Tài chính và Kế toán quản trị

Tài chính & Kế Toán Quản Trị – Công cụ không thể thiếu của các Nhà Quản lý

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu và đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, các doanh nghiệp phải dần chuẩn hóa và áp dụng hệ thống tài chính theo các chuẩn mực quốc tế như IFRS và GAAP.  

Việc nâng cao năng lực tài chính và kế toán quản trị theo thông lệ toàn cầu không còn là lựa chọn, mà trở thành yêu cầu tất yếu đối với đội ngũ quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp - giúp tổ chức vững vàng trong nội tại, chuyên nghiệp trong hội nhập, và tự tin trong tăng trưởng.

Nhằm trang bị cho các nhà quản lý tại Việt Nam khả năng hiểu đúng bản chất, vận dụng linh hoạt các chuẩn mực tài chính toàn cầu vào thực tiễn điều hành, FMIT triển khai chương trình Tài chính & Kế toán quản trị được xây dựng theo định hướng IFRS/GAAP, kết hợp với các phương pháp quản trị chi phí, ngân sách, hiệu quả và ra quyết định tài chính hiện đại.

Tổng quan khóa họC

Kế toán là phương diện vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp bạn hiểu biết tình hình kinh doanh bằng những con số chứ không phải bằng lời nói, cung cấp thông tin quan trọng giúp đánh giá sự phát triển, tạo được lợi nhuận, và kiểm soát hiệu quả dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu bạn không hiểu các nguyên tắc cơ bản của kế toán bạn không thể điều hành một doanh nghiệp hiệu quả, thậm chí bạn cũng sẽ khó khăn trong việc phát triển và tạo ra lợi nhuận.

Tài chính là tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và và hoàn thành sứ mệnh. Các quyết định tài chính bao gồm vốn và duy trì nguồn vốn, quản lý quan hệ với ngân hàng, triển khai phân tích và lập kế hoạch tài chính, cấp vốn cho đầu tư và chi phí doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, đảm bảo tổ chức đủ thanh khoản và tiền mặt sẵn sàng đúng thời điểm để đáp ứng các nghĩa vụ.

Kế toán quản trị bao gồm báo cáo tài chính nội bộ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý giúp đưa ra các quyết định đúng về sử dụng nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Kế toán quản trị có thể sử dụng các phương pháp và quy trình không được phép trong lập báo cáo tài chính bên ngoài. Các tổ chức có sự linh hoạt cao trong việc lựa chọn phương pháp kế toán quản trị vì mục tiêu nâng cao hiệu quả quá trình ra quyết định.

Cùng với nhau, kế toán tài chính, tài chính, và kế toán quản trị là những công cụ vô cùng quan trọng với bất kỳ nhà điều hành nào. Một doanh nghiệp trong ngắn hạn (1 năm) phải đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của xã hội, nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, tổ chức tín dụng liên quan, luật pháp, cộng đồng. Trong trung hạn (2-4 năm) phải thích ứng với sự thay đổi và phát triển năng lực. Trong dài hạn (5 năm hoặc hơn), phải tồn tại trong môi trường không chắc chắn với nhiều cơ hội và nguy cơ. Quản trị tài chính giúp tổ chức: tăng sự hiểu biết và rõ ràng hơn về các vấn đề tài chính quan trọng, xác định các giải pháp, đưa ra các quyết định, và thúc đẩy sự thay đổi cho tổ chức.

Tổ chức càng lớn, nhu cầu sử dụng nguồn lực ngoài (như thị trường tài chính) để tăng trưởng và phát triển, các quyết định càng liên quan đến mức độ sử dụng vốn, hình thức tài chính dài hạn hoặc ngắn hạn, cấu trúc vốn để tối ưu chi phí sử dụng vốn, và tốc độ phát triển của tổ chức. Quản trị tài chính, kiểm soát chi phí, ra quyết định tối ưu về phương diện tài chính tích hợp với chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp là một phương diện quan trọng trong quản trị nhằm giúp tổ chức đạt được thách thức trên.

Khóa học Chuyên gia Tài chính & Kế Toán Quản Trị (Certified Financial & Managerial Accounting Expert) tại FMIT được thiết kế bao gồm kiến thức hệ thống từ cơ bản đến nâng cao tích hợp các kiến thức về kế toán, tài chính, và kế toán quản trị, mang tính ứng dụng, theo các thông lệ quốc tế nhằm cung cấp cho các nhà quản lý chuyên và không chuyên về tài chính các kiến thức cần thiết để phát triển và quản lý hiệu quả doanh nghiệp ở góc nhìn tài chính.

Lợi ích tham gia khóa họC

Hoàn thành khóa học, người học sẽ có khả năng hiểu một cách toàn diện và hệ thống từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức về kế toán, tài chính, và kế toán quản trị với 10 trọng tâm bao gồm các chủ đề liên quan báo cáo tài chính bên ngoài, phân tích chỉ số tài chính, các mục trọng tâm trong báo cáo tài chính, các chủ đề về quản lý chi phí, quản lý ngân sách, ra quyết định, thị trường tài chính, cấu trúc vốn, phân tích giá, rủi ro và lợi nhuận, quản trị danh mục đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, v.v. nhằm hỗ trợ công tác điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
  • Giám đốc tài chính, chuyên viên tài chính, kế toán trong doanh nghiệp
  • Người chịu trách nhiệm về các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu, và trung tâm đầu tư
  • Các nhà quản lý chuyên hoặc không chuyên liên quan lĩnh vực tài chính
  • Những người muốn nâng cao năng lực về quản trị tài chính doanh nghiệp

Điểm khác biệt của chương trình

  • Tham gia chương trình, người học có được kiến thức nền tảng, hệ thống, từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến kế toán, tài chính, và kế toán quản trị.
  • Vận dụng các kiến thức chuẩn mực quốc tế, có chiều sâu, mang tính ứng dụng cao vào điều hành doanh nghiệp giúp ra vận hành và ra quyết định chính xác
  • Ứng dụng thực tiễn vào công tác quản trị, tích hợp với chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thời gian tiết kiệm với các kiến thức trọng tâm, mang tính ứng dụng.
  • Các nhà quản lý không chuyên về tài chính có được kiến thức hoàn chỉnh để có thể áp dụng tự tin trong công tác điều hành.
  • Các nhà quản lý chuyên tài chính có được kiến thức trang bị theo các thông lệ quốc tế có thể tham gia kỳ thi chứng chỉ quốc tế như FMAA, hoặc nền tảng cho kỳ thi CMA quốc tế.

Chứng nhận chương trình

Sau khi hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu, người học được cấp chứng nhận Chuyên gia Tài chính & Kế toán quản trị -  "Certified Financial & Managerial Accounting Expert" do Viện FMIT cấp.


