Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
https://kubetd1.com/ liên minh okvip https://hi88.tours/ tài xỉu go88 nổ hũThu thập yêu cầu (Collect Requirements) là quy trình xác định, lập tài liệu, và quản lý nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan để đáp ứng các mục tiêu. Lợi ích chính của quy trình này là cung cấp cơ sở cho việc xác định ra phạm vi sản phẩm (product scope) và phạm vi dự án (project scope). Quy trình này được thực hiện 1 lần hoặc tại các thời điểm được xác định trước trong dự án.
PMBOK không hướng dẫn chi tiết quy trình thu thập yêu cầu sản phẩm vì đây là lĩnh vực đặc thù và được nêu trong thực hành về phân tích kinh doanh (Business Analysis). Hướng dẫn này sẽ cung cấp chi tiết về cách tiến hành lấy yêu cầu sản phẩm.
Sự thành công của dự án bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong việc khai phá và phân rã các nhu cầu và yêu cầu sản phẩm vào trong dự án và bởi việc thực hiện cẩn thận xác định, lập tài liệu, và quản lý các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả của dự án. Các yêu cầu bao gồm các điều kiện và khả năng cần thiết phải có trong sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả để đáp ứng thỏa thuận hoặc các mô tả đã đưa ra một cách chính thức.
Các yêu cầu bao gồm nhu cầu và mong đợi được lập tài liệu và được định lượng của sponsor, khách hàng, hoặc các bên liên quan khác. Những yêu cầu này cần được khai thác, phân tích, và lưu lại đủ chi tiết để đựa vào trong scope baseline và được đánh giá một lần việc thực hiện dự án bắt đầu.
Các yêu cầu này là nền tảng cho WBS, chi phí, tiến độ, kế hoạch chất lượng, và mua sắm.
Các thành phần quan trọng liên quan đến thu thập yêu cầu (collect requirements) là:
- Điều lệ dự án (project charter) - mô tả chung về dự án và các yêu cầu bao đầu
- Kế hoạch quản lý công việc (scope management plan) - chứa thông tin hướng dẫn về cách định nghĩa và phát triển công việc
- Kế hoạch quản lý yêu cầu (Requirements management plna) - chứa thông tin về cách thức thu thập, phân tích, và lập tài liệu về yêu cầu
- Kế hoạch quản lý các bên liên quan (stakeholder engagement plan) - sử dụng để hiểu các yêu cầu truyền thông của các bên liên quan và mức độ tham gia của các bên liên quan để đánh giá và điều chỉnh mức độ tham gia này trong các hoạt động về yêu cầu.
- Danh mục giả định (Assumption log) - chỉ ra các giả định về các sản phẩm, dự án, môi trường, các bên liên quan, và các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu.
- Bài học kinh nghiệm (Lesson Learned Register) - dùng để cung cấp thông tin về các kỹ thuật thu thập yêu cầu hiệu quả, đặc biệt cho các dự án sử dụng iterative hoặc adaptive.
- Danh sách các bên liên quan (Stakeholder Register) - sử dụng để nhận ra các bên liên quan, những người cung cấp thông tin về yêu cầu
- Tài liệu kinh doanh (Business documents) - mô tả tiêu chí cần có, mong muốn hoặc các lựa chọn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Các thỏa thuận (Agreements) - chứa các yêu cầu về sản phẩm hoặc dự án.
- Nhân tố môi trường doanh nghiệp (Enterprise Environmental Factors) - ảnh hưởng đến việc thu thập yêu cầu như văn hóa tổ chức, cơ sở hạ tầng, quản lý nhân sự, và điều kiện thị trường.
- Tài sản quy trình tổ chức (organizational process assets) - ảnh hưởng đến thu thập yêu cầu như chính sách và thủ tục, hồ sơ lịch sử và bài học kinh nghiệm từ dự án trước.
- Chuyên gia (expert judgment) - những người có kiến thức và được đào tạo về phân tích kinh doanh, khai thác nhu cầu, phân tích nhu cầu, lập tài liệu nhu cầu, nhu cầu trong các dự án tương tự, thúc đẩy quá trình, và quản lý xung đột.
- Động não (brainstorming) - là kỹ thuật sử dụng để tạo ra và thu thập ý tưởng liên quan đến các yêu cầu và sản phẩm (product requirements) và yêu cầu về dự án (Project Requirements).
- Phỏng vấn (Interviews) - là phương pháp chính thức hoặc không chính thức được tiến hành để khai thác thông tin từ các bên liên quan bằng cách trao đổi trực tiếp với họ. Nó thường được thực hiện bằng cách hỏi những câu hỏi được chuẩn bị sẵn và ghi chép lại các trả lời. Phỏng vấn được triển khai cho từng cá nhân giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, nhưng thi thoảng cũng có thể thực hiện với nhiều người.
- Thảo luận nhóm (Focus groups) - nhóm bao gồm nhiều bên liên quan và các chuyên gia họp lại để hiểu về kỳ vọng và thái độ của họ về sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả dự án. Người điều phối sẽ quản lý việc thảo luận này.
- Tài liệu về yêu cầu (requirement documentation).
- Ma trận theo dõi yêu cầu (Requirements traceability matrix).