https://hitclub.com rik vip go88 sunwin game bài 789club tha bet nhà cái 123b fun 88 888b Kênh trực tiếp bóng đá Cakhia TV HD Kênh Xoilac trực tiếp bóng đá miễn phí Link trực tiếp bóng đá 90Phut full HD

Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá

https://kubetd1.com/ liên minh okvip

Tính độc lập và khách quan (independence and objectivity) trong kiểm toán nội bộ là gì?

Với kiểm toán nội bộ hoạt động kiểm toán nội bộ phải được lập, và các kiểm toán nội bộ phải khách quan trong việc thực hiện công việc của họ là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu đi các tiêu chuẩn này, hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ suy giảm giá trị và kết quả công việc có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến họ khó có thể hoàn thành được sứ mệnh của kiểm toán nội bộ là tạo giá trị, giúp cải tiến hệ thống rủi ro, kiểm soát, và quản trị của tổ chức giúp tổ chức đạt được các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị. Trong bài viết dưới đây, FMIT giới thiệu sơ lược một số thông tin chung về tính độc lập và khách quan, chi tiết nội dung có thể tìm thấy trong các khóa học liên quan được tổ chức bởi FMIT về kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế IIA, khóa học luyện thi chứng chỉ kiểm toán quốc tế CIA.

Tính độc lập (independence) là gì?

Độc lập (independence) là tự do khỏi những điều kiện có thể làm nguy cơ cho khả năng thực hiện trách nhiệm của kiểm toán nội bộ một cách lệch lạc.

Để đạt được mức độ độc lập cần thiết nhằm thực hiện hiệu quả trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ, CAE phải có quyền tiếp cận trực tiếp và không giới hạn với Ban quản lý và hội đồng. Điều này có thể đạt được thông qua mối quan hệ báo cáo đôi (cho hội đồng và cho quản lý). Các mối nguy đến sự độc lập phải được quản lý ở cấp độ từng kiểm toán viên nội bộ, chương trình đánh giá, ở phòng ban kiểm toán nội bộ, và ở cấp độ tổ chức.

Thông thường, những điều kiện như vậy bắt nguồn từ việc thiết lập cơ cấu tổ chức và trách nhiệm được phân cho kiểm toán nội bộ. Ví dụ, khi kiểm toán nội bộ báo cáo bên trong các phòng ban khác trong tổ chức, nó sẽ không được xem là độc lập đối với phòng ban đó, nếu phòng đó là đối tượng của kiểm toán. Tương tự như vậy, nếu CAE có chức năng chuyên môn rộng hơn là kiểm toán nội bộ, ví dụ như đảm trách luôn quản trị rủi ro hoặc tuân thủ, thì kiểm toán nội bộ sẽ không độc lập trong những hoạt động có thêm này, vì đó là những đối tượng của kiểm toán.

Tuy nhiên, CAE không thể một mình xác định tính độc lập của tổ chức và thiết lập cơ cấu tổ chức cho kiểm toán nội bộ được; CAE cần sự trợ giúp từ hội đồng và quản lý cấp cao để giải quyết vấn đề độc lập một cách hiệu quả. Thông thường, CAE, hội đồng, và quản lý cấp cao thống nhất sự hiểu biết chung về trách nhiệm, quyền hạn, và kỳ vọng của kiểm toán nội bộ để đưa ra nền tảng công việc và thảo luận về tính độc lập cũng như vị trí của kiểm toán nội bộ trong tổ chức.

Phụ thuộc vào kinh nghiệm và mong muốn của hội đồng và quản lý cấp cao, việc đạt được tầm nhìn chung có thể yêu cầu cần phải thảo luận nhiều lần để tăng sự nhận thức của quản lý cấp cao và hội đồng về tầm quan trọng của tính độc lập, phương tiện để đạt được nó, và các thảo luận chính cũng như là quan hệ báo cáo, yêu cầu về luật pháp và chuyên môn, đối sánh các tiêu chuẩn, và các vấn đề về văn hóa trong tổ chức.

Nói chung, điều lệ kiểm toán nội bộ sẽ phản ánh các quyết định được thống nhất liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền, kỳ vọng, cũng như vị trí và cách thức báo cáo của bộ phận kiểm toán nội bộ.

Tính độc lập tổ chức đạt được khi CAE báo cáo chức năng lên hội đồng. Một số ví dụ sau đây cho việc báo cáo hội đồng bao gồm:

  • Phê duyệt điều lệ kiểm toán nội bộ (internal audit charter)
  • Phê duyệt kế hoạch kiểm toán dựa vào rủi ro (risk-based audit plan)
  • Phê duyệt ngân sách kiểm toán nội bộ và kế hoạch nguồn lực
  • Nhận thông tin từ CAE về kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ liên quan đến kế hoạch và các vấn đề khác
  • Phê duyệt các quyết định liên quan đến bổ nhiệm và bãi nhiệm CAE
  • Phê duyệt sự khen thưởng cho CAE
  • Yêu cầu quản lý và CAE phù hợp để xác định xem các phạm vi không phù hợp hoặc nguồn lực bị giới hạn có không

Tính khách quan (objectivity) của kiểm toán nội bộ là gì?

Tính khách quan (objectivity) là thái độ về tinh thần không thiên lệch cho phép kiểm toán nội bộ thực hiện chương trình đánh giá theo cách mà họ tin vào công việc của họ và chất lượng công việc không bị suy giảm đi. Tính khách quan yêu cầu kiểm toán nội bộ không bị ảnh hưởng dưới sự áp đặt về vấn đề kiểm toán của người khác. Các nguy cơ về tính khách quan phải được quản lý ở cấp độ từng kiểm toán nội bộ, chương trình kiểm toán, phòng ban, và cấp tổ chức.

Để hiện thực tiêu chuẩn này, CAE phải hiểu về các chính sách và hoạt động bên trong tổ chức và trong bộ phận kiểm toán nội bộ để vốn có thể làm nâng cao hoặc cản trở tư duy. Ví dụ, nhiều tổ chức có các tiêu chuẩn lương thưởng và đánh giá kết quả công việc tiêu chuẩn, chẳng hạn xung đột lợi ích của nhân viên kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá kết quả. CAE muốn hiểu bản chất các chính sách liên quan và xem xét sự ảnh hưởng của chúng lên các hoạt động kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ cũng sẽ phải điều chỉnh chính sách của tổ chức để chỉ ra vai trò kiểm toán nội bộ một cách cụ thể và có thể xây dựng các chính sách liên quan cho hoạt động kiểm toán nội bộ, như là chính sách liên quan đến nhu cầu đào tạo.

Có thể có trong thực tế việc đánh giá kết quả công việc và lương thưởng có thể ảnh hưởng mạnh đến tính khách quan của cá nhân. Ví dụ, nếu việc đánh giá kết quả, lương, thưởng của kiểm toán nội bộ dựa trên khảo sát sự hài lòng của khách hàng, thì kiểm toán nội bộ sẽ lo ngại báo cáo kết quả tiêu cực với khách hàng sẽ dẫn đến hậu quả báo cáo chỉ số hài lòng thấp. Vì thế, CAE cần suy nghĩ cẩn thận khi thiết kế chương trình đánh giá kết quả của kiểm toán nội bộ và hệ thống tính lương và xem xét các thước đo sử dụng có thể làm ảnh hưởng tính khách quan của kiểm toán nội bộ. Lý tưởng, quy trình đánh giá sẽ cân bằng kết quả kiểm toán viên nội bộ, kết quả đánh giá, khách hàng phản hồi.

Để quản lý tính khách quan của kiểm toán nội bộ một cách hiệu quả, CAE có tài liệu về chính sách kiểm toán nội bộ để mô tả mong đợi và yêu cầu về tư duy không thiên lệch. Những tài liệu chính sách này có thể bao gồm:

  • Tầm quan trọng của tính khách quan của công việc kiểm toán nội bộ
  • Các tình huống phổ biến có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vì lợi ích cá nhân, tự rà soát, người thân, bị ảnh hưởng. Các ví dụ bao gồm các lĩnh vực kiểm toán nơi kiểm toán nội bộ đã làm việc qua; đánh giá thành viên trong gia đình hoặc bạn thân; hoặc giả sử, không có chứng cứ mà chỉ căn cứ vào kinh nghiệm ấn tượng tốt trước đó.
  • Các hành động kiểm toán nội bộ có thể thực hiện nếu họ nhận ra vấn đề khách quan, như là thảo luận về vấn đề đó với quản lý kiểm toán nội bộ hoặc CAE
  • Các yêu cầu về báo cáo trong đó mỗi kiểm toán viên nội bộ xem xét và công bố định kỳ xung đột lợi ích.

Để có thể thúc đẩy tầm quan trọng của các chính sách này giúp toàn bộ kiểm toán nội bộ nhận ra tầm quan trọng, CAE phải thường xuyên tổ chức họp, đào tạo về kiến thức nền tảng. Những buổi đào tạo như vậy thường cho phép kiểm toán nội bộ hiểu rõ hơn về tính khách quan bằng cách xem xét các kịch bản có thể ảnh hưởng tính khách quan và làm thế nào để giải quyết chúng. Hơn nữa, khi phân nhiệm vụ kiểm toán nội bộ và chương trình đánh giá cụ thể, CAE cũng phải xem xét tính khách quan có thể ảnh hưởng không và tránh phân bổ những cá nhân có thể vi phạm tính khách quan này.

Nhiều tài liệu có thể chỉ dẫn cho việc tuân thủ tiêu chuẩn, bao gồm điều lệ kiểm toán nội bộ; sơ đồ tổ chức với trách nhiệm báo cáo chính sách tài liệu bao gồm tính độc lập khách quan, chỉ ra xung đột lợi ích, đánh giá kết quả công việc; hồ sơ đào tạo. 


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo