Tìm hiểu COSO là gì và Tư vấn doanh nghiệp - Kiểm soát nội bộ theo chuẩn COSO 2013 để giúp doanh nghiệp giảm rủi ro kinh doanh và hướng đến quản trị doanh nghiệp theo hướng đa mục tiêu.
Một tổ chức, một doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà quản lý đều cần thực hiện hai hệ thống chạy song song.
Dưới đây, FMIT tư vấn doanh nghiệp - kiểm soát nội bộ chuẩn COSO®.
Tư vấn doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai – kiểm soát nội bộ được thiết lập trên cơ sở quản trị rủi ro để đưa ra các biện pháp, chính sách, thủ tục, nâng cao tinh thần, tạo giá trị, phân chia chức năng, thẩm quyền của những người liên quan phù hợp và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi tổ chức, giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, tăng sự tin cậy đối với báo cáo tài chính, hạn chế các sự cố, mất mát, bảo vệ tài sản, tăng tính tuân thủ và hoàn thành mục tiêu.
Tư vấn doanh nghiệp hiệu quả tại FMIT
Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO® đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các DN và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. COSO® đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Trên nền tảng chuẩn quốc tế COSO®, Học Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI® ra đời tại Hoa Kỳ và chi tiết các công cụ, phương pháp nhằm hoàn chỉnh hệ thống KSNB. Năm 2012, Viện FMIT® đã chính thức hợp tác với Viện KSNB ICI® và trở thành đối tác độc quyền triển khai tư vấn doanh nghiệp về hệ thống Quản trị rủi ro & KSNB tại Việt Nam.
Chương trình tư vấn tại FMIT® nhằm mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện, đánh giá công việc, cải tiến hệ thống, cũng như phát triển các công cụ và phương pháp quản trị bổ trợ như hệ thống ERP được điều chỉnh trên nền tảng cốt lõi của hệ thống quản lý,…
>> Xem thêm: Kiểm toán nội bộ chi tiết có quy trình thế nào?
FMIT là tổ chức tư vấn và đào tạo quốc tế độc quyền của ICI tại Việt Nam nhằm đem đến giải pháp tối ưu, lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. FMIT là địa chỉ tin cậy cho bạn lựa chọn tư vấn doanh nghiệp quản trị rủi ro:
Lợi ích khi tư vấn doanh nghiệp tại FMIT
Có rất nhiều định nghĩa về kiểm soát nội bộ khác nhau, nó ảnh hưởng đến các cơ quan tổ chức liên quan khác nhau theo những mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung định nghĩa COSO được chấp nhận rộng rãi, vậy COSO kiểm toán nội bộ là gì? COSO® tiếng anh gọi là Committee Of Sponsoring Organization, một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính. COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ như sau:
COSO là gì?
Báo cáo của COSO được lưu hành và công bố dưới tiêu đề: Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control - Intergrated Framework) đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ theo COSO như sau: "Kiểm soát nội bộ là một quá trình được chi phối bởi các người cấp cao và người cấp thấp, nó được thiết lập nhằm mục đích đảm bảo các yếu tố sau đây:
Theo quy ước COSO 2013, kiểm soát nội bộ (KSNB) là quá trình mà người lãnh đạo cấp cao (Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo) và các nhân viên đơn vị. Được thiết lập nhằm mục đích cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được mục tiêu liên quan đến báo cáo tài chính.
Hệ thống kiểm toán nội bộ theo khung COSO 2013 có tiền thân từ hệ thống COSO 1992. Báo cáo COSO 1992 được xem là tài liệu đầu tiên trong nghiên cứu COSO là gì một cách đầy đủ và có hệ thống. Theo COSO 1992, kiểm soát nội bộ theo gồm có 5 nguyên tắc chính:
Kế thừa từ những nguyên tắc cũ, kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 đã mở rộng ra 17 nguyên tắc giải thích cho những khái niệm cơ bản liên quan đến các yếu tố trên, cụ thể:
Tất cả 17 nguyên tắc đều được áp dụng cho mục tiêu chung và mục tiêu riêng rẻ, bởi các nguyên tắc này được lấy trực tiếp từ những yếu tố cấu thành. Có thể nói cách khác, hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 được cấu thành dựa trên 5 phần cơ bản của COSO 1992 và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhờ có hệ thống KSNB mà doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình quản lý, cũng như trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, thông qua hệ thống KSNB 2013 doanh nghiệp phát hiện những thiệt hại, sai sót trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra những phương pháp bảo quản và sử dụng hợp lý nguồn tài sản của doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO giúp duy trì và kiểm tra các chính sách liên quan có tuân thủ pháp luật hay không, để ngăn chặn kịp thời những hành vi gian lận và sai sót trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những thông tin không đáng tin cậy cũng được phát hiện nếu KSNB hữu hiệu.
Theo báo cáo của COSO 2013, sự hiệu quả của hệ thống KSNB dựa trên 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc xác định ý nghĩa COSO có hữu ích hay không là kết quả của cuộc đánh giá liệu mỗi bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu và hiệu quả không.
Trên đây là một vài thông tin về dịch vụ tư vấn doanh nghiệp - kiểm soát nội bộ nhằm quản trị rủi ro cho các tổ chức doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Địa chỉ liên hệ:
126 Nguyen Thi Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM
Điện thoại: (028) 3930 1724 | Fax: (028) 3930 1725
Hotline: 098 854 0011
18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 093 848 6939
Email: info@fmit.vn - Website: www.fmit.vn