Giám đốc Kiểm toán nội bộ

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ CAE®

Ngày nay, với sự phát triển của các tổ chức, vai trò của Đánh giá/ Kiểm toán nội bộ ngày càng được đề cao và không thể thiếu đối với sự phát triển của bất kỳ tập đoàn nào. Đánh giá/Kiểm toán nội bộ không chỉ hiểu nghĩa hẹp là đánh giá về tài chính mà quan điểm trên thế giới đã mở rộng là đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đủ khả năng để đánh giá, phát hiện rủi ro, đề xuất kiểm soát, đề nghị cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.

Nếu như vai trò của Kiểm toán độc lập (external audit) tập trung chủ yếu vào quá khứ để đảm báo tính tuân thủ (compliance) và tin cậy của báo cáo tài chính thì vai trò của kiểm toán nội bộ (Internal audit) tập trung cả vào nhiệm vụ đảm bảo (assuarance) của hoạt động trong quá khứ mà còn mở rộng tư vấn (consulting) cho các hoạt động tổ chức trong tương lai như việc tư vấn tổ chức các chốt kiểm soát phù hợp cho những dự án/chương trình mới.

Vì thế, kiểm toán nội bộ cần các kiến thức chuẩn mực quốc tế chẳng những cho hoạt động kiểm toán mà còn các hoạt động khác trong toàn tổ chức như: quản lý hoạt động, chiến lược công ty, quản lý dự án, tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ, lãnh đạo, nhân sự, cơ cấu tổ chức,…nhằm phục vụ cho công tác đánh giá và tư vấn của mình.

Chương trình Giám Đốc Kiểm Toán Nội Bộ - (CAE Master® – Chief Audit Executive Master) của FMIT® được thiết kế dựa trên khung chương trình luyện thi chứng chỉ Kiểm toán nội bộ quốc tế CIA trong đó người học cần am hiểu các tiêu chuẩn quản trị được công nhận rộng rãi trên thế giới. 03 phần kiến thức quan trọng đó là: kiến thức về Quản trị, Rủi Ro, Kiểm soát GRC (Governance, Risk, and Control); kiến thức về triển khai chương trình kiểm toán thực tế; và các kiến thức cần thiết về hệ thống quản lý bao gồm: quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, BSC và KPI,...

Chương trình CAE Master® dành cho Giám đốc kiểm toán nội bộ được lựa chọn các môn học thiết thực nhất từ các chương trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng vào việc xây dựng hệ thống quản lý, kết hợp tinh túy giữa lý thuyết cốt lõi và chú trọng đến năng lực thực hành, vận dụng vào thực tế tại các doanh nghiệp và được thiết kế nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào việc phát triển kiến thức quản trị.

Chương trình CAE Master® được Viện FMIT® xây dựng dành cho các doanh nghiệp muốn trang bị kiến thức chuẩn quốc tế, nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế trên cơ sở tư duy quản lý hiện đại và trang bị những kỹ năng cần thiết nhằm đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý và nâng cao năng lực quản lý của mình, đưa doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Các Giám đốc kiểm toán nội bộ Việt Nam hơn bao giờ hết cần được trang bị các phương pháp quản trị tiên tiến, các chuẩn mực quản trị toàn cầu để đánh giá và tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả, gắn kết, tập trung nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được mục tiêu của tổ chức.

VIỆN FMIT® - ĐỐI TÁC ĐÀO TẠO CỦA IIA® TẠI VIỆT NAM

Thành lập năm 1941, Học Viện Kiểm Toán Nội Bộ - IIA® là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, có trụ sở chính đặt tại Altamonte Springs, Florida, Hoa Kỳ.

Hiện tại IIA® có hơn 185,000 thành viên trên toàn thế giới, với hơn 160 chapters nhằm hỗ trợ các thành viên trong việc kết nối; đào tạo; cấp chứng chỉ; hiểu chuẩn mực và hướng dẫn; nghiên cứu; phát triển chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp, …

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ
  • Trưởng kiểm toán nội bộ
  • Những người có tiềm năng trở thành Giám đốc kiểm toán nội bộ

LỢI ÍCH CHƯƠNG TRÌNH

  • Nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị gia tăng cho tổ chức
  • Trang bị kiến thức nền tảng cần có của một Giám đốc kiểm toán nội bộ
  • Có đủ kiến thức để tham gia khóa luyện thi chứng chỉ Kiểm toán nội bộ quốc tế CIA®

CHỨNG NHẬN KẾT THÚC KHÓA HỌC

  • Hoàn thành chương trình và thi đạt tất cả các môn học bắt buộc (6 trong số 7 môn) trong chương trình đào tạo, học viên được Viện FMIT® cấp chứng nhận chuyên gia "Chief Audit Executive Master".
  • Kết thúc mỗi môn học Học viên được yêu cầu cấp chứng nhận hoàn thành cho từng môn, có giá trị trong hệ thống của đối tác quốc tế theo từng môn.
  • Học viên có thể tiếp tục luyện thi lấy chứng chỉ quốc tế CIA®, PMP®, CICS®, CSCP®, GInI® theo nhu cầu cho từng môn trong chương trình đào tạo.

 


KHÓA HỌC KHÁC

NỘI DUNG CHI TIẾT TỪNG MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO CHUẨN QUỐC TẾ COSO®

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu quản trị rủi ro & kiểm soát nội bộ
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản lý
  • Giới thiệu mô hình kiểm soát nội bộ COSO
  • Giới thiệu khung quản lý rủi ro ISO 31000
  • Giới thiệu mô hình quản trị rủi ro COSO ERM
  • Mô hình 3 lớp kiểm soát
  • Bản chất của công việc kiểm toán GRC (Governance, Risk, Control) – quản trị, rủi ro, kiểm soát
  • Các thành phần và nguyên tắc của ERM
  • Case Study 1: Thiết lập khẩu vị (Appetite), mục tiêu, KPI, KRI, Tolerance, threshold, ..
  • Kiểm soát nội bộ
  • Các cấp độ kiểm soát
  • Các bước hiện thực hiện thống ERM
  • Tạo ra kế hoạch hướng dẫn triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản trị rủi ro –chiến lược rủi ro
Chuyên đề 2:
Quản trị, Văn Hóa Rủi Ro, Chiến lược tổ chức
  • Thiết lập môi trường
  • Các thuộc tính hàng đầu của môi trường
  • Quy tắc đạo đức và văn hóa quản trị rủi ro
  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi các loại chiến lược
  • Các loại chiến lược
  • Giá trị cạnh tranh
  • Các con đường chiến lược
  • Lãnh đạo và vai trò của CEO
  • Các phương pháp lãnh đạo
  • Quyền lực và ảnh hưởng
  • Tạo động lực
  • Hệ thống thưởng
  • Xây dựng niềm tin
  • Cấu trúc tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Năng lực nhân sự
  • Ủy quyền và truyền thông trách nhiệm
  • Phân quyền
  • Kiểm toán nội bộ
  • Quy trình hoạt động
  • Quản trị và các nguyên tắc quản trị
  • Vai trò chức năng các bộ phận trong quản trị rủi ro
  • Phòng quản trị rủi ro, Giám đốc quản trị rủi ro, hội đồng, CEO, Ủy ban rủi ro.
  • Case study 2: Bên liên quan và vai trò trách nhiệm trong hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 3:
Nhận diện rủi ro
  • Định nghĩa rủi ro
  • Viết đúng rủi ro
  • Các nhân tố dẫn đến rủi ro
  • Thu thập thông tin về rủi ro
  • Cách phân loại rủi ro
  • Rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài
  • Tạo danh mục rủi ro
  • Thu thập thông tin liên quan rủi ro
  • Phương pháp lập tài liệu rủi ro
  • Phương pháp nhận diện rủi ro
  • Thu thập thông tin
  • Phân tích giả định
  • Phân tích SWOT
  • Tạo danh mục
  • Phân tích nội bộ
  • Xác lập ngưỡng
  • Phỏng vấn
  • Phân tích lưu đồ
  • Phân tích chỉ số leading
  • Thu thập dữ liệu tổn thất
  • Sơ đồ rủi ro – risk map
  • Các loại rủi ro: chiến lược, quy trình, và hoạt động
  • Case study 3: thực hành về 7 kỹ thuật nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp
Chuyên đề 4:
Đánh giá rủi ro định tính
  • Mục tiêu đánh giá định tính
  • Đánh giá chất lượng dữ liệu
  • Định nghĩa xác suất, tác động
  • Đánh giá chứng cứ
  • Tính điểm rủi ro
  • Sắp hạng ưu tiên các rủi ro trong từng dự án/quy trình/chương trình
  • Sắp hạng rủi ro giữa các dự án/ quy trình
  • Ngưỡng rủi ro
  • Xem xét nguyên nhân chung
  • Xem xét ngoại lệ rủi ro
  • Case study 4: thực hành về đánh giá rủi ro định tính
Chuyên đề 5:
Đánh giá rủi ro định lượng
  • Mục tiêu phân tích định lượng
  • Tính xác suất
  • Tính tác động
  • Tính giá trị kỳ vọng EMV
  • Tính VAR
  • Phân phối tổn thất (loss distribution)
  • Kiểm tra lùi (back Testing)
  • Phân tích độ nhạy
  • Phân tích kịch bản
  • Cây quyết định,
  • Mô hình monte-carlo
  • Mô hình benchmark
  • Case study 5: thực hành về ứng dụng rủi ro định lượng
Chuyên đề 6:
Chiến lược xử lý rủi ro
  • Chiến lược xử lý rủi ro
  • Xử lý rủi ro tiêu cực
  • Xử lý rủi ro tích cực
  • Phương pháp lựa chọn chiến lược xử lý
  • Đánh giá tác động giữa các chiến lược
  • Xử lý rủi ro còn lại
  • Kế hoạch dự phòng
  • Rủi ro thứ cấp
  • Case study 6: Thực hành về xử lý rủi ro, xây dựng hồ sơ rủi ro.
Chuyên đề 7:
Kiểm soát và thiết kế kiểm soát
  • Quan hệ giữa rủi ro và kiểm soát
  • 2 phương pháp thiết kế kiểm soát
  • Các bước thiết kế kiểm soát
  • Độ mạnh kiểm soát
  • Các loại kiểm soát chung
  • Các công cụ kiểm soát
  • Biểu mẫu phân tích và lựa chọn kiểm soát
  • Kiểm soát cấp độ tổ chức – quy trình – và hoạt động
  • Kiểm soát chính và phụ
  • Kiểm soát phân theo chức năng
  • Kiểm soát thủ công – tự động
  • Kiểm soát cứng – mềm
  • Kiểm soát hệ thống IT
  • Vòng lặp kiểm soát dùng thiết kế và đánh giá
  • Đánh giá kiểm soát – tự đánh giá CSA (control Self-Assessment )
  • Ma trận rủi ro – kiểm soát Risk Control Matrix
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình nhân sự
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình mua hàng
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình marketing và bán hàng
  • Rủi ro và kiểm soát logistic
  • Rủi ro và kiểm soát quá trình thuê ngoài
  • Rủi ro và kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin
  • Case study 7: thực hành thiết kế và lựa chọn kiểm soát phù hợp
Chuyên đề 8:
Thông tin, truyền thông, và báo cáo
  • Xác định các bên liên quan và mức độ ảnh hưởng
  • Quy trình truyền thông
  • Dòng truyền thông
  • Phương pháp truyền thông
  • Các rào cản trong truyền thông
  • Quản lý xung đột
  • Quản lý sự mong đợi người liên quan
  • Xây dựng hệ thống truyền thông thông tin trong quản trị rủi ro
  • Báo cáo về kết quả, văn hóa rủi ro
  • Case study 8: xây dựng kế hoạch truyền thông và thông tin cho hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 9:
Đánh giá và giám sát hệ thống Quản trị rủi ro
  • Vòng lặp kiểm soát
  • Ma trận rủi ro kiểm soát
  • Các phương pháp đánh giá và cải tiến hệ thống quản tị rủi ro
  • Đánh giá thành phần Quản trị, văn hóa
  • Đánh giá thành phần chiến lược, và thiết lập mục tiêu
  • Đánh giá thành phần hiện thực
  • Đánh giá thành phần rà soát và cải tiến
  • Đánh giá thành phần truyền thông, thông tin và báo cáo
  • Case study 9: thực hành đánh giá khung quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Chuyên đề 10: Vận dụng và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát cho doanh nghiệp
  • Chọn đề tài
  • Xây dựng thành phần quản trị
  • Xây dựng khẩu vị rủi ro
  • Thiết lập mục tiêu và tolerance, KRI
  • Nhận diện rủi ro
  • Đánh giá và xử lý rủi ro
  • Lập hồ sơ rủi ro
  • Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ roadmap để triển khai dự án rủi ro trong doanh nghiệp.


2. KIỂM TOÁN NỘI BỘ THEO CHUẨN QUỐC TẾ IIA®

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ
  • Mô tả mục đích, thẩm quyền, và trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ; phân biệt được các dịch vụ đảm bảo và tư vấn
  • Thể hiện năng lực để triển khai cả dịch vụ đảm bảo và tư vấn phù hợp với chuẩn mực.
  • Rà soát các hoạt động kiểm toán nội bộ để triển khai cả dịch vụ tư vấn hoặc đảm bảo để tăng giá trị và cải tiến hoạt động cho tổ chức
Chuyên đề 2:
Điều lệ kiểm toán nội bộ
  • Mô tả mục đích của điều lệ kiểm toán nội bộ; nhận diện các thành phần cần thiết của điều lệ kiểm toán nội bộ, theo chuẩn mực
  • Chuẩn bị điều lệ kiểm toán nội bộ phù hợp với chuẩn mực, và nhận được sự phê duyệt từ hội đồng.
  • Đánh giá và rà soát điều lệ kiểm toán nội bộ để đạt được sự phù hợp với chuẩn mực và có được kết quả theo thông lệ quốc tế.
Chuyên đề 3:
Độc lập tổ chức
  • Mô tả tầm quan trọng của sự độc lập với tổ chức trong hoạt động kiểm toán nội bộ; nhận ra được các thành phần ảnh hưởng đến sự độc lập.
  • Phát hiện bất kỳ sự suy giảm nào có thể xảy ra với tính độc lập và tác động nếu có.
  • Chỉ ra các khả năng suy giảm có thể đến tính độc lập của kiểm toán nội bộ nhằm có sự tuân thủ với tiêu chuẩn; báo cáo các tác động của sự suy giảm đang tồn tại.
Chuyên đề 4:
Khách quan cá nhân
  • Mô tả tầm quan trọng của tính khách quan của cá nhân; nhận ra các nhân tố có thể làm suy giảm, hoặc có vẻ suy giảm đến tính khách quan.
  • Phát hiện và quản lý bất kỳ sự suy giảm thực sự nào đến tính khách quan của cá nhân;  đánh giá và duy trì tính khách quan trong kiểm toán nội bộ
  • Xây dựng và duy trì chính sách quản trị tính khách quan; đề xuất chiến lực để thúc đẩy tính khách quan.
Chuyên đề 5:
Hành vi đạo đức
  • Mô tả tầm quan trọng của quy tắc đạo đúc về kiểm toán nội bộ; nhận ra các nguyên tắc về quy tắc đạo đức của IIA
  • Thể hiện việc tuân thủ cá nhân với quy tắc đạo đức của IIA.
  • Đánh giá việc tuân thủ các hoạt động kiểm toán nội bộ với quy tắc đạo đức của IIA; đề xuất chiến lược để duy trì và thúc đẩy chuẩn mực đạo đức cao nhất cho nhân viên kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ.
Chuyên đề 6:
Trách nhiệm nghề nghiệp
  • Mô tả trách nhiệm nghề nghiệp
  • Thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp
  • Đánh giá và nhận xét được về việc ứng dụng trách nhiệm nghề nghiệp
Chuyên đề 7:
Phát triền nghề nghiệp
  • Nhận ra các kiến thức, kỹ năng, và năng lực cần thiết để hoàn thành được trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ và nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục
  • Thể hiện năng lực kiểm toán nội bộ thông qua việc phát triển nghề nghiệp liên tục.
  • Đánh giá năng lực cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ; thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp.
Chuyên đề 8:
Quản lý và lập kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ
  • Nhận diện tầm quan trọng của việc phù hợp kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ với chiến lược của tổ chức
  • Tạo ra kế hoạch kiểm toán nội bộ phù hợp với chiến lược, hồ sơ rủi ro, và chiến lược quản trị rủi ro của tổ chức; tạo ra được ngân sách hiệu quả cho hoạt động kiểm toán nội bộ
  • Đánh giá kế hoạch chiến lược kiểm toán nội bộ; đánh giá và đề xuất cải tiến với ngân sách cho hoạt động kiểm toán nội bộ
  • Phân biệt được vai trò kiểm toán khác nhau, bao gồm giám sát thực hiện và CAE
  • Quản lý nhân sự kiểm toán nội bộ (bao gồm tuyển dụng, phát triển, tạo động lực, quản lý xung đột, xây dựng nhóm, ủy quyền, giữ chân nhân tài, và kế hoạch thành công); tạ ra chính sách và thủ tục để quản lý các hoạt động kiểm toán nội bộ
  • Đánh giá việc quản lý tài năng của các hoạt động kiểm toán nội bộ; đánh giá chính sách, thủ tục, và hoạt động hành chính của hoạt động kiểm toán nội bộ
  • Nhận ra các hoạt động chính trong việc giám sát thực hiện kiểm toán
  • Giám sát thực hiện kiểm toán
  • Đánh giá hoạt động giám sát thực hiện kiểm toán để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ
Chuyên đề 9:
Kế hoạch kiểm toán và phối hợp hoạt động đảm bảo
  • Nhận ra được các nguồn lực trong các chương trình thực hiện kiểm toán, bao gồm xu thể ngành và rủi ro nổi bật
  • Triển khai đánh giá rủi ro, phân loại ưu tiên các chương trình, xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, và đạt được sự phê duyệt của hội đồng
  • Đánh giá và rà soát kế hoạch kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro để đáp ứng nhu cầu tiến bộ của tổ chức
  • Mô tả sự phối hợp công việc với kiểm toán độc lập, các cơ quan ban ngành, và chức năng đảm bảo khác.
  • Tạo ra được 1 bản đồ đảm bảo rủi ro
  • Phối hợp công việc với các bên cung cấp khác để đảm bảo phạm vi đầy đủ và giảm trùng lắp.
Chuyên đề 10:
Chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng
  • Mô tả yêu cầu của chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng
  • Lập tiến độ và hoàn thành việc đánh giá chất lượng trong và ngoài để đáp ứng yêu cầu và báo cáo kết quả này.
  • Đánh giá các thực hành cải tiến và đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ và đánh giá việc tuân thủ với các tiêu chuẩn.
  • Nhận ra các vấn đề phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn nghề kiểm toán nội bộ
  • Nói ra được các vấn đề về sự phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn.
  • Đánh giá việc nêu ra vấn đề tuân thủ hay không với tiêu chuẩn về các hoạt động kiểm toán nội bộ.
Chuyên đề 11:
Quản trị tổ chức
  • Mô tả khái niệm về quản trị tổ chức
  • Phát hiện các rủi ro liên quan đến các chính sách, quy trình, và cấu trúc về quản trị của tổ chức
  • Đề xuất cải tiến cho các chính sách, quy trình, và cấu trúc quản trị của tổ chức
Chuyên đề 12:
Quản lý rủi ro
  • Mô tả khái niệm nền tảng về rủi ro và quản lý rủi ro; mô tả được khung quản lý rủi ro
  • Sử dụng khung quản lý rủi ro để nhận diện các mối nguy; xem xét sự đầy đủ của quản lý rủi ro trong quy trình và các bộ phận.
  • Nhận xét được các phương pháp đang áp dụng để đánh giá sự đầy đủ của nhận diện và quản lý rủi ro
Chuyên đề 13:
Kiểm soát nội bộ
  • Nhận biết các loại kiểm soát
  • Sử dụng được khung kiểm soát nội bộ để xem xét tính đầy đủ và hiệu quả của các kiểm soát nội bộ
  • Đánh giá và đề xuất các cải tiến về khung kiểm soát nội bộ của tổ chức; đánh giá việc hiện thực khung kiểm soát nội bộ trong tổ chức
Chuyên đề 14:
Lập kế hoạch kiểm toán
  • Mô tả mục đích của việc thực hiện đánh giá rủi ro trong lập kế hoạch dịch vụ kiểm toán và các bước tiến hành
  • Hoàn thành bảng đánh giá rủi ro chi tiết, bao gồm liệt kế các rủi ro và kiểm soát chính
  • Nhận xét được quy trình đánh giá rủi ro trong dịch vụ kiểm toán.
  • Mô tả được mục đích của chương trình làm việc kiểm toán và các thành phần chính
  • Chuẩn bị 1 chương trình làm việc thực hiện kiểm toán
  • Đánh giá chương trình làm việc thực hiện kiểm toán
  • Mô tả được các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch nguồn nhân lực và nguồn lực để kiểm toán
  • Xác định nhân sự và nguồn lực cần cho chương trình kiểm toán
  • Đánh giá được nhân sự tham gia và nguồn lực trong chương trình kiểm toán
Chuyên đề 15:
Triển khai kiểm toán thực địa
  • Mô tả được mục đích của khảo sát sơ bộ về lĩnh vực cần kiểm toán, danh sách công việc, và bảng hỏi về rủi ro kiểm soát
  • Thực hiện được khảo sát sơ bộ về lĩnh vực kiểm toán; tạo ra được danh sách và bảng hỏi về rủi ro kiểm soát; xem xét thông tin liên quan trong quá trình kiểm toán
  • Đánh giá được các hoạt động thu thập thông tin trong kiểm toán
  • Mô tả các phương pháp khác nhau về lấy mẫu, bao gồm ưu và nhược điểm của từng loại
  • Áp dụng kỹ thuật lấy mẫu phù hợp
  • Đánh giá được các hoạt động lấy mẫu trong kiểm toán
  • Mô tả được mục đích, ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng kiểm toán có sự hỗ trơ của máy tính
  • Sử dụng các công cụ và kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính
  • Đánh giá việc sử dụng công cụ và kỹ thuật với sự hỗ trợ máy tính trong kiểm toán
  • Mô tả được phân tích dữ liệu, quy trình phân tích dữ liệu, và ứng dụng về các phương pháp phân tích dữ liệu trong kiểm toán nội bộ
  • Vận dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
  • Đánh giá việc sử dụng phân tích dữ liệu trong kiểm toán nội bộ
  • Nhận biết các nguồn chứng cứ có thể có
  • Đánh giá được tính đầy đủ, tin cậy của nguồn chứng cứ
  • Tạo ra hướng dẫn để đảm bảo chứng cứ có liên quan, đầy đủ, và tin cậy
  • Mô tả được mục đích, ưu và nhược điểm của kỹ thuật vẽ quy trình
  • Vận dụng các phương pháp phân tích và kỹ thuật vẽ bản đồ quy trình
  • Đánh giá bản đồ quy trình của chương trình kiểm toán
  • Mô tả được mục đích, ưu và nhược điểm của các kỹ thuật rà soát phân tích khác nhau
  • Xác định và vận dụng được các kỹ thuật rà soát phân tích
  • Đánh giá được các kỹ thuật rà soát phân tích được hiện thực trong quá trình kiểm toán
  • Mô tả tài liệu và các yêu cầu về hồ sơ làm việc
  • Chuẩn bị tài liệu và các hồ sơ làm việc
  • Đánh giá được các tài liệu của kiểm toán nội bộ
Chuyên đề 16:
Kết quả kiểm toán
  • Mô tả thành phần của chất lượng kiểm toán
  • Mô tả truyền thông trong kiểm toán chất lượng, bao gồm truyền thông sơ bộ với khách hàng
  • Đánh giá truyền thông cuộc kiểm toán
  • Ghi nhận các thành phần trong kết luận kiểm toán
  • Tóm tắt và tạo ra kết luận kiểm toán
  • Đánh giá các kết luận kiểm toán
  • Nhận ra được tầm quan trọng của việc cung cấp các đề xuất
  • Tạo ra các đề xuát để nâng cao và bảo vệ giá trị cho tổ chức
  • Đánh giá các đề xuất kiểm toán nội bộ
  • Mô tả việc truyền thông chương trình kiểm toán và quy trình báo cáo, bao gồm báo cáo trung gian, hội nghị kết thúc, có được phản hồi của ban quản lý, quy trình phê duyệt báo cáo, và gửi báo cáo.
  • Chuẩn bị các báo cáo trung gian, chuẩn bị báo cáo tổng kết, có được sự phê duyệt, và gửi đến các bên liên quan.
  • Rà soát và phê duyệt các báo cáo kiểm toán; đề xuát phân phối báo cáo đến các bên liên quan.
  • Mô tả được trách nhiệm của CAE trong việc nhận diện và đánh giá rủi ro còn lại và quy trình truyền thông rủi ro chấp nhận được của cấp quản lý
  • Nhận ra được rủi ro còn lại
  • Đánh giá tác động của rủi ro còn lại; truyền thông sự chấp nhận rủi ro còn lại của cấp quản lý đến quản lý cấp cao và hội đồng.
  • Mô tả kết quả kiểm toán; mô tả mục đích của kế hoạch hành đồng của quản lý.
  • Đánh giá kết quả kiểm toán; bao gồm kế hoạch hành động quản lý
  • Đánh giá kết quả tập hợp của toàn bộ các chương trình kiểm toán thực hiện bởi hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • Nhận biết được tầm quan trọng của việc giám sát và theo dõi kết quả kiểm toán được truyền thông đến ban quản lý và hội đồng
  • Quản lý việc giám sát và theo dõi các kết quả kiểm toán được thực hiện và truyền thông đến ban quản lý và hội đồng
  • Đánh giá việc giám sát và theo dõi được thực hiện bởi hoạt động kiểm toán nội bộ.
Chyên đề 17:
Gian lận
  • HIểu được các loại gian lận, rủi ro gian lận, và dấu hiệu gian lận
  • Đánh giá khả năng gian lận và làm thế nào tổ chức có thể phát hiện và quản lý được rủi ro gian lân; đề xuất các kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện gian lận và đào tạo cải tiến năng lực quản lý gian lận trong tổ chức
  • Vận dụng kiểm toán gian lận và các kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, làm giảm, và điều tra về gian lận
Chuyên đề 18:
Lập kế hoạch chiến lược tổ chức và quản lý
  • Nhận diện được rủi ro và hiện thực kiểm soát trong các cấu trúc tổ chức khác nhau
  • Đánh giá được cấu trúc quản trị của tổ chức và tác động của cấu trúc và văn hóa đến môi trường kiểm soát và chiến lược quản lý rủi ro
  • Đề xuất các cải tiến để môi trường kiểm soát chung và chiến lược quản lý rủi ro
  • Mô tả được quy trình lập kế hoạch chiến lược
  • Phân tích được quy trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức
  • Đề xuất cải tiến đến quy trình chiến lược của tổ chức
  • Mô tả kết quả thực hiện chung
  • Xem xét việc đánh kết quả được sử dụng trong tổ chức
  • Lựa chọn thước đo đánh giá kết quả phù hợp
  • Giải thích được hành vi và kỹ thuật quản lý kết quả
  • Xem xét hành vi tổ chức hiện tại và các kỹ thuật quản lý kết quả
  • Đề xuất kỹ thuật quản lý kết quả và hành vi tổ chức phù hợp
  • Mô tả được tính đầy đủ của ban quản lý để lãnh đạo và tạo sự cam kết trong tổ chức
  • Xem xét hiệu quả quản lý trong việc lãnh đạo và xây dựng sự cam kết
  • Đề xuất các hành động để cải tiến phương pháp của ban quản lý về lãnh đạo và tạo sự cam kết trong tổ chức.
Chuyên đề 19:
Các quy trình quản lý chung
  • Mô tả rủi ro và hiện thực kiểm soát của các quy trình kinh doanh chung (nguồn lực, mua sắm, hợp đồng, phát triển sản phẩm, quản lý dự án, bán hàng, marketing, logistics, và thuê ngoài,v.v.)
  • Xem xét được rủi ro và kiểm soát liên quan đến các quy trình của tổ chức
  • Đề xuất các hành động để chỉ ra các rủi ro liên quan đến các quy trình kinh doanh của tổ chức.
Chuyên đề 20:
An ninh, công nghệ thông tin
  • Mô tả các khái niệm cơ bản về phân tích dữ liệu và IT
  • Vận dụng được phân tích dữ liệu và IT trong kiểm toán
  • Đánh giá việc sử dụng phân tích dữ liệu và IT trong kiểm toán
  • Mô tả các rủi ro khác nhau liên quan đến IT, an ninh thông tin, và bảo mật dữ liệu
  • Nhận diện và đánh giá các rủi ro khác nhau liên quan đến IT, an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu
  • Đề xuất các hành động để xử lý rủi ro IT, an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu.
  • Nhận ra mục đich và ứng dụng của khung kiểm soát IT và các kiểm soát IT căn bản
  • Vận dụng các khung kiểm soát về IT
  • Đánh giá việc sử dụng khung IT
Chuyên đề 21:
Kế toán và tài chính nội bộ
  • Nhận diện các khái niệm và nguyên tắc quan trọng về kế toán quản trị và tài chính
  • Triển khai được phân tích tài chính, xem xét và diễn giải được báo cáo tài chính
  • Đánh giá sự chính xác báo cáo tài chính và cung cấp đảm bảo

3. LÃNH ĐẠO & QUẢN LÝ NHÂN SỰ

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1
Giới thiệu về lãnh đạo & phát triển năng lực lãnh đạo
  • Nguyên tắc quản trị hiện đại & vai trò lãnh đạo
  • Các tiếp cận về thay đổi
  • Khung năng lực cho lãnh đạo
  • Các lý thuyết lãnh đạo
  • Lý thuyết quyền lực và ảnh hưởng
  • Lãnh đạo theo đặc điểm
  • Case study: Chọn một giám đốc nghiên cứu mới
  • Lãnh đạo 3 kỹ năng
  • Case study: Một nhóm nghiên cứu căng thẳng
  • Đánh giá nhu cầu phát triển lãnh đạo
  • Chiến lược phát triển lãnh đạo
  • Các phương pháp phát triển lãnh đạo
Chương 2
Lãnh đạo chuyển đổi
  • Đánh giá năng lực lãnh đạo chuyển đổi
  • Quản lý các bên liên quan
  • Đồng bộ giá trị cá nhân và tổ chức
  • Phát triển chiến lược
  • Tư duy chiến lược
  • Chiến lược kinh doanh
  • Giá trị cạnh tranh
  • Case study: Penang Mutiara Hotel và Dell Inc
  • Năng lực đổi mới
  • Các con đường đổi mới
  • Case study: Digibatics Analytics Ltd
  • Năng lực sáng tạo
Chương 3
Lãnh đạo đạo đức & Lãnh đạo phục vụ
  • Lãnh đạo phục vụ
  • Đánh giá năng lực lãnh đạo phục vụ
  • Tín nhiệm và các thành phần
  • Năng lực xây dựng niềm tin và các thành phần
  • Đánh giá: năng lực xây dựng niềm tin
  • Chính trực và 6 nguyên tắc
  • Đánh giá: năng lực về chính trực
  • Đạo đức lãnh đạo
  • Đánh giá: năng lực về đạo đức
  • Hỗ trợ
  • Đánh giá: năng lực về hỗ trợ
  • Truyền cảm hứng và tạo động lực
  • Lý thuyết về tạo động lực
  • Đánh giá: năng lực truyền cảm hứng
  • Đề cao sự đa dạng
  • Tôn trọng văn hóa khác biệt
  • Trách nhiệm xã hội
Chương 4
Lãnh đạo tình huống & phát triển nhóm
  • Lãnh đạo tình huống
  • Đánh giá: năng lực lãnh đạo tình huống
  • Quản lý hiệu suất
  • Hệ thống đánh giá kết quả (KPI, Balanced Scorecard, KRI, OKR)
  • Case study: Scipa Beverages và Burger King
  • Làm việc nhóm và phát triển nhóm
  • Tạo ra nhóm hiệu quả cao
  • Năng lực trao đổi
  • Năng lực truyền thông và giao tiếp
  • Năng lực giải quyết xung đột
  • Năng lực giải quyết vấn đề
  • Năng lực thương lượng
  • Đào tạo và tổ chức học tập
  • Năng lực cố vấn và huấn luyện
  • Trao quyền
Chương 5
Lãnh đạo thích ứng & Quản lý sự thay đổi
  • Dẫn dắt sự thay đổi
  • Các mô hình quản lý sự thay đổi
  • Lãnh đạo dự án
  • Năng lực thích ứng và thế giới VUCA
  • Đánh giá: lãnh đạo thích ứng
  • Năng lực phục hồi và quản lý rủi ro
  • Năng lực ra quyết định
  • Lãnh đạo kỹ thuật số
  • Lập kịch bản và dự báo
Chương 6
Lãnh đạo bản thân & Trí tuệ cảm xúc
  • Năng lực nhận thức bản thân
  • Johary window
  • Myers-Briggs Type Indicator (MBTI)
  • Phong cách lãnh đạo bản thân và điều chỉnh
  • Trí tuệ cảm xúc và các thành phần
  • Sự đa dạng và hồ sơ tính cách cá nhân
  • Đánh giá: năng lực tự nhận thức bản thân
  • Đánh giá: năng lực thử thách bản thân
Chương 7
Phát triển nhân sự
  • Lập kế hoạch chiến lược nhân sự
  • Tuyển dụng nhân tài
  • Gắn kết và giữ chân nhân viên
  • Học tập và phát triển
  • Xây dựng hệ thống thù lao toàn diện
Chương 8
Tổ chức nhân sự
  • Cấu trúc chức năng nhân sự
  • Hiệu lực và phát triển tổ chức
  • Quản lý lực lượng lao động
  • Quan hệ nhân viên và lao động
  • Quản lý công nghệ trong nhân sự

4. QUẢN TRỊ DOANH NGIỆP

Chuyên đề Nội dung
Chuyên đề 1: Quản trị chiến lược
  • Quản trị chiến lược
  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Hiện thực
  • Kiểm soát
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Chiến lược cạnh tranh
  • Chiến lược vận hành
  • SWOT
  • Ma trận tăng trưởng – thị phần
  • Toàn cầu hóa
  • Các loại cơ cấu tổ chức
Chuyên đề 2: Quản trị hiệu suất

 

  • Nhân tố thành công quan trọng
  • Xác lập mục tiêu
  • Đo hiệu lực, hiệu quả, năng suất
  • KPI, KRI
  • Thẻ điểm cân bằng
Chuyên đề 3: Lãnh đạo, Văn hóa, và quản lý sự thay đổi

 

  • Lãnh đạo và quản lý
  • Lãnh đạo tố chất
  • Ảnh hưởng và quyền lực
  • Lãnh đạo hành vi
  • Lãnh đạo tình huống
  • Lãnh đạo chuyển đổi, nghiệp vụ
  • Kèm cặp và huấn luyện
  • Lý thuyết nhu cầu về tạo động lực
  • Lý thuyết quá trình về tạo động lực
  • Chính trị văn phòng và thiết kế nhóm làm việc
  • Quản lý sự thay đổi
Chuyên đề 4: Các quy trình kinh doanh trọng tâm

 

  • Quy trình nhân sự
  • Thiết kế công việc
  • Tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu suất
  • Quy trình thuê ngoài
  • Chiến lược giá và quản lý chuỗi cung ứng
  • Kênh phân phối
  • Quy trình mua sắm
  • Hợp đồng
  • Phân loại và quản lý hợp đồng
  • Quy trình quản lý dự án
  • Các phương pháp trong quản lý dự án
Chuyên đề 5: Cơ sở hạ tầng IT và phát triển ứng dụng

 

  • Các lĩnh vực chức năng trong vận hành IT
  • Cơ sở hạ tầng Web
  • Phần mềm hệ thống
  • Các loại mạng truyền thông
  • Các hệ thống ứng dụng: MIS, AIS, ERP, EDI, EFT, GRC.
  • Cơ sở dữ liệu và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu
  • Phát triển ứng dụng
  • Chu trình phát triển hệ thống
  • Quản trị thay đổi hệ thống
Chuyên đề 6: An ninh thông tin và Kiểm soát công nghệ

 

  • An ninh thông tin và an ninh mạng
  • Xác thực, phân quyền, mã hóa, và bảo vệ thông tin
  • Các khung kiểm soát IT khung tiêu chuẩn quốc tế ISO
  • Quy trình thông tin tự động
  • Các kiểm soát IT
  • Phục hồi thảm họa
Chuyên đề 7:  Phân tích dữ liệu và ra quyết định

 

  • Các giai đoạn trong phân tích dữ liệu
  • Các phương pháp phân tích dữ liệu
  • Dữ liệu lớn
  • Các công nghệ chính
Chuyên đề 8: Báo cáo tài chính và các nội dung trọng tâm

 

  • Các khái niệm về kế toán tài chính
  • Các báo cáo tài chính
  • Cơ sở dồn tích của kế toán
  • Các hệ thống và quy trình kế toán
  • Tiền mặt và khoản phải thu
  • Tồn kho
  • Vốn lưu động và quản lý tiền mặt
  • Quản lý khoản phải thu
  • Quản lý tồn kho
  • Khoản phải trả, chi phí dồn tích, và thanh toán trước
  • Tài sản, nhà máy, thiết bị và tài sản vô hình
  • Trái phiếu
  • Lương
  • Thuê tài chính, thuê hoạt động
  • Cơ sở thuế
Chuyên đề 9: Kế toán quản trị
  • Thuật ngữ về quản trị chi phí
  • Phân tích chi phí
  • Các hệ thống chi phí
  • Chi phí liên quan và ra quyết định
  • Ngân sách
  • Giá trị hiện tại
  • Ngân sách vốn
  • Chuyển giá
Chuyên đề 10: Phân tích chỉ số tài chính
  • Phân tích xu thế, phương ngang, và quy mô chung
  • Tỉ lệ thanh khoản
  • Tỉ lệ hoạt động
  • Tỉ lệ khả năng thanh toán và đòn bẩy
  • Lợi nhuận và khả năng sinh lời
  • Rủi ro và lợi nhuận
Chuyên đề 11: Quản trị tài chính

 

  • Cấu trúc tài chính tổ chức – tài chính nợ
  • Tài chính ngắn hạn
  • Tài chính vốn
  • Cấu trúc vốn
  • Đầu tư chứng khoán vốn
  • Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
  • Giao dịch ngoại tệ
  • Vốn tổ chức và đối tác

HỌC PHẦN KIẾN THỨC NỀN TẢNG - GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ CAE

Học phần này bao gồm các kiến thức nền tảng cần có của một Giám đốc kiểm toán nội bộ/ Kiểm toán nội bộ. Sau khi kết thúc học phần này học viên đủ tự tin để tham gia học phần luyện thi chứng chỉ Kiểm toán nội bộ quốc tế CIA.

BẰNG CẤP ĐẠT ĐƯỢC

Chứng nhận Giám đốc kiểm toán nội bộ - CAE Master® (Certified in Chief Audit Executive Master) do FMIT® cấp


KHÓA HỌC KHÁC

HỌC PHẦN KIẾN THỨC NỀN TẢNG - GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ CAE

Học phần này bao gồm các kiến thức nền tảng cần có của một Giám đốc kiểm toán nội bộ/ Kiểm toán nội bộ. Sau khi kết thúc học phần này học viên đủ tự tin để tham gia học phần luyện thi chứng chỉ Kiểm toán nội bộ quốc tế CIA.

BẰNG CẤP ĐẠT ĐƯỢC

Chứng nhận Giám đốc kiểm toán nội bộ - CAE Master® (Certified in Chief Audit Executive Master) do FMIT® cấp


KHÓA HỌC KHÁC

1. Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ khác nhau thế nào?

  • Kiểm toán nội bộ (Internal Auditing) là hoạt động đánh giá độc lập khách quan đối với hệ thống quản lý để xem xét tính tuân thủ và phù hợp, từ đó đề xuất cải tiến hệ thống. Người thực hiện kiểm toán nội bộ gọi là đánh giá/kiểm toán viên (Internal Auditor). Kiểm toán nội bộ có vai trò tư vấn, đề xuất, đánh giá nhưng không tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành vai trò của mình, kiểm toán nội bộ cần am hiểu hệ thống quản lý, và hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Kiểm soát nội bộ (Internal Control) là hệ thống được thiết kế nhằm giảm rủi ro cho hệ thống quản lý và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là trách nhiệm của CEO, các trưởng phòng ban, và toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Kiểm soát nội bộ là hệ thống không thể thiếu trong mọi tổ chức ở bất kỳ quy mô nào. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa trên những nguyên tắc và phương pháp cụ thể.
  • Nhiều tổ chức hay nhầm lẫn giữa người thực hiện kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó thường hình thành những vị trí chồng chéo lẫn nhau và không hiệu quả. Các tổ chức cần xem xét lại mô hình tổ chức để sắp xếp một cách khoa học và phát huy vai trò của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

2. Tại sao phải hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ?

  • Để quản lý và kiểm soát tổ chức, ngoài việc trưởng các bộ phận sản xuất, dịch vụ, bán hàng, … chịu trách nhiệm kiểm soát công việc của mình, còn thêm các phòng ban liên quan đến chất lượng, an toàn, tài chính, tuân thủ,… hỗ trợ các chính sách, quy trình để tăng cường tính chuyên nghiệp. Các bộ phận này cùng phối hợp để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và được sử dụng như là một công cụ không thể thiếu trong tổ chức. Các phòng ban này trực thuộc điều hành và quản lý của CEO trong công ty.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp, và rõ ràng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, Bộ phận Kiểm toán nội bộ được thành lập nhằm đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng bởi CEO và các phòng ban. Việc đánh giá này nhằm kiểm tra tính tuân thủ, rà soát phát hiện các điểm yếu, các nguy cơ, và đề xuất cải tiến.
  • Kiểm toán nội bộ hiện tại được các tập đoàn và công ty lớn xem như là công cụ hiệu quả nhằm ngăn ngừa sai phạm và cung cấp cơ sở hợp lý cho việc phát triển của tổ chức.

3. Kiểm toán nội bộ cần trang bị kiến thức gì?

  • Thuật ngữ Kiểm toán nội bộ được dịch từ tiếng Anh (Internal Auditor) có nghĩa là đánh giá/kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên kiểm toán (Audit) không hiểu ở nghĩa hẹp chỉ là xem xét đánh giá về tài chính kế toán mà cần hiểu ở nghĩa rộng hơn là toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý bao gồm: sản xuất, tài chính, tuân thủ, an ninh, thông tin…
  • Kiểm toán nội bộ hiện đại cần trang bị kiến thức đầy đủ về hệ thống quản lý chứ không dừng lại ở kế toán, tài chính. Kiến thức cần có của kiểm toán nội bộ phải phù hợp với phương pháp quản trị mà tổ chức đó đang sử dụng.

4. Hệ thống quản lý tại các tập đoàn và công ty lớn khác biệt thế nào?

  • Tại các tập đoàn và công ty lớn, vì bản chất công việc phức tạp và nhiều ràng buộc, các tổ chức này thường phải áp dụng các chuẩn mực quản trị để có thể giải quyết các bài toán của tổ chức. Chuẩn mực quản trị khác với cách quản lý cảm tính, hoặc kinh nghiệm.
  • Để thực hiện đúng và đủ vai trò của kiểm toán nội bộ tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, Kiểm toán nội bộ cần am hiểu các chuẩn mực quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trên thế giới, từ đó làm nền tảng và cơ sở để am hiểu tổ chức và cải tiến phù hợp.

5. Chương trình CAE® của FMIT khác biệt như thế nào?

Chương trình CAE® của FMIT được xây dựng từ nền tảng các môn học trong chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế. Các môn học trong CAE® là sự tổng hợp các chuẩn mực quốc tế hiện tại đang đào tạo tại FMIT. Đánh giá/Kiểm toán nội bộ có cơ hội tiếp cận một cách có hệ thống các chuẩn mực quản lý trên thế giới để hình hành và phát triển năng lực bản thân một cách hệ thống.

6. Tại sao phải quản lý bằng hệ thống mà không là kinh nghiệm?

Quản lý bằng kinh nghiệm chỉ phù hợp với tổ chức nhỏ, người quản lý đã quen với công việc. Tuy nhiên hiện tại, tốc độ thay đổi của xã hội nhanh hơn bao giờ hết, việc sử dụng kinh nghiệm quản lý sẽ tạo áp lực cho người quản lý, nhiều sai sót, và ra quyết định dễ nhầm lẫn. Quản lý bằng cách xây dựng một hệ thống chuyên nghiệp sẽ giúp nhà quản lý chủ động và chuyên nghiệp hơn, giảm những quyết định sai lầm và tăng tính hợp tác trong toàn tổ chức.

7. Tại sao kiểm toán nội bộ phải am hiểu hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế ?

- Với trào lưu sử dụng đánh giá/kiểm toán nội bộ như là công cụ để tăng cường tính hiệu quả, minh bạch trong các tập đoàn và công ty đại chúng, vai trò và công việc kiểm toán nội bộ ngày càng trở nên quan trọng.

- Kiểm toán nội bộ cần trang bị các kiến thức theo chuẩn mực quốc tế để làm nền tảng đối sánh (benchmarking) khi tiến hành đánh giá và cải tiến hệ thống quản trị. Cơ sở các chuẩn mực quốc tế chính là thước đo quan trọng và không thể thiếu đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ, từ đó đề xuất và cải tiến tổ chức.


KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

KHÓA HỌC TÊN MÔN HỌC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG

GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

(ghi chú: các môn có thể được học độc lập và không cần theo thứ tự)

Quản trị rủi ro & KSNB 07/12/2024

Thứ 7, chủ nhật
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45

 

08 buổi 
Kiểm toán nội bộ 19/04/2024 12 buổi 
Lãnh đạo & Quản lý nhân sự 08/02/2025 08 buổi 
Quản trị doanh nghiệp 21/12/2024 12 buổi 

Học phí lớp live training: 22.000.000 VND

Học phí lớp trực tiếp: + 500.000 VND/cho mỗi môn học trực tiếp

  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt)
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

Đối với hình thức đào tạo Live-training: Học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viên và giảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhóm và hỏi đáp với giảng viên và lớp học.

Ưu đãi:

  • Ưu đãi giảm 3% khi thanh toán học phí trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
  • Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
  • Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.

KHÓA HỌC KHÁC

KỶ YẾU CAE MASTER VINH DANH

Tại FMIT, chúng tôi luôn trân trọng và biểu dương thành tích của những người xuất sắc. Vượt qua tất cả những môn trong chương trình CEO MASTER bao gồm các chuẩn mực quốc tế như PMI, COSO, SCOR, GINI, ICI, v.v những học viên tốt nghiệp chương trình này xứng đáng được VINH DANH trong kỷ yếu “CEO MASTER VINH DANH” của FMIT.

The accomplishments of exceptional individuals are constantly appreciated and honored at FMIT. The CEO MASTER program's al, umni merit to be recognized in the yearbook "CEO MASTER HORNORED" by FMIT since they successfully completed all of the program's courses, including worldwide standards like PMI, COSO, SCOR, GINI, and ICI.

Chúng tôi tin rằng, học viên CEO MASTER đã được trang bị đầy đủ với những kiến thức cập nhật mới nhất, hiện đại nhất, hệ thống nhất, đủ tự tin đảm nhận các vai trò lãnh đạo, dẫn dắt phát triển tổ chức của họ phát triển trong thời đại kinh tế toàn cầu mới. Dưới đây là danh sách những người được VINH DANH đầy trân trọng tại VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ FMIT.

We believe that CEO Master Leaners are completely prepared with the most current, cutting-edge, system thinking and are self-assured enough to assume leadership roles and drive the growth of their enterprises. In the modern period of the world economy, they prosper. The FMIT International Training Institute has received the following honors.

7 + 6 =
 

Gửi ý kiến

14 Bình luận
Gửi bình luận
7 + 6 =
  • NGUYỄN THỊ KIM ANH - CÔNG TÁC TẠI TCT PHÂN BÓN & HÓA CHẤT DẦU KHÍ

    Khóa học đã cung cấp kiến thức theo chuẩn mực/thông lệ hiện đại, phương pháp giảng dạy theo tư duy có hệ thống.

    18-07-2024 09:39:52

    Fmit.vn trả lời

    18-07-2024 09:39:59

  • Lê Thị Huyền Trang

    Mình ở TP. HCM... bạn cho mình thông tin khóa học và nội dung khóa học Thanks

    24-10-2018 17:34:41

    Fmit.vn trả lời

    Chào chị Trang,

    Cám ơn chị đã quan tâm đến khóa học Giám đốc kiểm toán nội bộ tại FMIT. Ban tư vấn FMIT đã gửi thông tin chi tiết chương trình học qua email của chị. Chị kiểm tra email nhé. 

    30-10-2018 11:21:25

  • Mai Huu Tho

    đề nghị gửi thông tin chi tiết khóa học tháng 5/2015

    22-04-2015 11:59:28

    Fmit.vn trả lời

    Chào anh Huu Tho!

    Khóa CAE Master® khai giảng vào ngày 23/5/2015. Thời lượng là 52 buổi, thời gian học là cả ngày thứ 7 hàng tuần. Học phí 26 triệu/khóa. Thông tin chi tiết về chương trình học FMIT đã gửi trực tiếp đến anh. Liên hệ FMIT đăng ký sớm để được xếp lớp anh nhé! Cảm ơn anh!

    22-04-2015 11:59:28

  • Thao

    Mình ở HN. Trung tâm đã mở lớp KTNB ở Hà Nội chưa? Cho mình thông tin chi tiết nhé. Cảm ơn bạn

    21-04-2015 23:29:36

    Fmit.vn trả lời

    Chào Chị Thao!

    Khóa Kiểm toán nội bộ hiện tại FMIT chưa mở lớp tại Hà Nội. Nhưng có chương trình Kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO (một môn trong chương trình KTNB) thường xuyên tổ chức tại Hà Nội. Khai giảng vào ngày 18/05/2015. Chị xem nội dung chương trình phù hợp thì tham gia nhé! Cảm ơn chị! 

    19-04-2022 08:08:35

  • Tuấn

    Mình muốn học khóa KTNB nhưng không thấy lớp tại Hà Nội. Cho mình hỏi khóa kiểm toán nội bộ có khai giảng hay có lớp tại hà nội không?

    09-04-2015 21:14:16

    Fmit.vn trả lời

     

    Chào anh Tuấn!

    Khóa Kiểm toán nội bộ hiện tại FMIT chưa mở lớp tại Hà Nội. Nhưng có chương trình Kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO (một môn trong chương trình KTNB) thường xuyên tổ chức tại Hà Nội. Khai giảng vào ngày 18/05/2015. Anh xem nội dung chương trình phù hợp thì tham gia nhé! Cảm ơn anh! 

    19-04-2022 08:34:27

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo