Quản trị cung ứng mua hàng

Giới thiệu Viện Quản TRỊ Cung Ứng ISM®

ISM® (Institute of Supply Management) –Viện Quản Trị Cung Ứng, là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu và lâu đời trên thế giới với hơn 100 năm hoạt động với hơn 50,000 thành viên trên 100 quốc gia trong lĩnh vực quản trị cung ứng, bao gồm các chuẩn mực toàn cầu được triển khai ở nhiều tập đoàn trên toàn thế giới. ISM® góp phần cho sự phát triển của lĩnh vực quản trị cung ứng toàn cầu và chuyên gia cung ứng với các kiến thức, chứng chỉ, và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực quản trị cung ứng. Sứ mệnh của ISM® là: “nâng cao thực hành về quản trị cung ứng nhằm tạo giá trị và lợi thế cạnh tranh, và đóng góp vào sự thịnh vượng, bền vững của thế giới.”

Giới thiệu về FMIT® – đối tác của ISM®

FMIT là đơn vị tiên phong và nhà đào tạo uy tín tại Việt nam, với sứ mệnh chuyển giao các tri thức và các thực hành theo những thông lệ hàng đầu thế giới, đã triển khai hợp tác với ISM – Viện quản trị cung ứng Hoa Kỳ, giới thiệu chương trình quản trị cung ứng theo chuẩn mực quốc tế đến doanh nghiệp và các nhà quản lý, chuyên gia cung ứng tại Việt Nam nhằm phát triển sự nghiệp cá nhân trong lĩnh vực cung ứng, nâng cao năng lực quản trị cung ứng, củng cố lại hệ thống phương pháp luận trong các tổ chức nhằm hình thành và hiện thực chiến lược quản lý đối tác cung ứng một cách hiệu quả, tạo giá trị gia tăng, đạt được mục tiêu của tổ chức, mang lại sự thịnh vượng chung của nhân viên, doanh nghiệp, và xã hội.

Tại sao chuyên gia cung ứng phải sở hữu kiến thức chuẩn quốc tế trong bối cảnh hiện tại?

Ngành “quản trị cung ứng” có lịch sử lâu đời. Nhiều thập niên trước, khi các công ty lớn sử dụng các cấu trúc tổ chức tích hợp dọc, việc mua hàng đòi hỏi các hoạt động chiến thuật là chính trong đó yêu cầu tuân thủ chặt chẽ theo quy trình đã đề ra. Người mua nhận đơn hàng từ bộ phận vận hành, công nghệ, và khách hàng bên trong và sau đó theo những hướng dẫn đã được đề ra để tiến hành mua hàng hóa và dịch vụ. Giá cả thường là nhân tố quan trọng hàng đầu. Hình thức mua hàng này yêu cầu những kỹ năng cơ bản và chắc rằng không yêu cầu các mức độ chuyên gia.

Tuy nhiên, nhiều sự thay đổi kể từ 1980 và đầu những năm 1990. Các tổ chức bắt đầu tập trung vào năng lực lõi của họ; thuê ngoài đã tăng lên mạnh mẽ; nhà cung cấp với các vai trò quan trọng hơn, như là phát triển sản phẩm mới và tích hợp hệ thống. Khi mà kết quả của tổ chức mua hàng lại trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nhà cung cấp, lĩnh vực mua hàng phát triển từ việc đáp ứng và thực hiện theo cơ chế trở thành chủ động và chiến lược. Toàn cầu hóa tăng lên cùng với việc các tổ chức mua hàng thuê ngoài trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, việc gia tăng sự phức tạp của thuê ngoài và các hoạt động quản trị cung ứng. TOC – hơn là giá – trở thành nhân tố quan trọng khi lựa chọn và quản lý nhà cung cấp. Các tổ chức mua hàng triển khai 1 quy trình hệ thống cho mua hàng chiến lược, lựa chọn và quản lý nhà cung cấp để có được mục tiêu dài hạn hơn. Từ đó phạm vị trách nhiệm mở rộng hơn, mua hàng (purchasing) đã trở thành quản trị cung ứng (supply management).

Với vị trí và vai trò độc đáo của mình, các chuyên gia quản trị cung ứng là người duy nhất có thể cung cấp cho tổ chức các cơ hội về năng lực các nhà cung cấp bên ngoài một cách tin cậy– những tổ chức chất lượng, đủ tố chất để có thể tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhằm tận dụng được năng lực bên ngoài để có thể bổ trợ cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, các chuyên gia quản trị cung ứng cần thiết phải được đào tạo một cách bài bản các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực nhằm hiểu được một cách cốt lõi, hệ thống, tích hợp, và nâng cao kiến thức nhằm phục vụ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức đang vận hành các chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các cấp độ trong khung năng lực của chuyên gia cung ứng là gì?

Chuyên gia cung ứng cần hoàn thiện kiến thức và năng lực ở 3 cấp độ: cơ bản bao gồm các năng lực lõi về nghiệp vụ, cấp độ tích hợp vào toàn chuỗi cung ứng; và cấp độ chiến lược & lãnh đạo.

  • Trong đó, cấp độ cơ bản về nghiệp vụ như mua hàng, quản lý phân loại nhà cung cấp, đàm phán, hợp đồng, quản lý quan hệ nhà cung cấp, quản lý giá và chi phí, phân tích tài chính;
  • Cấp độ tích hợp vào chuỗi cung ứng như: chiến lược chuỗi cung ứng, lập kế hoạch S&OP, quản lý chất lượng, quản lý nguyên liệu và logistics, quản lý dự án;
  • Cấp độ lãnh đạo chuyển đổi tổ chức như: lãnh đạo và kiến thức về kinh doanh, năng lực hệ thống và công nghệ, quản lý rủi ro và tuân thủ, trách nhiệm xã hội.

Chương trình được thiết kế bao gồm cả 3 cấp độ đầy đủ theo khung năng lực của chuyên gia cung ứng theo chuẩn mực quốc tế ISM®.

Lợi ích chương trình

Tham gia chương trình, học viên sẽ được:

  • Có được kiến thức đầy đủ và hệ thống theo khung năng lực của chuẩn mực quản trị cung ứng quốc tế ISM®
  • Nắm được các công cụ và phương pháp cụ thể, mang tính ứng dụng cao để có thể áp dụng vào thực tiễn và vận hành bộ phận cung ứng của doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng lại khung quản lý về cung ứng hiện đại, hiệu quả nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt và hiệu quả trong vận hành
  • Khai thác được sức mạnh khi phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng từ góc nhìn mới và vai trò rất độc đáo của bộ phận quản trị cung ứng
  • Hiện thực chiến lược thành công thông qua con đường phối hợp với các đối tác (partnership).
  • Củng cố và tối ưu chuỗi cung ứng hiện tại với các công cụ và kỹ thuật hiện đại do áp dụng các kỹ thuật quản lý và công nghệ tiên tiến.
  • Học viên tham gia chương trình có được kiến thức sẵn sàng cho việc ôn luyện thi chứng chỉ quốc tế CPSM® – chứng chỉ hàng đầu và danh tiếng trên thế giới về quản trị cung ứng do học viên ISM® cấp

Đối tượng tham gia:

  • Bộ phận mua hàng, mua sắm, đấu thầu, cung ứng, … trong các tổ chức
  • Các cá nhân muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực quản trị cung ứng nhằm ứng dụng trong công việc
  • Các cá nhân muốn tham gia kỳ thi chứng chỉ CPSM® toàn cầu

Chứng nhận sau khóa đào tạo

Hoàn thành chương trình và vượt qua kỳ thi cuối khóa, học viên được Viện FMIT® cấp chứng nhận chuyên gia "Certified Purchasing & Supply Professional".


KHÓA HỌC KHÁC

NỘI DUNG KHÓA HỌC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG MUA HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1: Giới thiệu về Quản lý Cung ứng
  • Đánh giá nhu cầu các bên liên quan và tổ chức kế hoạch cung ứng
  • Phân tích và tư vấn tính khả thi các yêu cầu nội bộ
  • Phân tích các nguồn cung ứng cho sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Xác định phương pháp để xử lý yêu cầu về hàng hóa dịch vụ trên cơ sở chi phí, thời gian, hợp đồng hiện tại và chào giá cạnh tranh
  • Phân tích và xây dựng chiến lược insourcing hoặc outsourcing
  • Nhận diện và hiện thực công nghệ để hỗ trợ quản lý cung ứng
  • Tối ưu chi tiêu thông qua nhận diện, phát triển và thực thi chiến lược cung ứng
  • Hiện thực kế hoạch cung ứng chiến lược phù hợp với mục tiêu tổ chức và các bên liên quan
  • Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, báo giá và đề xuất cạnh tranh với các thông số kỹ thuật, điều khoản và điều kiện thích hợp
  • Đánh giá các đề nghị cạnh tranh để xác định đề nghị tổng thể tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ
Chương 2: Chiến lược kinh doanh, chiến lược chuỗi cung ứng, và S&OP
  • Tham gia và thiết lập mục tiêu toàn tổ chức
  • Tham gia vào thiết lập ngân sách toàn tổ chức
  • Phát triển, hiện thực, rà soát và hỗ trợ kế hoạch kinh doanh và chính sách và thủ tục hoạt động
  • Tham gia và hoạt động mua bán sáp nhập và thoái vốn của công ty
  • Phát triển và hiện thực chương trình tiêu chuẩn dịch vụ hoặc nguyên liệu
  • Hiện thực kế hoạch các yêu cầu để phù hợp với hoạt động cung ứng và chiến lược tổ chức
  • Hiện thực kế hoạch hoạt động, quy trình kiểm soát kho và tiến độ để đảm bảo tối ưu việc sử dụng nguồn lực
  • Cấu trúc của chuỗi cung ứng trong việc hỗ trợ chiến lược kinh doanh của tổ chức
Chương 3: Lập kế hoạch nhu cầu và dự báo
  • Sử dụng bán hàng, tồn kho, và dự báo năng lực trong lập kế hoạch nguyên liệu để đáp ứng mục tiêu tổ chức
  • Triển khai lập kế hoạch về nhu cầu
  • Phân tích và báo cáo về tình hình thị trường, đối sánh và xu thế ngành với các bên liên quan trong công ty
  • Xây dựng dự báo về cung ứng trong xu thế về công nghệ và kinh tế
  • Lập kế hoạch và truyền thông về chiến lược cung ứng và mua hàng trên cơ sở dự báo
  • Quản lý dữ liệu đã dự báo với nhà cung cấp
  • Tính toán và báo cáo mức độ chính xác trong dự báo
Chương 4: Quản lý việc phân loại và Quản lý quan hệ với nhà cung cấp
  • Tạo ra kế hoạch quản lý phân loại để đáp ứng mục tiêu chính của tổ chức
  • Thực hiện kế hoạch quản lý phân loại
  • Phát triển kế hoạch chứng nhận nhà cung cấp để đảm bảo thành phần, nguyên liệu và nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu đề ra
  • Phát triển và quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp
  • Triển khai đánh giá kết quả nhà cung cấp
  • Triển khai rà soát kinh doanh định kỳ với nhà cung cấp
  • Nhận diện cơ hội và lợi ích để tạo ra cơ sở dữ liệu cung ứng
  • Nhận diện cơ hội để dẫn tới sự sáng tạo của nhà cung ứng
  • Phát triển và hiệu thực chiến lược thoát (exit) với nhà cung ứng
  • Rà soát kết quả của nhà cung ứng so với thỏa thuận mức độ dịch vụ (SLAs) đã đàm phán
  • Giải quyết các vấn đề về thanh toán và hóa đơn
  • Hoạt động với vai trò trung gian giữa nhà cung cấp và các phòng ban để đảm bảo thông tin, tài liệu, và sản phẩm chính xác
  • Làm việc với các nhà cung ứng để xác định các ràng buộc và hiện thực các quy trình tạo giá trị
Chương 5: Rủi ro, tuân thủ, và quản lý chất lượng
  • Hiện thực chương trình quản lý rủi ro
  • Xây dựng kế hoạch giảm rủi ro phù hợp với khẩu vị của tổ chức
  • Hiện thực chương trình quản lý khiếu nại
  • Hiện thực và duy trì hệ thống lưu dữ liệu
  • Quản lý việc lưu trữ các nguyên liệu độc hại
  • Phát triển các công cụ và quy trình để đo, báo cáo, và cải tiến việc tuân thủ với chính sách và quy định về cung ứng
  • Phân tích và giải quyết sự cố trong các báo cáo kiểm toán về quản lý cung ứng
  • Đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro về thực hiện kinh doanh với bên thứ 3 và thầu phụ
  • Điều tra và đánh giá gian lận hoặc không tuân thủ của nhân viên mua hàng
  • Xây dựng và quản lý chương trình chứng nhận chất lượng với nhà cung cấp
  • Xây dựng thước đo để cải tiến chất lượng
  • Hiện thực quy trình cải tiến liên tục trong chuỗi cung ứng
Chương 6: Chi phí, quản lý giá, và phân tích tài chính
  • Phát triển chiến lược chương trình quản lý chi phí cho mua hàng
  • Phân tích chi phí – lợi ích
  • Phân tích chi tiêu để xác định chiến lược và phân loại cụ thể
  • Theo dõi và xác nhận việc giảm chi phí và tránh chi phí
  • Chuẩn bị và quản lý ngân sách bộ phận cung ứng
  • Xây dựng chiến lược tài chính cho mua hàng
  • Xác nhận báo cáo đầy đủ có tồn tại
Chương 7: Quản lý logistics và nguyên liệu
  • Thiết kế chính sách về phân phối và vận chuyển để đảm bảo tối ưu dòng chảy về nguyên liệu
  • Quản lý vận tải, hóa đơn và tài liệu để đảm bảo tuân thủ quy định
  • Quản lý và giải quyết các vấn đề về giao và nhận
  • Phân tích chi phí vận chuyển
  • Phát triển và hiện thực hệ thống quản lý kho bãi
  • Thiết kế mạng lưới và tối ưu để hỗ trợ cho mô hình kinh doanh, tăng năng suất và giảm chi phí hoạt động
  • Giám sát hoạt động hàng ngày của chức năng kho bãi
  • Phát triển và hiện thực hệ thống quản lý tồn kho
  • Phối hợp và giám sát việc di chuyển thiết bị và tài sản bên trong tổ chức
  • Thúc đấy nhanh/chậm các đơn hàng
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch và thước đo để giảm rủi ro về thiếu hụt
  • Nhận diện ra chi phí và hiệu quả đóng góp đáp ứng yêu cầu
  • Triển khai các hoạt động xử lý cho nguyên liệu thừa hoặc quá hạn
Chương 8: Pháp lý, hợp đồng, và đàm phán
  • Chuẩn bị kế hoạch đàm phán phù hợp với mục tiêu của tổ chức
  • Chuẩn bị và phát triển chiến lược và chiến thuật đàm phán
  • Dẫn dắt, triển khai và hỗ trợ đàm phán với nhà cung cấp
  • Quản lý việc chuẩn bị các hợp đồng/ đơn hàng
  • Ký hợp đồng với nhà cung cấp
  • Quản lý hợp đồng/ đơn hàng với các điều khoản hoàn thành hoặc chấm dứt
  • Các phương diện pháp lý với các quy trình quản lý cung ứng
  • Tạo và theo dõi quy trình quản lý cung ứng để đảm bảo tuân thủ pháp lý
  • Đảm bảo phát triển sản phẩm và dịch vụ mới hỗ trợ cho công việc marketing
  • Tham gia vào chiến lược và hiện thực tăng cường hoặc giảm các sản phẩm dịch vụ
  • Tạo ra hệ thống và quy trình cải tiến liên tục để hỗ trợ tổ chức đạt các mục tiêu bán hàng
Chương 9: Năng lực các hệ thống và công nghệ
  • Sử dụng quy trình theo định hướng công nghệ để phân tích dữ liệu và ra quyết định kinh doanh
  • Triển khai nghiên cứu liên tục về thị trường, cạnh tranh hiện tại, các xu hướng gần đây và năng lực mới nổi để mang lại lợi thế cạnh tranh
Chương 10: Lãnh đạo trong bộ phận cung ứng
  • Phát triển và đánh giá quan hệ quản lý cung ứng với các bộ phận bên trong công ty
  • Dẫn sát và tham gia trong công tác liên phòng ban
  • Phổ biến thông tin và thúc đẩy đào tạo liên quan đến thủ tục và chính sách cung ứng
  • Truyền thông giá trị của mua hàng chiến lược, và các sáng kiến đến quản lý và bên liên quan bên trong công ty
  • Đại diện quản lý cung ứng trong cuộc họp với tổ chức, ban ngành, hiệp hội và tổ chức khác
  • Đánh giá cấu trúc tổ chức cung ứng và điều chỉnh khi cần thiết để tối ưu cấu trúc tổ chức
  • Đánh giá việc thiết kế vai trò và công việc
  • Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả cho bộ phận cung ứng
  • Tuyển dụng, phát triển, giữ chân, thăng chức hoặc bãi nhiệm nhân sự cung ứng
  • Triển khai phân quyền đào tạo để phát triển nghề nghiệp cho nhân viên
  • Đánh giá kết quả nhân viên bộ phận cung ứng
  • Giám sát và dẫn dắt nhân viên phòng cung ứng
  • Tạo ra và quản lý kế hoạch thành công.
Chương 11: Đạo đức và trách nhiệm xã hội của tổ chức
  • Xây dựng và hiện thực quy tắc đạo đức kinh doanh của bộ phận cung ứng
  • Phát triển và hiện thực chương trình đa dạng nhà cung cấp
  • Thiết lập và giám sát chương trình bền vững và trách nhiệm môi trường
  • Hiện thực, giám sát, và thúc đẩy chính sách và thủ tục về sức khỏe và an toàn trong chuỗi cung ứng