KHÓA HỌC KHÁC

Chuyên đề Nội dung chi tiết
Chuyên đề 1:
Cơ bản về Quản trị tài chính
  • Giới thiệu về Quản trị tài chính
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản trị tài chính
  • Giới thiệu các báo cáo tài chính
  • Người dùng báo cáo tài chính
  • Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
  • Bảng cân đối kế toán và các thành phần
  • Giới hạn bảng cân đối kế toán
  • Bài kiểm tra: Progress check 1
  • Báo cáo thu nhập
  • Tính giá vốn COGS, COGM
  • Báo cáo thu nhập 1 bước và nhiều bước
  • Báo cáo hoạt động gián đoạn
  • Báo cáo thu nhập toàn diện
  • Giới hạn của báo cáo thu nhập
  • Bài kiểm tra: Progress check 2
  • Case Study: Enron – Bài học về gian lận báo cáo tài chính
Chuyên đề 2:
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và báo cáo dòng tiền
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
  • Báo cáo lợi nhuận giữ lại
  • Điều chỉnh kỳ trước, điều chỉnh nguyên tắc kế toán
  • Cổ phiếu phổ thông
  • Cổ phiếu ưu đãi
  • Phát hành cổ phiếu
  • Phương pháp chi phí (cost method) và phương pháp mệnh giá (par value)
  • Cổ tức tiền mặt
  • Cổ tức tài sản
  • Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu
  • Giới hạn báo cáo vốn chủ sở hữu
  • Bài kiểm tra: Progress check 3
  • Báo cáo dòng tiền
  • Hoạt động vận hành
  • Hoạt động đầu tư
  • Hoạt động tài chính
  • Dòng tiền phi tiền mặt
  • Phương pháp dòng tiền gián tiếp
  • Bài kiểm tra: Progress check 4
  • Case Study: Apple – Quản trị dòng tiền và chiến lược mua lại cổ phiếu
Chuyên đề 3:
Tài sản ngắn hạn
  • Khoản phải thu
  • Dự phòng tổn thất tín dụng
  • Phương pháp báo cáo thu nhập và phương pháp bảng cân đối
  • Xác định chi phí tổn thất và xóa sổ
  • Tồn kho
  • Các loại tồn kho
  • Tính chi phí ban đầu của tồn kho
  • Các hệ thống tồn kho
  • Đếm vật lý tồn kho: hàng đang trên đường và ký gửi
  • Phương pháp lưu chuyển chi phí tồn kho: FIFO, LIFO, trung bình, định danh
  • Bài kiểm tra: Progress Check 5
  • Case Study: Walmart – Quản lý tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho
Chuyên đề 4:
Tài sản dài hạn
  • Đầu tư chứng khoán vốn
  • Ghi nhận khi ảnh hưởng dưới 20%
  • Ghi nhận khi ảnh hưởng lớn từ 20%-50% 
  • Xử lý khi kiểm soát trên 50%
  • Phương pháp giá trị hợp lý, vốn, và hợp nhất
  • Đầu tư chứng khoán nợ
  • Chứng khoán kinh doanh, sẵn sàng để bán, và giữ đáo hạn
  • Bài kiểm tra: Progress Check 6
  • Tài sản, nhà máy, thiết bị PPE
  • Ghi nhận chi phí ban đầu
  • Chi phí vốn hóa  CAPEX và chi phí hoạt động OPEX
  • Khấu hao tài sản cố định
  • Phương pháp đường thẳng, đơn vị sản lượng, khấu hao nhanh, tổng con số của năm
  • Khấu hao theo nhóm và khấu hao tổng hợp
  • Tài sản vô hình
  • Bài kiểm tra: Progress Check 7
  • Case Study: Tesla – Đầu tư vào tài sản dài hạn và mở rộng nhà máy sản xuất
Chuyên đề 5:
Nợ
  • Dự phòng rủi ro
  • Tiêu chí và phương pháp ghi nhận dự phòng rủi ro
  • Các loại bảo hành
  • Bảo hành đảm bảo và ghi nhận
  • Bảo hành dịch vụ và ghi nhận
  • Phát hành trái phiếu (bond)
  • Các trường hợp phát hành đúng mệnh giá, vượt mệnh giá, dưới mệnh giá
  • Xử lý khấu trừ các trường hợp phụ trội và chiết khấu
  • Thuê tài chính/ bán hàng
  • Thuê hoạt động
  • Bài kiểm tra: Progress Check 8
  • Case Study: Boeing – Rủi ro tài chính từ nợ vay và trách nhiệm pháp lý
Chuyên đề 6:
Quản lý chi phí
  • Quản lý chi phí cho kế toán tài chính và trong kế toán quản trị
  • Đối tượng chi phí
  • Các phân loại chi phí: trực tiếp, gián tiếp
  • Chi phí sản phẩm, chi phí kỳ
  • Chi phí chính, chi phí chuyển đổi
  • Hành vi chi phí: định phí, biến phí, hỗn hợp
  • Phương pháp high-low 
  • Bài kiểm tra: Progress Check 9 
  • Các hệ thống kế toán chi phí
  • Chi phí tiêu chuẩn, chi chí thông thường, và thực tế 
  • Chi phí theo đơn hàng, và chi phí theo quy trình
  • Chi phí theo hoạt động ABC 
  • Chi phí toàn bộ vòng đời
  • Chi phí hấp thụ và chi phí biến phí
  • Trình bày báo cáo thu nhập theo phương pháp hấp thụ và biến phí
  • Bài kiểm tra: Progress Check 10
  • Case Study: Toyota – Chiến lược Lean Manufacturing để tối ưu chi phí
Chuyên đề 7:
Phân tích biên và Ra quyết định
  • Phân tích CVP chi phí, sản lượng, lợi nhuận
  • Tính điểm hòa vốn cho 1 sản phẩm
  • Tính điểm hòa vốn cho đa sản phẩm
  • Điểm bàng quan
  • Thu nhập mục tiêu
  • Bài kiểm tra: Progress Check 11
  • Chi phí liên quan và không liên quan
  • Kế toán trách nhiệm: trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận, và đầu tư
  • Thầu trong trường hợp giá bán thấp nhất
  • Đơn hàng đặc biệt trong khi năng lực còn thừa
  • Đơn hàng đặc biệt khi năng lực không còn thừa
  • Phân tích làm hoặc mua
  • Chuyển giá (transfer pricing)
  • Bài kiểm tra: Progress Check 12
  • Case Study: Netflix – Quyết định đầu tư vào nội dung gốc thay vì mua bản quyền
Chuyên đề 8:
Ngân sách
  • Vai trò của ngân sách
  • Tham gia ngân sách
  • Khung thời gian cho ngân sách
  • Quy trình lập ngân sách
  • Xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn
  • Bài kiểm tra: Progress Check 13
  • Ngân sách tổng thể
  • Ngân sách vận hành
  • Ngân sách tài chính
  • Các phương pháp ngân sách: ngân sách dự án, ngân sách hoạt động, ngân sách từ zero, ngân sách linh hoạt
  • Bài kiểm tra: Progress Check 14
  • Ngân sách bán hàng
  • Ngân sách sản xuất
  • Ngân sách nguyên vật liệu
  • Ngân sách lao động
  • Ngân sách chung
  • Ngân sách tồn kho cuối kỳ
  • Ngân sách giá vốn hàng bán
  • Ngân sách phi sản xuất
  • Báo cáo thu nhập hoạt động chiếu lệ
  • Ngân sách tiền mặt
  • Báo cáo thu nhập chiếu lệ
  • Case Study: Amazon – Quản lý ngân sách linh hoạt trong thương mại điện tử
Chuyên đề 9:
Phân tích tỉ lệ thanh khoản, khả năng thanh toán, đòn bẩy
  • Phần trăm và so sánh
  • Phân tích chiều dọc và chiều ngang
  • Tính thanh khoản
  • Vốn lưu động
  • Các tỉ lệ ngắn hạn, tỉ lệ nhanh
  • Khả năng thanh toán
  • Cấu trúc vốn
  • Tỉ lệ cấu trúc vốn
  • Tỉ số đảm bảo thu nhập
  • Các loại đòn bẩy
  • Đòn bẩy hoạt động
  • Đòn bẩy tài chính
  • Bài kiểm tra: Progress Check 15
  • Tỉ lệ phần trăm cáo cáo thu nhập
  • Phần trăm lợi nhuận gộp, ròng
  • Đo lường khả năng sinh lời 
  • Mô hình Dupont cho ROA, và ROE
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS
  • Tỉ lệ chia cổ tức, tỉ suất lợi nhuận trên giá cổ phiếu
  • Các tỉ lệ hoạt động: khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả, chu kỳ tiền mặt
  • Bài kiểm tra: Progress Check 16
  • Case Study: Starbucks – Phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Chuyên đề 10:
Các quyết định đầu tư
  • Quy trình ngân sách vốn
  • Các loại chi phí trong phân tích ngân sách vốn
  • Chi phí liên quan và không liên quan
  • Các bước sắp hạng các hạng mục đầu tư tiềm năng
  • Phân tích dòng tiền ban đầu
  • Phân tích dòng tiền hàng năm
  • Phân tích dòng tiền kết thúc dự án
  • Giá trị thời gian của tiền
  • Phương pháp: NPV, IRR, Payback
  • Phân bổ vốn
  • Chỉ số sinh lời
  • Bài kiểm tra: Progress Check 17
  • Case Study: Google – Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ tương lai

KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC

KHÓA HỌC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

học phí (vnd)

 TÀI CHÍNH & KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 31/05/2025

Thứ 7 & Chủ nhật
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45

10 buổi Live-training 9.500.000
Trực tiếp Tại HCM 10.000.000
Chính sách học lại Được học lại miễn phí 01 lần (theo hình thức live-training) trong vòng 01 năm kể từ ngày đăng ký.
  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt).
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

Đối với hình thức đào tạo Live-training: Học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viêngiảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhómhỏi đáp với giảng viênlớp học.”

Ưu đãi:

  • Ưu đãi giảm 5% khi thanh toán học phí trước 30 ngày, hoặc ưu đãi giảm 3% trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
  • Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
  • Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.
  • Giảm thêm 3% khi đăng ký nhóm 3 người trở lên.

KHÓA HỌC KHÁC

9 + 5 =
 

Gửi ý kiến

0 Bình luận
Gửi bình luận
9 + 5 =

Chưa có bình luận nào!

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo