Tính độc lập, khách quan đề cập đến thái độ vô tư, không thiên vị, tránh các xung đột lợi ích của một người kiểm toán viên. Bài viết dưới đây, FMIT sẽ giới thiệu tính độc lập, khách quan của kiểm toán viên.
Xung đột lợi ích là tình huống mà khi đó kiểm toán viên nội bộ có cạnh tranh về chuyên môn hoặc lợi ích cá nhân khi đang được tin tưởng. Những cạnh tranh về lợi ích sẽ khiến cho kiểm toán viên khó có thể thực hiện công việc 1 cách vô tư. Xung đột lợi ích tồn tại ngay cả khi không có hành vi phi đạo đức hoặc hành động không đúng chuẩn mực. Xung đột lợi ích có thể làm suy giảm niềm tin vào kiểm toán viên nội bộ, các hoạt động kiểm toán và tính chuyên nghiệp. Xung đột lợi ích cũng làm giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm 1 cách khách quan của kiểm toán viên nội bộ.
Để thực hiện chuẩn mực này thì Giám đốc Kiểm toán Nội bộ (CAE) trước hết phải tìm hiểu chính sách, các hoạt động của tổ chức và trong kiểm toán nội bộ để tăng cường hoặc cản trở tư duy khách quan.
Các hoạt động kiểm toán nội bộ có khách hàng với các nhu cầu khác nhau cho mỗi dịch vụ. Giám đốc điều hành tổ chức, hội đồng quản trị, các nhà quản lý hoạt động và ủy ban kiểm toán chỉ là một số khách hàng tiềm năng trong một doanh nghiệp. Các khách hàng khác nhau sẽ có những quyền lợi khác nhau dù cho ý định ban đầu của tổ chức là sự đồng đều giữa các phòng ban, ví dụ, giám đốc điều hành cấp cao sẽ vẫn có thể nhận được bonus dù chỉ đạt được mức hiệu suất thấp nhất. Các hoạt động có thể được tập trung vào kết quả kiểm toán để cải thiện hiệu suất hoạt động. Trọng tâm chính của ủy ban kiểm toán có thể là các hoạt động kiểm soát và quản lý rủi ro. Một thực tế khá phức tạp là Giám đốc Kiểm toán nội bộ (mở rộng ra là các hoạt động kiểm toán nội bộ) phải báo cáo hành chính tới quản lý cấp cao nhưng cũng phải giám sát việc quản lý. Dù có những xung đột lợi ích như vậy nhưng một kiểm toán viên nội bộ vẫn phải duy trì được tính khách quan - một thái độ tinh thần độc lập - trong việc thực hiện các cam kết.
Như đã đề cập trước đó, các Giám đốc kiểm toán nội bộ sẽ ghi nhận lại các nguyện vọng và yêu cầu xung quanh việc duy trì tính khách quan, độc lập. Nhiều hướng dẫn hoặc sổ tay chính sách sẽ mô tả chi tiết các tình huống làm suy giảm tính độc lập, khách quan. Một số ví dụ về các tình huống làm giảm tính khách quan như:
Nhận biết khả năng suy giảm tính khách quan, độc lập (Ảnh minh họa)
Thông thường trong hướng dẫn cũng sẽ có mô tả các hành động thích hợp để kiểm toán viên bộ thực hiện nếu họ nhận thức được hoặc quan tâm đến các khả năng suy giảm đó. Điển hình như bước đầu tiên sẽ là thảo luận mối quan ngại với người quản lý kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc kiểm toán nội bộ để xác định xem liệu tình huống này có thật sự là khả năng làm suy giảm tính khách quan, độc lập hay không và cách xử lý tốt nhất.
Các chính sách và đánh giá liên tục về tính khách quan cá nhân sẽ đặt ra giai đoạn cho một kiểm toán viên nội bộ để thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách khách quan. Các thực tiễn tốt nhất được bổ sung để duy trì tính khách quan cá nhân bao gồm các hành động sau:
Tính khách quan phải được duy trì trong thực tế và trên pháp lý. Các tặng phẩm như bút, lịch, mẫu dùng thử… để phát cho nhân viên hoặc phát hành phải có giá trị tối thiểu và không làm cản trở các đánh giá chuyên nghiệp của kiểm toán viên nội bộ. Tương tự như vậy, việc chấp nhận lời mời ăn trưa hoặc cho nhận bữa trưa được mua giùm sẽ không ảnh hưởng đến tính khách quan của kiểm toán nội bộ. Khi đánh giá tính khách quan, hãy xem xét điều gì là “hợp lý” so với những gì có thể được coi là xung đột lợi ích.
Tham gia khóa học kiểm toán nội bộ theo chuẩn quốc tế IIA®, học viên sẽ nắm được:
Khóa học kiểm toán nội bộ theo chuẩn quốc tế IIA® tại Viện đào tạo FMIT®
Khóa đào tạo này phù hợp với những đối tượng là:
Đặc biệt hơn, kết thúc khóa này, học viên còn được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình KIỂM TOÁN NỘI BỘ theo chuẩn quốc tế IIA® và có thể tiếp tục luyện thi lấy chứng chỉ quốc tế CIA® theo nhu cầu. Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ?
BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT
Trụ sở chính: Tầng 5, số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM
VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (028) 3930 1724 – Fax: (028) 3930 1725
Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)
Email: info@fmit.vn – Website: www.fmit.vn