Từ điển quản lý

Agile Project Management Skills

Kỹ năng quản lý dự án Agile là gì?

Kỹ năng quản lý dự án Agile (Agile Project Management Skills) được tóm tắt như sau:

Nguyên tắc và tư duy (Agile Principles and Mindset)

- Thảo luận các nguyên tắc và giá trị của Agile với nhóm dự án để phát triển  tư duy về agile cho nhóm dự án cũng như giữa nhóm với khách hàng

- Đảm báo rằng mọi thành viên đều có sự hiểu biết chung về giá trị và nguyên tắc của agile và kiến thức chung về các thực hành của agile, các thuật ngữ được sử dụng trong công việc.

- Hỗ trợ sự thay đổi trong hệ thống và tổ chức để giáo dục tổ chức và ảnh hưởng các quy trình, hành vi, con người từ đó giúp tổ chức hiệu quả hơn.

- Áp dụng các phương pháp quản lý trực quan ví dụ information radiators để biểu diễn tiến trình của nhóm dự án giúp tăng sự rõ ràng và niềm tin

- Đóng góp vào môi trường làm việc nhóm an toàn và tin cậy bằng cách cho phép mọi người trải nghiệm và cho phép sai để từ đó nhóm có thể học tập và cải tiến liên tục trong cách làm việc của họ.

- Tăng sự sáng tạo bằng cách trải nghiệm kỹ thuật mới và các ý tưởng quy trình mới từ đó khám phá ra cách làm việc hiệu quả hơn.

- Khuyến khích nhóm dự án chia sẻ kiến thức bằng cách hợp tác và làm việc cùng nhau để giảm rủi ro và do kiến thức rời rạc (silo) và loại bỏ nút thắc cổ chai (bottlenecks).

- Khuyến khích lãnh đạo bên trong nhóm bằng cách tạo ra một môi trường an toàn và tôn trọng trong đó phương pháp mới có thể được thử để cải tiến và thúc đẩy trao quyền cũng như tự tổ chức.

- Thực hành lãnh đạo phục vụ (servant leadership) để hỗ trợ và khuyến khích những người khác và nỗ lực của họ để thực hiện ở mức độ cao nhất và liên tục cải tiến

Chuyển giao theo hướng giá trị (Value-driven Delivery)

- Xác định các kết quả bằng cách nhận ra các đơn vị có thể sản xuất theo cách tăng dần để tối ưu giá trị của chúng với các bên liên quan trong khi giảm các công việc không tạo giá trị.

- Tinh chỉnh lại các yêu cầu thông qua việc thống nhất với các tiêu chí nghiệm thu cho các tính năng trên cơ sở JIT để tạo ra giá trị.

- Lựa chọn và điều chỉnh quy trình của nhóm dự án dựa và đặc thù dự án và tổ chức cũng như kinh nghiệm của nhóm dự án để tối ưu giá trị chuyển giao

- Lập kế hoạch cho việc tạo ra các giá trị nhỏ tăng dần (small releasable increments) bằng cách tổ chức các yêu cầu thành những tính năng nhỏ hướng đến thị trường (marketable features) hoặc là sản phẩm cơ bản MVP để cho phép ghi nhận giá trị chuyển giao sớm nhất có thể.

- Giới hạn quy mô tăng dần (increment size) và tầng suất rà soát (review frequency) với các bên liên quan tương ứng để nhận ra và xử lý rủi ro sớm có thể với chi phí nhỏ nhất.

- Khai thác ý kiến khách hàng và phản hồi của người dùng bằng cách rà soát việc tăng dần thường xuyên nhằm xác nhận và tăng giá trị kinh doanh.

- Phân loại ưu tiên cho các công việc thông qua hợp tác với các bên liên quan nhằm tối ưu giá trị của các kết quả đầu ra.

- Thực hiện rà soát thường xuyên và duy trì kết quả công việc bằng cách phân loại ưu tiên và duy trì chất lượng nội bộ nhằm giảm chi phí chung của việc phát triển tăng dần.

- Xác định và phân loại ưu tiên một cách liên tục các nhân tố về cơ sở hạ tầng, hoạt động, môi trường nhằm tăng chất lượng và giá trị của kết quả.

- Triển khai rà soát hoạt động và các điểm kiểm tra (checkpoint) định kỳ với các bên liên quan nhằm có được phản hồi và điều chỉnh cho công việc đang tiến hành và công việc đã lập kế hoạch.

- Cân bằng việc phát triển các đơn vị sản phẩm và nỗ lực giảm rủi ro bằng cách tích hợp cả giá trị tạo ra và rủi ro công việc trong danh mục backlog để tối đa tổng giá trị theo thời gian.

- Phân loại lại thứ tự yêu tiên của yêu cầu một cách định kỳ nhằm phản ánh sự thay đổi trong môi trường và nhu cầu các bên liên quan để tối đa giá trị.

- Khai thác và phân loại ưu tiên các yêu cầu không phải chức năng (như vận hành và an ninh) bằng cách xem xét môi trường trong đó giải pháp sẽ được sử dụng nhằm giảm xác suất thất bại.

- Triển khai rà soát thường xuyên các sản phẩm công việc bằng việc kiểm tra, rà soát, kiểm thử nhằm nhận ra và tích hợp những cải tiến vào trong quy trình và sản phẩm dịch vụ

Sự tham gia của bên liên quan (Stakeholders Engagement)

- Nhận ra và gắn kết hiệu quả các bên liên quan có thẩm quyền thông qua việc rà soát định kỳ nhằm đảm bảo nhóm dự án nhận ra về nhu cầu, lợi ích, và mong đợi của bên liên quan

- Nhận diện và gắn kết tất cả các bên liên quan (hiện tại và tương lai) bằng cách thúc đẩy chia sẻ kiến thức từ sớm và trong suốt quá trình dự án để đảm bảo dòng thông tin và giá trị liên tục trong vòng đời dự án.

- Thiết lập mối quan hệ với bên liên quan bằng cách hình thành thỏa thuận công việc giữa các bên liên quan chính nhằm thúc đẩy sự tham gia và phối hợp hiệu quả

- Duy trình sự tham gia bên liên quan bằng cách liên tục đánh giá thay đổi trong dự án và tổ chức nhằm đảm bảo bên liên quan mới được gắn kết một cách phù hợp

- Thiết lập hành vi hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức bằng cách thúc đẩy ra quyết định nhóm và giải quyết xung đột nhằm cải tiến chất lượng ra quyết định và giảm thời gian cần thiế để ra quyết định.

- Thiết lập một tầm nhìn chung cho các phần tăng dần trong dự án (sản phẩm, kết quả, chuyển giao, vòng lặp) bằng cách phát triển một tầm nhìn chung và mục tiêu nhằm điều chỉnh mong đợi các bên liên quan và xây dựng niềm tin.

- Thiết lập và duy trì sự hiểu biết chung về tiêu chí thành công, kết quả, các lựa chọn chấp nhận được bằng cách thúc đẩy nhận thức giữa các bên liên quan nhằm điều chỉnh kỳ vòng và xây dựng niềm tin.

- Tạo ra sự minh bạch liên quan đến trạng thái công việc bằng cách truyền thông tiến trình nhóm dự án, chất lượng công việc, trở ngại, và rủi ro nhằm giúp các bên liên quan chính đưa ra quyết định.

- Đưa ra dự báo ở mức độ chi tiết để cân bằng nhu cầu về sự chắc chăn và lợi ích của việc thích nghi nhằm cho phép các bên liên quan lâp kế hoạch một cách hiệu quả.

Quản lý nhóm (Team Performance)

- Hợp tác với các thành viên nhóm để tạo ra quy tắc nhóm (ground rules) và quy trình nội bộ nhằm thúc đẩy sự gắn kết nhóm và làm mạnh thêm sự cam kết của các thành viên về kết quả chung.

- Hỗ trợ tạo ra nhóm có các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng con người cần thiết nằm đạt được các mục tiêu dự án nhằm tạo ra giá trị kinh doanh với độ trễ ít nhất.

- Khuyến khích các thành viên dự án các chuyên gia đa kỹ năng nhằm giảm quy mô nhóm (team size) và nút thắc cổ chai, và tạo ra nhóm liên phòng ban có hiệu quả cao.

- Đóng góp vào việc tự tổ chức (self-organizing) công việc bằng cách trao quyền người khác và khuyến khích lãnh đạo trong nhóm nhằm tạo ra các giải pháp hiệu quả và quản lý phức tạp.

- Khám phá nhóm các nhân tố tạo động lực hoặc giảm động lực một cách liên tục nhằm đảm bảo tinh thần nhóm luôn cao để nâng hiệu suất công việc.

- Thúc đẩy sự truyền thông chặt chẽ bên trong nhóm và với bên liên quan bên ngoài thông qua kỹ thuật co-location hoặc sử dụng các công cụ phối hợp để giảm sai sót do truyền thông và làm lại.

- Giảm các nhân tố gây nhiễu nhằm thiết lập ra các kết quả dự đoán được và tối ưu giá trị

- Tham gia và việc điều chỉnh dự án và mục tiêu nhóm bằng các chia sẻ tầm nhìn chung nhằm đảm bảo nhóm hiểu các mục tiêu phù hợp với mục tiêu dự án thế nào

- Khuyến khích nhóm đánh giá tốc độ bằng cách theo dõi và đo kết quả thực tế trong các vòng lặp trước hoặc các chuyển giao nhằm giúp các thành viên có được sự hiểu biết tốt hơn về năng lực của họ để tạo ra dự báo chính xác.

Lập kế hoạch thích ứng (adaptive planning)

- Lập kế hoạch ở nhiều mức (chiến lược, chuyển giao, vòng lặp, hàng ngày) để tạo ra mức độ chi tiết phù hợp bằng cách sử dụng phương pháp cuộn sóng (rolling wave planning) và chi tiết dần (progressive elaboration) để cân bằng kết quả dự báo được với việc khai thác các cơ hội.

- Lập kế hoạch hoạt động rõ ràng và minh bạch bằng cách khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan và công bố kết quả kế hoạch nhằm tăng cam kết và giảm mức độ không chắc chắn.

- Khi dự án triển khai, thiết lập và quản lý sự mong đợi bên liên quan bằng cách tạo ra mức độ cam kết cụ thể tăng dần nhằm đảm bảo sự hiểu biết chung về kết quả đầu ra.

- Điều chỉnh nhịp (cadence) và quy trình lập kế hoạch dựa vào kết quả của bài học kinh nghiệm (retrospective) về tính chất và quy mô/phức tạp/nghiêm trọng của kết quả dự án nhằm tối ưu giá trị.

- Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch dự án để phản ánh sự thay đổi về yêu cầu, tiến độ, ngân sách, và độ ưu tiên đã thay đổi dựa trên sự học tập của nhóm, kinh nghiệm chuyển giao, phản hồi của bên liên quan, và lỗi nhằm tối đa giá trị chuyển giao.

- Tạo ra quy mô của các hạng mục bằng cách sử dụng kỹ thuật chi tiết tăng dần (progressive elaboration) nhằm xác định quy mô dự án một cách độc lập với tốc độ nhóm dự án và biến số bên ngoài.

- Điều chỉnh năng lực bằng cách tích hợp nhu cầu vận hành và bảo trì và những nhân tố khác nhằm tạo ra hoặc cập nhật giá trị ước tính.

- Tạo ra ước tính về phạm vi, tiến độ, và chi phí để phản ánh mức độ hiểu biết tổng quan hiện tại của các nỗ lực cần thiết để thực hiện dự án nhằm phát triển một điểm khởi đầu cho quản lý dự án.

- Tinh chỉnh các phạm vi, tiến độ, và chi phí để phản ánh những hiểu biết cuối cùng về nỗ lực cân thiết để tiến hành quản lý dự án.

- Liên tục sử dụng dữ liệu từ các thay đổi trong nguồn lực, quy mô dự án, và thước đo tốc độ nằm đánh giá và ước tính khi nào hoàn thành

Phát hiện và giải quyết vấn đề (Problem Detection and Resolution)

- Tạo ra một môi trường an toàn và cởi mở bằng cách khuyến khích trao đổi và trải nghiệm, nhằm giảm các vấn đề và trở ngại có thể làm chậm nhóm hoặc ngăn cản khả năng tạo giá trị.

- Nhận diện ra các mối nguy và vấn đề bằng cách giáo dục và gắn kết nhóm ở những điểm khác nhau trong dự án nhằm giải quyết chúng ở những thời điểm thích hợp và cải tiến quy trình đã gây ra sự cố.

- Đảm bảo sự cố được giải quyết bằng các thành viên thích hợp và đặt lại kỳ vòng của vấn đề mà không thể giải quyết nhằm tối đa giá trị.

- Duy trì danh mục các nguy cơ và sự có một cách rõ ràng, được giám sát, được phân loại nhằm thúc đẩy trách nhiệm, hành động, và theo dõi trạng thái, giải pháp.

- Truyền thông trạng thái của mối nguy và sự cố bằng cách duy trì danh sách các mối nguy và tích hợp các hoạt động vào backlog nhằm tạo ra sự minh mạch

Cải tiến liên tục (Continuous Improvement)

- Điều chỉnh và thích ứng quy trình dự án bằng cách rà soat thường xuyên và tích hợp với thực hành nhóm, văn hóa tổ chức, và mục tiêu chuyển giao nhằm đảm bảo hiệu quả nhóm bên trong những hướng dẫn của tổ chức

- Cải tiến quy trình nhóm bằng cách triển khai bài học kinh nghiệm (retrospective) định kỳ và cải tiến trải nghiệm nhằm tăng hiệu quả của nhóm, dự án, và tổ chức.

- Tìm kiếm sự phản hồi về sản phẩm bằng cách chuyển giao tăng dần và trình bày định kỳ nhằm cải tiến giá trị sản phẩm.

- Tạo ra môi trường học tập liên tục bằng các đưa ra cơ hội cho nhóm và phát triển kỹ năng của họ nhằm tạo ra nhóm làm việc hiệu quả và có những chuyên gia tổng quát đa kỹ năng.

- Thách thức quy trình hiện tại bằng cách phân tích dòng giá trị và loại bỏ lãng phí nhằm tăng hiệu quả nhóm và cá nhân.

- Tạo ra sự cải tiến hệ thống bằng cách phổ biến kiến thức và thực hành với nhiều dự án và tổ chức nhằm tránh sai lầm lặp lại và cải tiến hiệu quả tổ chức về mặt tổng thể.

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo