https://hitclub.com rik vip go88 sunwin game bài 789club tha bet nhà cái 123b fun 88 888b Kênh trực tiếp bóng đá Cakhia TV HD Kênh Xoilac trực tiếp bóng đá miễn phí Link trực tiếp bóng đá 90Phut full HD

Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá

XEM XÉT ĐƠN HÀNG CHO NHU CẦU PHỤ THUỘC

Giới thiệu

Về phương pháp xem xét đơn hàng cho nhu cầu độc lập, người ta đã chỉ ra rằng chúng hoạt động tốt nhất khi nhu cầu ổn định và liên tục. Tuy nhiên, các kỹ thuật này không đạt yêu cầu để lập kế hoạch sản xuất hoặc mua các mặt hàng có nhu cầu phụ thuộc như: cụm lắp ráp, các thành phần và nguyên liệu thô. Các thành phần này được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng có nhu cầu độc lập, trong khi đó các yêu cầu về số lượng và thời gian của chúng rất phức tạp. Việc giả định rằng nhu cầu là ổn định và liên tục không áp dụng được cho nhu cầu phụ thuộc. Chính vì vậy cần phát triển và áp dụng kỹ thuật MRP.

>>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng

Tổng quan về ứng dụng MRP

Ứng dụng MRP sẽ phát các đơn đặt hàng để mua sắm, sản xuất và lắp ráp các thành phần của các mặt hàng nhu cầu phụ thuộc. Các mặt hàng này sẽ được sử dụng để sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu độc lập (các thành phẩm theo đặt hàng của khách hàng).

Nhu cầu độc lập cho một sản phẩm cuối sẽ được lên kế hoạch bởi kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS). Khi có kế hoạch sản xuất tổng thể thì MRP sẽ tính toán các yêu cầu về số lượng ròng và tổng lượng cho mỗi thành phần của sản phẩm cuối, ngày phát đơn đặt hàng dự kiến, ngày nhận đơn hàng sau khi xem xét số dư tồn kho có sẵn.

Phần mềm ứng dụng MRP sẽ tạo ra lưới MRP như hình bên dưới. Nó tạo ra một lịch trình theo từng giai đoạn cho mỗi thành phần, bao gồm cả ngày phát và nhận theo kế hoạch cho các công việc:

  1. Mua nguyên liệu thô và cụm lắp ráp
  2. Sản xuất linh kiện và cụm lắp ráp trong nhà máy

>>> Xem thêm: 

Ứng dụng MRP

Ứng dụng MRP (Ảnh minh họa)

Quy trình này có sự khác biệt trong môi trường làm theo đơn đặt hàng. Khi đó, trong nhiều trường hợp, đơn hàng cho sản phẩm cuối có thể được MRP lên lịch trực tiếp ngay khi nhận đơn hàng.

Lập kế hoạch về yêu cầu dịch vụ

Trong quản lý dịch vụ, có một quy trình tương tự như MRP, đó là là lập kế hoạch theo yêu cầu dịch vụ (SRP). SRP được áp dụng cho các hoạt động dịch vụ của các nhà sản xuất cũng như các công ty công nghiệp dịch vụ. SRP sẽ làm những việc sau:

  1. Sử dụng BOM để xác định vật liệu nào là cần thiết để đáp ứng nhu cầu độc lập trong kế hoạch dịch vụ tổng thể dựa trên nhu cầu phụ thuộc và các thành phần
  2. dùng định mức sử dụng lao động để xác định số lượng và loại lao động cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong MPS
  3. xem xét khi nào cần nguyên liệu và cần bù đắp vào phát đơn hàng theo kế hoạch dựa trên việc mua hàng và lead time giao hàng.
  4. tạo lịch làm việc dựa trên ngày hoàn thành dịch vụ theo kế hoạch và yêu cầu về nhân công
  5. đề xuất sắp xếp lại lịch trình khi không thể được đáp ứng ngày đến hạn

Đánh giá trực quan

Trong đánh giá trực quan, điểm đặt hàng sẽ dựa trên số lượng sẵn có. Nó giả định rằng mức tối thiểu và tối đa đã được thiết lập. Khi đạt đến mức tối thiểu, hàng tồn kho được bổ sung đến mức tối đa. Đây được gọi là hệ thống min-max. Mức tối thiểu có thể được xác định bởi công thức điểm đặt hàng. Mức tối đa có thể được xác định bởi không gian trưng bày hoặc các cân nhắc mang tính kinh tế của đơn đặt hàng.

Kỹ thuật này được áp dụng cho các mặt hàng có giá trị tương đối thấp trong dịch vụ và sản xuất. Nếu chi phí hàng tồn kho không đáng kể thì không cần ước tính chính xác doanh số hoặc mức sử dụng để thiết lập mức tồn kho tối đa.

Kanban

Hệ thống Kaban là một tính năng quan trọng của hệ thống kéo trong môi trường lean. Một kanban là một tín hiệu cho một trạm ngược dòng bắt đầu sản xuất các bộ phận. Tín hiệu có thể là đèn, thẻ hoặc khoảng trống trên sàn. Trạm ngược dòng chỉ bắt đầu sản xuất các bộ phận khi nhận được tín hiệu.

Nhờ vậy, tín hiệu kanban kiểm soát sự chuyển động của nguyên liệu thô và các bán thành phẩm đi tới các trạm tiếp theo. Số lượng sản xuất của Kanban cho mỗi trạm là như nhau dựa trên một phân tích tổng hợp về các yêu cầu sản xuất.

Kaban là một hệ thống cần thiết trong môi trường lean để tăng cường việc loại bỏ phế phẩm trong quá trình sản xuất thông qua việc giảm bớt WIP, cải thiện tiến trình công việc, tăng sự thông suốt và sản xuất dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu các phương pháp xem xét đơn đặt hàng cho nhu cầu phụ thuộc trong chuỗi cung ứng cùng khóa học Quản lý chuỗi cung ứng của FMIT®

Để hiểu hơn về chuỗi cung ứng cũng như các hoạt động trong vận hành chuỗi cung ứng, hãy tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn SCOR® của Viện FMIT® để chuẩn hóa thêm những kiến thức theo chuẩn quốc tế áp dụng trong môi trường làm việc hiện tại hoặc trang bị những hành trang cho bước phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng tại FMIT® sẽ:

  1. Giúp các nhà quản lý có được tư duy quản trị mới theo nguyên lý chuỗi cung ứng
  2. Giúp các nhà quản lý nắm bắt các kỹ thuật, mô hình, và công nghệ quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều tập đoàn trên thế giới
  3. Giúp các nhà quản lý có được thông tin để ra quyết định trong việc định hướng chiến lược phát triển, thiết kế tổ chức, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
  4. Giúp các nhà quản lý có được công cụ, kỹ thuật và cách thức áp dụng vào trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp
  5. Chuẩn hóa các kỹ thuật, khái niệm, mô hình theo chuẩn quốc tế mà không phải là các kinh nghiệm cá nhân rời rạc và thiếu hệ thống
  6. Đào tạo theo tiêu chuẩn SCOR® được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Học viên tham gia khóa học quản lý chuỗi cung ứng của Fmit

  • Học viên tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng của FMIT

    Nếu bạn đang giữ vai trò là ban lãnh đạo, ban giám đốc, giám đốc chuỗi cung ứng, phòng mua hàng, phòng cung ứng, phòng logistics… thì khóa học này tổ chức ra là dành cho bạn. Một trong những giải pháp mà các nhà quản lý có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng, năng lực của mình là tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn muốn hạn chế tồn kho trong hoạt động chuỗi cung ứng của hoạt động doanh nghiệp của mình thì còn đợi chờ gì mà không tham gia khóa học này cùng chúng tôi.

    Liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ:

    BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

    Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM

    VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Tel: (028) 3930 1724 | Fax: (028) 3930 1725

    Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

  • Đào tạo khóa học

  1. Giám đốc điều hành

  2. Kiểm toán nội bộ

  3. Quản lý chuỗi cung ứng

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo