Dự án có nhiều hình thức và có nhiều cách để thực hiện. Nhóm dự án cần nhận ra tính chất và lựa chọn phương pháp thích hợp để quản lý thành công dự án đó. Bài viết dưới đây, FMIT giới thiệu sơ lược về các vòng đời dự án (project life cycle ) hay còn gọi là các phương pháp phát triển dự án (development approach). Nội dung chi tiết có thể tìm hiểu đầy đủ và hệ thống ở các khóa học liên quan về quản lý dự án, khóa học Agile, hoặc luyện thi chứng chỉ quốc tế PMP.
Về cơ bản, có 4 cách tiếp cận như sau:
Đối với phương pháp predictive, kế hoạch sẽ chỉ dẫn thực hiện công việc. Phần lập kế hoạch sẽ tiến hành nhiều nhất có thể ở trước đó. Các yêu cầu được chỉ ra một cách chi tiết nhất. Nhóm dự án sẽ ước tính năng lực của họ khi nào có thể tạo ra được kết quả dự án và thực hiện các hoạt động thầu.
Dự án predictive thường rõ ràng về yêu cầu, nhóm dự án ổn định, và ít rủi ro. Nhóm dự án thường hạn chế các thay đổi phát sinh. Khi nhóm dự án đã làm rõ yêu cầu và kế hoạch của dự án, họ cũng sẽ làm rõ các ràng buộc và sử dụng các ràng buộc này để quản lý rủi ro và chi phí. Trong quá trình hiện thực, họ sẽ giám sát để quản lý các thay đổi ảnh hưởng đến công việc, thời gian, và ngân sách. Dự án predictive không thể chuyển giao kết quả cho đến kho hoàn thành dự án.
Dự án iterative cải tiến sản phẩm hoặc kết quả thông các mô hình hoặc các minh chứng. Mỗi mô hình sẽ tạo phản hồi mới của các bên liên quan và làm tăng thêm kiến thức cho nhóm dự án. Sau đó, nhóm dự án sẽ tích hợp các thông tin mới này bằng cách lặp lại 1 hay nhiều hoạt động dự án trong chu kỳ tiếp theo. Nhóm dự án có thể sử dụng khái niệm hộp thời gian (timeboxing) cho từng vòng lặp trong vòng vài tuần, thu thập tri thức, và làm lại các hoạt động dựa và các tri thức đó. Bằng các này, các vòng lặp sẽ nhận diện và giảm mức độ không chắc chắn của dự án.
Lợi ích dự án từ phương pháp iterative là khi độ phức tạp cao, khi thay đổi xảy ra thường xuyên, hoặc khi phạm vi công việc có các quan điểm khác nhau về kết quả cuối từ nhiều bên liên quan. Iterative có thể sẽ kéo dài thời gian vì chúng tập trung vào tối ưu về giải pháp hơn là chú trọng về tốc độ chuyển giao.
Một vài dự án tập trung vào việc tối ưu tốc độ chuyển giao. Nhiều sáng kiến không thể chờ đến khi mọi thứ hoàn thành; khách hàng sẵn sàng nhận một tập con của giải pháp tổng thể trước. Việc chuyển giao kết quả được thực hiện theo kiểu tăng dần.
Incremental tối ưu công việc chuyển giao giá trị cho khách hàng và sponsor thường xuyên thay vì 1 lần, sản phẩm cuối. Nhóm dự án lập kế hoạch cho các kết quả ban đầu trước khi bắt đầu công việc, tạo ra kết quả và chuyển giao sớm từ 1 đến vài tuần. Khi dự án tiếp diễn, nhóm có thể đi lệch xa so với tầm nhìn ban đầu. Tuy nhiên, việc này không quan trọng bằng việc khách hàng có được giá trị sớm.
Việc hoàn thành và chuyển giao kết quả có thể sử dụng phương pháp sản phẩm với giá trị cơ bản và tăng dần - MVP (minimum viable product) để chuyển giao đến khách hàng. Giao cho khách hàng một phần công việc là ví dụ về incremental.
Ví dụ, đơn vị xây dựng muốn trình bày một phòng hoặc 1 tầng hoàn chỉnh trước khi tiếp tục với phần còn lại của tòa nhà. Khách hàng có thể thấy và đồng ý với phong cách, màu sắc, và chi tiết khác hoặc điều chỉnh trước khi đầu tư thêm. Cách này giúp giảm việc phải làm lại hoặc sự không hài lòng của khách hàng.
Trong môi trường agile, nhóm dự án mong đợi yêu cầu được thay đổi. Phương pháp iterative và incremental giúp phản hồi và lập kế hoạch tốt hơn cho phần tiếp theo trong dự án.
Chuyển giao nhanh sẽ giúp làm rõ những yêu cầu mơ hồ hoặc chưa thấy rõ giúp dự án điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có 2 cách để tiến hành bao gồm: iteration-based và flow-based.
Trong iteration-based agile, nhóm dự án làm việc với các vòng lặp có thời lượng bằng nhau để hoàn thành các kết quả. Nhóm sẽ chọn những thành phần quan trọng nhất và phối hợp với các thành viên để hoàn thành. Sau đó nhóm lại tiếp tục với những thành phần quan trọng còn lại. Nhóm sẽ quyết định tiến hành công việc nào trong khung thời gian đó, và không chỉ ra tất cả công việc trong 1 lần.
Đối với flow-based agile, nhóm kéo công việc từ danh mục cần thực hiện (backlog) dựa vào năng lực để bắt đầu chứ không dựa vào tiến độ theo từng vòng lặp. Nhóm sẽ ghi nhận các công việc trong bảng công việc (task board) và quản lý công việc cho mỗi cột. Mỗi đặc điểm có thể tốn thời lượng khác nhau để hoàn thành. Nhóm quản lý các công việc dang dở (Work in progress) ở mức tối thiểu để nhận diện các vấn đề sớm và giảm việc làm lại. Nhóm và các bên liên quan sẽ tự xác định tiến độ phù hợp cho kế hoạch, rà soát sản phẩm, và bài học kinh nghiệm mà không cần theo vòng lặp (iteration).
Dự án agile cần áp dụng các nguyên tắc Agile Manifesto. Việc chuyển giao sớm và thường xuyên các kết quả có giá trị có thể làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Agile kết hợp cả iterative và incremental để thích ứng với sự thay đổi nhiều và chuyển giao giá trị thường xuyên.