 

 


KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC 

KHÓA HỌC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO HỌC PHÍ (VND)

Chuyên Gia Quản Trị Cung Ứng Mua Hàng Theo Chuẩn Quốc Tế ISM®

27/02/2024 Tối 3,5
18:30 - 21:30
15 buổi Live-training 14.500.000
  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt).
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

Hình thức đào tạo: Học trực tuyến trực tiếp (Live-training) với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viên và giảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhóm và hỏi đáp với giảng viên và lớp học.

Ưu đãi:

  • Ưu đãi giảm 5% khi thanh toán học phí trước 30 ngày, hoặc ưu đãi giảm 3% trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
  • Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
  • Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.
  • Giảm thêm 3% khi đăng ký nhóm 3 người trở lên.

KHÓA HỌC KHÁC

3 + 11 =
 

Gửi ý kiến

1 Bình luận
Gửi bình luận
3 + 11 =
  • HỒ MỸ THÙY

    Tôi hiện đang là một chuyên viên mua hàng với niềm đam mê và yêu thích rất lớn cho công việc này. Tôi luôn mong muốn được học hỏi và nâng cấp bản thân để ngày càng trở nên tốt hơn cũng như cống hiến được nhiều hơn cho tổ chức mà mình đang làm việc. Đó là lý do tôi quyết định tham gia khóa học “Quản trị cung ứng mua hàng” theo tiêu chuẩn ISM. Tôi tin rằng, sau khóa học này, tôi đã có thêm nhiều kiến thức quan trọng để làm tốt hơn công việc của mình. Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi các khóa học khác.

    17-05-2023 14:48:05

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo