính khách quan; đề xuất chiến lược để thúc đẩy tính khách quan.
|
Chuyên đề 5:
Hành vi đạo đức |
- Mô tả tầm quan trọng của quy tắc đạo đức về kiểm toán nội bộ; nhận ra các nguyên tắc về quy tắc đạo đức của IIA
- Thể hiện việc tuân thủ cá nhân với quy tắc đạo đức của IIA.
- Đánh giá việc tuân thủ các hoạt động kiểm toán nội bộ với quy tắc đạo đức của IIA; đề xuất chiến lược để duy trì và thúc đẩy chuẩn mực đạo đức cao nhất cho nhân viên kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ.
|
Chuyên đề 6:
Trách nhiệm nghề nghiệp |
- Mô tả trách nhiệm nghề nghiệp
- Thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp
- Đánh giá và nhận xét được về việc ứng dụng trách nhiệm nghề nghiệp
|
Chuyên đề 7:
Phát triền nghề nghiệp |
- Nhận ra các kiến thức, kỹ năng, và năng lực cần thiết để hoàn thành được trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ và nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục
- Thể hiện năng lực kiểm toán nội bộ thông qua việc phát triển nghề nghiệp liên tục.
- Đánh giá năng lực cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ; thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp.
|
Chuyên đề 8:
Quản lý và lập kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ |
- Nhận diện tầm quan trọng của việc phù hợp kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ với chiến lược của tổ chức
- Tạo ra kế hoạch kiểm toán nội bộ phù hợp với chiến lược, hồ sơ rủi ro, và chiến lược quản trị rủi ro của tổ chức; tạo ra được ngân sách hiệu quả cho hoạt động kiểm toán nội bộ
- Đánh giá kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ; đánh giá và đề xuất cải tiến với ngân sách cho hoạt động kiểm toán nội bộ
- Phân biệt được vai trò kiểm toán khác nhau, bao gồm giám sát thực hiện và CAE
- Quản lý nhân sự kiểm toán nội bộ (bao gồm tuyển dụng, phát triển, tạo động lực, quản lý xung đột, xây dựng nhóm, ủy quyền, giữ chân nhân tài, và kế hoạch thành công); tạo ra chính sách và thủ tục để quản lý các hoạt động kiểm toán nội bộ
- Đánh giá việc quản lý tài năng của các hoạt động kiểm toán nội bộ; đánh giá chính sách, thủ tục, và hoạt động hành chính của hoạt động kiểm toán nội bộ
- Nhận ra các hoạt động chính trong việc giám sát thực hiện kiểm toán
- Giám sát thực hiện kiểm toán
- Đánh giá hoạt động giám sát thực hiện kiểm toán để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ
|
Chuyên đề 9:
Kế hoạch kiểm toán và phối hợp hoạt động đảm bảo |
- Nhận ra được các nguồn lực trong các chương trình thực hiện kiểm toán, bao gồm xu thể ngành và rủi ro nổi bật
- Triển khai đánh giá rủi ro, phân loại ưu tiên các chương trình, xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, và đạt được sự phê duyệt của hội đồng
- Đánh giá và rà soát kế hoạch kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro để đáp ứng nhu cầu tiến bộ của tổ chức
- Mô tả sự phối hợp công việc với kiểm toán độc lập, các cơ quan ban ngành, và chức năng đảm bảo khác.
- Tạo ra được 1 bản đồ đảm bảo rủi ro
- Phối hợp công việc với các bên cung cấp khác để đảm bảo phạm vi đầy đủ và giảm trùng lắp.
|
Chuyên đề 10:
Chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng |
- Mô tả yêu cầu của chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng
- Lập tiến độ và hoàn thành việc đánh giá chất lượng trong và ngoài để đáp ứng yêu cầu và báo cáo kết quả này.
- Đánh giá các thực hành cải tiến và đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ và đánh giá việc tuân thủ với các tiêu chuẩn.
- Nhận ra các vấn đề phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn nghề kiểm toán nội bộ
- Nói ra được các vấn đề về sự phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn.
- Đánh giá việc nêu ra vấn đề tuân thủ hay không với tiêu chuẩn về các hoạt động kiểm toán nội bộ.
|
Chuyên đề 11:
Quản trị tổ chức |
- Mô tả khái niệm về quản trị tổ chức
- Phát hiện các rủi ro liên quan đến các chính sách, quy trình, và cấu trúc về quản trị của tổ chức
- Đề xuất cải tiến cho các chính sách, quy trình, và cấu trúc quản trị của tổ chức
|
Chuyên đề 12:
Quản lý rủi ro |
- Mô tả khái niệm nền tảng về rủi ro và quản lý rủi ro; mô tả được khung quản lý rủi ro
- Sử dụng khung quản lý rủi ro để nhận diện các mối nguy; xem xét sự đầy đủ của quản lý rủi ro trong quy trình và các bộ phận.
- Nhận xét được các phương pháp đang áp dụng để đánh giá sự đầy đủ của nhận diện và quản lý rủi ro
|
Chuyên đề 13:
Kiểm soát nội bộ |
- Nhận biết các loại kiểm soát
- Sử dụng được khung kiểm soát nội bộ để xem xét tính đầy đủ và hiệu quả của các kiểm soát nội bộ
- Đánh giá và đề xuất các cải tiến về khung kiểm soát nội bộ của tổ chức; đánh giá việc hiện thực khung kiểm soát nội bộ trong tổ chức
|
Chuyên đề 14:
Lập kế hoạch kiểm toán |
- Mô tả mục đích của việc thực hiện đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch dịch vụ kiểm toán và các bước tiến hành
- Hoàn thành bảng đánh giá rủi ro chi tiết, bao gồm liệt kê các rủi ro và kiểm soát chính
- Nhận xét được quy trình đánh giá rủi ro trong dịch vụ kiểm toán.
- Mô tả được mục đích của chương trình làm việc kiểm toán và các thành phần chính
- Chuẩn bị 1 chương trình làm việc thực hiện kiểm toán
- Đánh giá chương trình làm việc thực hiện kiểm toán
- Mô tả được các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch nguồn nhân lực và nguồn lực để kiểm toán
- Xác định nhân sự và nguồn lực cần cho chương trình kiểm toán
- Đánh giá được nhân sự tham gia và nguồn lực trong chương trình kiểm toán
|
Chuyên đề 15:
Triển khai kiểm toán thực địa |
- Mô tả được mục đích của khảo sát sơ bộ về lĩnh vực cần kiểm toán, danh sách công việc, và bảng hỏi về rủi ro kiểm soát
- Thực hiện được khảo sát sơ bộ về lĩnh vực kiểm toán; tạo ra được danh sách và bảng hỏi về rủi ro kiểm soát; xem xét thông tin liên quan trong quá trình kiểm toán
- Đánh giá được các hoạt động thu thập thông tin trong kiểm toán
- Mô tả các phương pháp khác nhau về lấy mẫu, bao gồm ưu và nhược điểm của từng loại
- Áp dụng kỹ thuật lấy mẫu phù hợp
- Đánh giá được các hoạt động lấy mẫu trong kiểm toán
- Mô tả được mục đích, ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng kiểm toán có sự hỗ trơ của máy tính
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính
- Đánh giá việc sử dụng công cụ và kỹ thuật với sự hỗ trợ máy tính trong kiểm toán
- Mô tả được phân tích dữ liệu, quy trình phân tích dữ liệu, và ứng dụng về các phương pháp phân tích dữ liệu trong kiểm toán nội bộ
- Vận dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
- Đánh giá việc sử dụng phân tích dữ liệu trong kiểm toán nội bộ
- Nhận biết các nguồn chứng cứ có thể có
- Đánh giá được tính đầy đủ, tin cậy của nguồn chứng cứ
- Tạo ra hướng dẫn để đảm bảo chứng cứ có liên quan, đầy đủ, và tin cậy
- Mô tả được mục đích, ưu và nhược điểm của kỹ thuật vẽ quy trình
- Vận dụng các phương pháp phân tích và kỹ thuật vẽ bản đồ quy trình
- Đánh giá bản đồ quy trình của chương trình kiểm toán
- Mô tả được mục đích, ưu và nhược điểm của các kỹ thuật rà soát phân tích khác nhau
- Xác định và vận dụng được các kỹ thuật rà soát phân tích
- Đánh giá được các kỹ thuật rà soát phân tích được hiện thực trong quá trình kiểm toán
- Mô tả tài liệu và các yêu cầu về hồ sơ làm việc
- Chuẩn bị tài liệu và các hồ sơ làm việc
- Đánh giá được các tài liệu của kiểm toán nội bộ
|
Chuyên đề 16:
Kết quả kiểm toán |
- Mô tả thành phần của chất lượng kiểm toán
- Mô tả truyền thông trong kiểm toán chất lượng, bao gồm truyền thông sơ bộ với khách hàng
- Đánh giá truyền thông cuộc kiểm toán
- Ghi nhận các thành phần trong kết luận kiểm toán
- Tóm tắt và tạo ra kết luận kiểm toán
- Đánh giá các kết luận kiểm toán
- Nhận ra được tầm quan trọng của việc cung cấp các đề xuất
- Tạo ra các đề xuất để nâng cao và bảo vệ giá trị cho tổ chức
- Đánh giá các đề xuất kiểm toán nội bộ
- Mô tả việc truyền thông chương trình kiểm toán và quy trình báo cáo, bao gồm báo cáo trung gian, hội nghị kết thúc, có được phản hồi của ban quản lý, quy trình phê duyệt báo cáo, và gửi báo cáo.
- Chuẩn bị các báo cáo trung gian, chuẩn bị báo cáo tổng kết, có được sự phê duyệt, và gửi đến các bên liên quan.
- Rà soát và phê duyệt các báo cáo kiểm toán; đề xuất phân phối báo cáo đến các bên liên quan.
- Mô tả được trách nhiệm của CAE trong việc nhận diện và đánh giá rủi ro còn lại và quy trình truyền thông rủi ro chấp nhận được của cấp quản lý
- Nhận ra được rủi ro còn lại
- Đánh giá tác động của rủi ro còn lại; truyền thông sự chấp nhận rủi ro còn lại của cấp quản lý đến quản lý cấp cao và hội đồng.
- Mô tả kết quả kiểm toán; mô tả mục đích của kế hoạch hành đồng của quản lý.
- Đánh giá kết quả kiểm toán; bao gồm kế hoạch hành động quản lý
- Đánh giá kết quả tập hợp của toàn bộ các chương trình kiểm toán thực hiện bởi hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Nhận biết được tầm quan trọng của việc giám sát và theo dõi kết quả kiểm toán được truyền thông đến ban quản lý và hội đồng
- Quản lý việc giám sát và theo dõi các kết quả kiểm toán được thực hiện và truyền thông đến ban quản lý và hội đồng
- Đánh giá việc giám sát và theo dõi được thực hiện bởi hoạt động kiểm toán nội bộ.
|
Chyên đề 17:
Gian lận |
- HIểu được các loại gian lận, rủi ro gian lận, và dấu hiệu gian lận
- Đánh giá khả năng gian lận và làm thế nào tổ chức có thể phát hiện và quản lý được rủi ro gian lân; đề xuất các kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện gian lận và đào tạo cải tiến năng lực quản lý gian lận trong tổ chức
- Vận dụng kiểm toán gian lận và các kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, làm giảm, và điều tra về gian lận
|
Chuyên đề 18:
Lập kế hoạch chiến lược tổ chức và quản lý |
- Nhận diện được rủi ro và hiện thực kiểm soát trong các cấu trúc tổ chức khác nhau
- Đánh giá được cấu trúc quản trị của tổ chức và tác động của cấu trúc và văn hóa đến môi trường kiểm soát và chiến lược quản lý rủi ro
- Đề xuất các cải tiến về môi trường kiểm soát chung và chiến lược quản lý rủi ro
- Mô tả được quy trình lập kế hoạch chiến lược
- Phân tích được quy trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức
- Đề xuất cải tiến đến quy trình chiến lược của tổ chức
- Mô tả kết quả thực hiện chung
- Xem xét việc đánh kết quả được sử dụng trong tổ chức
- Lựa chọn thước đo đánh giá kết quả phù hợp
- Giải thích được hành vi và kỹ thuật quản lý kết quả
- Xem xét hành vi tổ chức hiện tại và các kỹ thuật quản lý kết quả
- Đề xuất kỹ thuật quản lý kết quả và hành vi tổ chức phù hợp
- Mô tả được tính đầy đủ của ban quản lý để lãnh đạo và tạo sự cam kết trong tổ chức
- Xem xét hiệu quả quản lý trong việc lãnh đạo và xây dựng sự cam kết
- Đề xuất các hành động để cải tiến phương pháp của ban quản lý về lãnh đạo và tạo sự cam kết trong tổ chức.
|
Chuyên đề 19:
Các quy trình quản lý chung |
- Mô tả rủi ro và hiện thực kiểm soát của các quy trình kinh doanh chung (nguồn lực, mua sắm, hợp đồng, phát triển sản phẩm, quản lý dự án, bán hàng, marketing, logistics, và thuê ngoài,v.v.)
- Xem xét được rủi ro và kiểm soát liên quan đến các quy trình của tổ chức
- Đề xuất các hành động để chỉ ra các rủi ro liên quan đến các quy trình kinh doanh của tổ chức.
|
Chuyên đề 20:
An ninh, công nghệ thông tin |
- Mô tả các khái niệm cơ bản về phân tích dữ liệu và IT
- Vận dụng được phân tích dữ liệu và IT trong kiểm toán
- Đánh giá việc sử dụng phân tích dữ liệu và IT trong kiểm toán
- Mô tả các rủi ro khác nhau liên quan đến IT, an ninh thông tin, và bảo mật dữ liệu
- Nhận diện và đánh giá các rủi ro khác nhau liên quan đến IT, an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu
- Đề xuất các hành động để xử lý rủi ro IT, an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu.
- Nhận ra mục đich và ứng dụng của khung kiểm soát IT và các kiểm soát IT căn bản
- Vận dụng các khung kiểm soát về IT
- Đánh giá việc sử dụng khung IT
|
Chuyên đề 21:
Kế toán và tài chính nội bộ |
- Nhận diện các khái niệm và nguyên tắc quan trọng về kế toán quản trị và tài chính
- Triển khai được phân tích tài chính, xem xét và diễn giải được báo cáo tài chính
- Đánh giá sự chính xác báo cáo tài chính và cung cấp đảm bảo
|
KHÓA HỌC KHÁC
LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC
KHÓA HỌC |
NGÀY KHAI GIẢNG |
THỜI GIAN HỌC |
THỜI LƯỢNG |
HÌNH THỨC ĐÀO TẠO |
HỌC PHÍ (VND) |
Kiểm Toán Nội Bộ Theo Chuẩn Quốc Tế IIA® |
19/04/2025 |
Thứ 7 & Chủ nhật
Sáng: 08:15 – 11:45
Chiều: 13:15 – 16:45 |
12 buổi |
Live-training |
10.500.000 |
19/04/2025 |
Thứ 7 & Chủ nhật
Sáng: 08:15 – 11:45
Chiều: 13:15 – 16:45 |
12 buổi |
Trực tiếp Tại HCM |
11.500.000 |
Chính sách học lại |
Được học lại miễn phí 01 lần (theo hình thức live-training) trong vòng 01 năm kể từ ngày đăng ký. |
- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt)
- Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN
Đối với hình thức đào tạo Live-training: Học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viên và giảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhóm và hỏi đáp với giảng viên và lớp học.
Ưu đãi:
- Ưu đãi giảm 5% khi thanh toán học phí trước 30 ngày, hoặc ưu đãi giảm 3% trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
- Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
- Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.
- Giảm thêm 3% khi đăng ký nhóm 3 người trở lên.
KHÓA HỌC KHÁC
1. Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ khác nhau thế nào?
- Kiểm toán nội bộ (Internal Auditing) là hoạt động đánh giá độc lập khách quan đối với hệ thống quản lý để xem xét tính tuân thủ và phù hợp, từ đó đề xuất cải tiến hệ thống. Người thực hiện kiểm toán nội bộ gọi là đánh giá/kiểm toán viên (Internal Auditor). Kiểm toán nội bộ có vai trò tư vấn, đề xuất, đánh giá nhưng không tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành vai trò của mình, kiểm toán nội bộ cần am hiểu hệ thống quản lý, và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm soát nội bộ (Internal Control) là hệ thống được thiết kế nhằm giảm rủi ro cho hệ thống quản lý và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là trách nhiệm của CEO, các trưởng phòng ban, và toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Kiểm soát nội bộ là hệ thống không thể thiếu trong mọi tổ chức ở bất kỳ quy mô nào. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa trên những nguyên tắc và phương pháp cụ thể.
- Nhiều tổ chức hay nhầm lẫn giữa người thực hiện kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó thường hình thành những vị trí chồng chéo lẫn nhau và không hiệu quả. Các tổ chức cần xem xét lại mô hình tổ chức để sắp xếp một cách khoa học và phát huy vai trò của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.
2. Tại sao phải hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ?
- Để quản lý và kiểm soát tổ chức, ngoài việc trưởng các bộ phận sản xuất, dịch vụ, bán hàng, … chịu trách nhiệm kiểm soát công việc của mình, còn thêm các phòng ban liên quan đến chất lượng, an toàn, tài chính, tuân thủ,… hỗ trợ các chính sách, quy trình để tăng cường tính chuyên nghiệp. Các bộ phận này cùng phối hợp để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và được sử dụng như là một công cụ không thể thiếu trong tổ chức. Các phòng ban này trực thuộc điều hành và quản lý của CEO trong công ty.
- Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp, và rõ ràng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, Bộ phận Kiểm toán nội bộ được thành lập nhằm đánh giá độc lập, khách quan Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng bởi CEO và các phòng ban. Việc đánh giá này nhằm kiểm tra tính tuân thủ, rà soát phát hiện các điểm yếu, các nguy cơ, và đề xuất cải tiến.
- Kiểm toán nội bộ hiện tại được các tập đoàn và công ty lớn xem như là công cụ hiệu quả nhằm ngăn ngừa sai phạm và cung cấp cơ sở hợp lý cho việc phát triển của tổ chức.
3. Kiểm toán nội bộ cần trang bị kiến thức gì?
- Thuật ngữ Kiểm toán nội bộ được dịch từ tiếng Anh (Internal Auditor) có nghĩa là đánh giá/kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên kiểm toán (Audit) không hiểu ở nghĩa hẹp chỉ là xem xét đánh giá về tài chính kế toán mà cần hiểu ở nghĩa rộng hơn là toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý bao gồm: sản xuất, tài chính, tuân thủ, an ninh, thông tin…
- Kiểm toán nội bộ hiện đại cần trang bị kiến thức đầy đủ về hệ thống quản lý chứ không dừng lại ở kế toán, tài chính. Kiến thức cần có của kiểm toán nội bộ phải phù hợp với phương pháp quản trị mà tổ chức đó đang sử dụng.
4. Hệ thống quản lý tại các tập đoàn và công ty lớn khác biệt thế nào?
- Tại các tập đoàn và công ty lớn, vì bản chất công việc phức tạp và nhiều ràng buộc, các tổ chức này thường phải áp dụng các chuẩn mực quản trị để có thể giải quyết các bài toán của tổ chức. Chuẩn mực quản trị khác với cách quản lý cảm tính, hoặc kinh nghiệm.
- Để thực hiện đúng và đủ vai trò của kiểm toán nội bộ tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, Kiểm toán nội bộ cần am hiểu các chuẩn mực quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trên thế giới, từ đó làm nền tảng và cơ sở để am hiểu tổ chức và cải tiến phù hợp.
5. Chương trình Kiểm toán nội bộ của FMIT® khác biệt như thế nào?
Chương trình Kiểm toán nội bộ của FMIT® được xây dựng từ nền tảng các môn học trong chương trình hợp tác với Học viện kiểm toán nội bộ IIA®, Hoa Kỳ. Các môn học trong Kiểm toán nội bộ là sự tổng hợp các chuẩn mực quốc tế hiện tại đang đào tạo tại FMIT®. Đánh giá/Kiểm toán nội bộ có cơ hội tiếp cận một cách có hệ thống các chuẩn mực quản lý trên thế giới để hình hành và phát triển năng lực bản thân một cách hệ thống.
6. Tại sao phải quản lý bằng hệ thống mà không là kinh nghiệm?
Quản lý bằng kinh nghiệm chỉ phù hợp với tổ chức nhỏ, người quản lý đã quen với công việc. Tuy nhiên hiện tại, tốc độ thay đổi của xã hội nhanh hơn bao giờ hết, việc sử dụng kinh nghiệm quản lý sẽ tạo áp lực cho người quản lý, nhiều sai sót, và ra quyết định dễ nhầm lẫn. Quản lý bằng cách xây dựng một hệ thống chuyên nghiệp sẽ giúp nhà quản lý chủ động và chuyên nghiệp hơn, giảm những quyết định sai lầm và tăng tính hợp tác trong toàn tổ chức.
7. Tại sao kiểm toán nội bộ phải am hiểu hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế?
- Với trào lưu sử dụng đánh giá/kiểm toán nội bộ như là công cụ để tăng cường tính hiệu quả, minh bạch trong các tập đoàn và công ty đại chúng, vai trò và công việc kiểm toán nội bộ ngày càng trở nên quan trọng.
- Kiểm toán nội bộ cần trang bị các kiến thức theo chuẩn mực quốc tế để làm nền tảng đối sánh (benchmarking) khi tiến hành đánh giá và cải tiến hệ thống quản trị. Cơ sở các chuẩn mực quốc tế chính là thước đo quan trọng và không thể thiếu đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ, từ đó đề xuất và cải tiến tổ chức.
8. Học viên đã tham gia tại FMIT bao gồm những ai?
Đã có hàng trăm công ty, tập đoàn lớn nhỏ khác nhau đã trải nghiệm khóa học tại FMIT® (tham khảo danh mục khách hàng tại website www.fmit.vn).
KHÓA HỌC KHÁC
TRẦN TUẤN ANH - PHÓ PHÒNG KIỂM TOÁN MLKD TẠI NGÂN HÀNG ACB
Tôi cảm thấy rất hài lòng và không uổng công khi tham gia khóa đào tạo tại FMIT. Với sự nhiệt tình của đội ngũ hỗ trợ cùng sự tâm huyết của Thầy Tùng đã truyền đạt cho tôi thêm kiến thức mới và bổ ích, dễ dàng áp dụng vào thực tế. Cảm ơn các Thầy/Cô và các bạn tại FMIT. Với cá nhân tôi: “Đầu tư cho học hành chính là đầu tư dài hạn và không bao giờ là sai”.
06-06-2024 11:22:32
Fmit.vn trả lời
https://fmit.vn/tin-tuc/fmit-vinh-danh-anh-tran-tuan-anh-dat-thanh-tich-xuat-sac-nhat-khoa-kiem-toan-noi-bo-iaf35
14-06-2024 14:48:47
NGUYỄN THU DUNG - TRƯỞNG BỘ PHẬN KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB
Việc nhận được học bổng của Viện FMIT đã tạo cho tôi nhiều động lực, một giá trị thiết thực về mặt tin thần, tạo tiền lệ và khuyến khích, thúc đẩy tôi tiếp tục học tập,nghiên cứu để vươn lên, hướng tới những ước mơ cao cả hơn trên con đường chinh phục tri thức, nâng cao giá trị trong công việc ở tương lai. Tôi mong rằng việc trao các phần quà học bổng của Viện FMIT luôn luôn được duy trì và phát huy được thế mạnh cho các học viên tiếp tục nỗ lực, học tập chăm chỉ để gặt hái được nhiều thành công.
16-05-2024 16:06:38
Fmit.vn trả lời
https://fmit.vn/tin-tuc/fmit-vinh-danh-chi-nguyen-thu-dung-dat-thanh-tich-xuat-sac-nhat-khoa-kiem-toan-noi-bo-iaf35
14-06-2024 14:46:34
VŨ THỊ THU HƯỜNG - KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH HANOI STEEL CENTER
Tôi rất hài lòng với Khóa học KTNB. Tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, và có thể ứng dụng cho công việc của mình. Phong cách truyền đạt của thầy rất chuyên nghiệp, thông qua sơ đồ nên nó gần gũi và dễ hiểu giúp tôi nắm bắt được kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn. Cảm ơn thầy đã chia sẻ những tài liệu quý, các em quản lớp luôn nhiệt tình hỗ trợ học viên, môi trường học tập tích cực, sôi nổi và rất thú vị. Cảm ơn rất nhiều.
09-01-2024 14:51:16
Fmit.vn trả lời
https://fmit.vn/tin-tuc/fmit-vinh-danh-chi-vu-thi-thu-huong-dat-thanh-tich-xuat-sac-nhat-khoa-kiem-toan-noi-bo-iaf34
24-01-2024 14:21:30
NGUYỄN PHƯƠNG ANH - KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI TRỤ SỞ CHÍNH CỦA TỔ CHỨC VVOB
Khóa học thú vị và bổ ích cho công việc của tôi. Khóa học cho tôi một cái nhìn tổng quan về công tác kiểm toán nội bộ, đưa ra các định hướng để tôi có thể phát triển lĩnh vực này cho công ty. Giảng viên rất nhiệt tình, có hiểu biết sâu rộng từ lý thuyết đến thực tiễn. Thầy Nguyễn Thanh Tùng đã truyền nguồn cảm hứng rất lớn cho tôi để hoàn thành khóa học xuất sắc. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy cùng đội ngũ hỗ trợ khóa học.
02-11-2023 09:45:41
Fmit.vn trả lời
https://fmit.vn/tin-tuc/fmit-vinh-danh-chi-nguyen-phuong-anh-dat-thanh-tich-xuat-sac-nhat-khoa-kiem-toan-noi-bo-iaf32
24-01-2024 14:35:46
NGUYỄN THỊ THỦY
Tôi hiện làm công tác Kiểm soát tại một Tập đoàn đa ngành. Khóa học kiểm toán nội bộ nằm trong chương trình ôn chứng chỉ CIA của FMIT mà tôi đã đăng ký. Sau khóa học, tôi cảm thấy bản thân đã có lựa chọn đúng đắn khi đăng ký học tại FMIT. Tuy khóa học online nhưng khâu tổ chức của FMIT rất chu đáo. Người học được tương tác với Thầy và các bạn cùng lớp rất hiệu quả. Tôi rất biết ơn thầy Tùng và FMIT ạ.
17-05-2023 14:30:13
Fmit.vn trả lời
https://fmit.vn/tin-tuc/fmit-vinh-danh-chi-nguyen-thi-thuy-dat-thanh-tich-xuat-sac-nhat-khoa-kiem-toan-noi-bo-iaf30
21-06-2023 15:33:16