Từ điển quản lý

Principle 1 in project management

Nguyên tắc số 1 quản lý dự án?

Nguyên tắc 1: Siêng năng, tôn trọng, và cẩn trọng trong trách nhiệm quản lý
Trách nhiệm quản lý (stewards) là hành động có trách nhiệm để thực hiện công việc với sự chính trực, cẩn trọng, đáng tin cậy trong khi duy trì được tuân thủ với hướng dẫn bên trong, và bên ngoài. Chúng thể hiện cam kết về các tác động trên tài chính, xã hội, môi trường của dự án.
Trách nhiệm quản lý bao gồm các trách nhiệm bên trong và bên ngoài tổ chức. Nó bao gồm:
-    Chính trực
-    Cẩn trọng
-    Đánh tin cậy
-    Và tuân thủ
Quan điểm đầy đủ về trách nhiệm quản lý xem xét nhận thức về trách nhiệm phát triển bền vững, tài chính, xác hội, chuyên môn.
Trách nhiệm quản lý có nghĩa và ứng dụng khác nhau một chút trong các bối cảnh khác nhau. Một phương diện của trách nhiệm quản lý liên quan đến sự tin tưởng và cẩn trọng. Nghĩa khác tập trung vào việc lập kế hoạch, sử dụng, quản lý nguồn lực có trách nhiệm. Nghĩa khác là nói về giá trị và đạo đức.
Trách nhiệm quản lý bao gồm các trách nhiệm cả bên trong và ngoài tổ chức. Bên trong tổ chức, trách nhiệm quản lý bao gồm:
-    Hoạt động phù hợp tổ chức, mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh, và sự tồn tại với giá trị lâu dài;
-    Cam kết và tôn trọng sự tham gia của các thành viên dự án, bao gồm lợi ích, cơ hội, và đối xử công bằng với họ;
-    Giám sát chặc chẽ các nguồn lực tài chính, nguyên liệu, và nguồn lực khác trong dự án;
-    Hiểu biết việc sử dụng hợp lý về quyền lực, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm thực hiện, trong những vị trí lãnh đạo cụ thể.
Trách nhiệm quản lý bên ngoài tổ chức bao gồm trách nhiệm như:
-    Trách nhiệm môi trường của tổ chức trong việc sử dụng nguyên liệu, nguồn lực tự nhiên;
-    Quan hệ tổ chức với bên liên quan bên ngoài như đối tác các kênh khác
-    Tác động của tổ chức hoặc dự án đối với thị trường, cộng đồng, và khu vực mà nó hoạt động
-    Nâng cao trạng thái thực hành về chuyên môn trong lĩnh vực 
Trách nhiệm quản lý phản ánh sự hiểu biết và chấp nhận sự thật cũng như hành động và quyết định tạo ra và duy trì sự tin tưởng đó. trách nhiệm quản lý cũng tuân thủ cả những trách nhiệm được nói rõ hoặc không nói rõ. Có thể bao gồm:
-    Sự chính trực (integrity): Trách nhiệm quản lý nói đến ứng xử trung thực và đạo đức trong mọi hoạt động và giao tiếp. Trách nhiệm quản lý giữ họ ở mức chuẩn mực cao nhất và phản ánh giá trị, nguyên tắc, và hành vi được kỳ vọng trong tổ chức của họ. Trách nhiệm quản lý phục vụ như là mô hình mẫu (role models), xây dựng niềm tin thông qua đời sống cá nhân và thể hiện giá trị tổ chức và cá nhân trong hoạt động, công việc, và quyết định. Trong bối cảnh quản lý dự án, trách nhiệm này thường yêu cầu thách thức hiện trạng nhóm dự án, đối tác, và bên liên quan khác xem xét lời nói và hành động; và có thể thấu hiểu, tự phản ánh, và cởi mở để phản hồi.
-    Cẩn trọng (care). Trách nhiệm quản lý xem công ty như là của chính họ trong việc thực hiện trách nhiệm, và giám sát một cách sâu sát. Các dự án có kết quả cao hơn thường có các chuyên gia là những người giám sát sâu sát, vượt qua những giới hạn trách nhiệm ghi rõ ràng.  Trách nhiệm quản lý tập trung và thực hành những mức độ cẩn trọng như nhau cho các vấn đề như là làm cho chính họ. Cẩn trọng liên quan đến vấn đề kinh doanh của tổ chức. Cẩn trọng với môi trường, bền vững trong sử dụng nguồn lực tự nhiên, và quan tâm đến con người phải được phản ánh trong chính sách và thủ tục của tổ chức. Các dự án có nhiều thay đổi có thể có những kết quả không lường trước hoặc không mong muốn. Quản lý dự án phải nhận diện, phân tích, và quản lý những mặt trái tiềm ẩn về kết quả để các bên liên quan nhận thức và được thông báo. Cẩn trọng bao gồm việc tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, truyền thông cởi mở, và cơ hội cho các bên liên quan nêu lên vấn đề mà không lo bị phạt hoặc lo sợ.
-    Tin tưởng (trustworthiness). Trách nhiệm quản lý thể hiện chính họ, vai trò của họ, nhóm dự án của họ, và quyền của họ một cách chính xác, cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Hành vi này cho phép mọi người hiểu được mức độ mà 1 cá nhân có thể sử dụng nguồn lực, ra quyết định, phê duyệt các công việc. Tin tưởng cũng chi tiết việc nhận diện các xung đột một cách chủ động giữa lợi ích cá nhân với tổ chức hoặc khách hàng. Những xung đột như vậy có thể giảm sự tin tưởng và sự tin cậy, kết quả của những hành vi không phù hợp đạo đức hoặc luật, tạo ra sự hoang mang, hoặc đóng góp vào kết quả tối ưu cục bộ. Trách nhiệm quản lý bảo vệ dự án khỏi những vi phạm về sự tin tưởng.
-    Tuân thủ (compliance). Trách nhiệm quản lý tuân thủ luật, quy tắc, quy định, và yêu cầu đươc phân quyền bên trong và bên ngoài tổ chức. Tuy nhiên, những dự án kết quả cao tìm cách tích hợp tuân thủ đầy đủ vào văn hóa tổ chức, tạo ra sự phù hợp hơn với hướng dẫn đa dạng và xung đột tiềm ẩn. Trách nhiệm quản lý phấn đấu cho việc tuân thủ với hướng dẫn để bảo vệ họ, tổ chức họ, và các bên liên quan, và công chúng. Trường hợp quản lý đối diện với xung đột nhưng không rõ hành động phù hợp với hướng dẫn, thì quản lý tìm kiếm sự tư vấn và định hướng phù hợp.
Trách nhiệm quản lý yêu cầu lãnh đạo với sự tin tưởng và minh bạch. Các dự án ảnh hưởng đến đời sống của những người tham gia trực tiếp cũng như những người bị ảnh hưởng bởi kết quả dự án. Các dự án có thể có ảnh hưởng, như là là giảm tắc nghẽn giao thông, tạo ra thuốc mới, hoặc tạo ra cơ hội để mọi người tương tác. Những ảnh hưởng này có thể tạo ra tác động và hậu quả tiêu cực, như là giảm không gian xanh, tác động phụ của thuốc, hoặc tiết lộ thông tin cá nhân. Nhóm dự án và lãnh đạo tổ chức xem xét cẩn trọng các nhân tố này và tác động để họ có thể ra quyết định có trách nhiệm bằng việc cân bằng mục tiêu dự án và tổ chức với nhu cầu và mong đợi lớn hơn của bên liên quan toàn cầu.
Các tổ chức ngày này có cách nhìn tổng quan hơn về kinh doanh, xem xét về tài chính, kỹ thuật, xã hội và môi trường. Vì thế giới kết nối hơn bao giờ hết và nguồn lực hữu hạn và môi trường chung, các quyết định về trách nhiệm quản lý nên xem xét vượt ra ngoài dự án.

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo