Sự tham gia (engagement) tích cực của nhân viên vào công việc được hiểu theo nghĩa nhân viên có sự tham gia chủ động, đóng góp, và sẵn sàng cùng với tổ chức đi về phía trước. Sự tham gia còn có nghĩa nhân viên nỗ lực cao để thực hiện công việc, cảm thấy tự hào về công việc, tận tâm với công việc, tập trung và say mê với công việc. Sự tham gia không thích hợp theo kiểu giao dịch (transactional engagement) diễn ra trong trường hợp nhân viên và tổ chức làm việc theo hình thức ngắn hạn, hoàn thành công việc bắt buộc, không cảm thấy có động lực, và sẵn sàng rời đi khi có cơ hội tốt hơn.
Với vai trò của nhà quản lý, việc tham gia của nhân viên theo nghĩa tích cực hoặc ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lâu dài của tổ chức, ảnh hưởng khả năng thực hiện chiến lược của tổ chức. Với vai trò nhà quản lý, việc quản lý được sự tham gia của các bên liên quan, cụ thể trong bài viết này là sự tham gia của nhân viên một cách tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức. Bài viết này sẽ giới thiệu một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng quá trình này giúp các nhà quản lý và các giám đốc điều hành có thêm các thông tin trong công tác lãnh đạo và phát triển tổ chức của mình.
Năm 2012, tổ chức Gallup, có trụ sở tại Washington, D.C., đã tiến hành phân tích tổng hợp thứ tám về khảo sát sự tham gia nhân viên trong “Q12 Engagement Survey”, sử dụng 263 nghiên cứu trên 192 tổ chức trong 49 ngành công nghiệp và 34 quốc gia. Trong mỗi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Gallup tính toán thống kê mối quan hệ tương tác giữa sự tham gia của nhân viên và kết quả hiệu suất tổ chức cung cấp: sự tham gia của nhân viên càng tích cực, kết quả của tổ chức càng hiệu quả. Kết quả chỉ ra các chỉ số khác nhau giữa top những công ty có sự tham gia tích cực hàng đầu và những công ty (bottom) ở mức thấp với sự tham gia của nhân viên theo cách ngắn hạn như sau:
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra quan hệ giữa sự tham gia tích cực của nhân viên và phúc lợi (well-being) của nhân viên. Phúc lợi được hiểu theo nghĩa rộng gồm các phương diện như:
Nghiên cứu của Towers Watson trong mối quan hệ giữa sự tham gia (engagement) và phúc lợi (well-being) cho rằng:
Một nghiên cứu của Hewitt về 900 công ty tại tám thị trường cho thấy rằng tại đỉnh cao của cuộc Đại suy thoái năm 2008 đến năm 2009, văn hóa tổ chức là rất quan trọng để duy trì sự tham gia của nhân viên và văn hóa và sự tham gia tích cực đó đã bổ trợ cho nhau để cùng cải thiện tài chính hiệu quả hoạt động của các tổ chức.
Văn hóa tổ chức có thể được nhìn thấy trong lời nói và hành động, thể hiện sự nhất quán về giá trị và nhận thức của tổ chức. Một tổ chức hiệu quả khi có được văn hóa và chiến lược phù hợp với nhau. Điều này có thể đạt được thông qua vai trò lãnh đạo, những câu chuyện truyền cảm hứng trong tổ chức, hoặc những hoạt động liên quan đến sự cam kết.
Trên đây là các chủ đề về tầm quan trọng của sự tham gia tích cực của nhân viên và lợi ích của nó với sự tốt đẹp cho cả tổ chức và nhân viên đó. Phần cuối này sẽ trình bày các nhân tố chủ đạo trong việc tạo động lực cho nhân viên tham gia bao gồm:
Dưới đây là một số động lực ở các quốc gia khác nhau:
Quốc gia | Động lực |
---|---|
Australia |
Chất lượng của các mối quan hệ tại nơi làm việc, bao gồm cả huấn luyện |
Brazil |
Ý thức về thành tích cá nhân, sự tin tưởng vào quản lý cấp cao, cơ hội đào tạo, trả lương công bằng dựa trên hiệu suất, dịch vụ khách hàng danh tiếng tốt, lợi ích tương đương với ngành |
Canada |
Được đối xử tôn trọng, cân bằng công việc / cuộc sống tốt, cảm thấy họ có thể cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng hoặc khách hàng |
Trung Quốc |
Ý thức về thành tích cá nhân, trả công công bằng dựa trên hiệu suất, danh tiếng tốt về dịch vụ khách hàng, lợi ích tương đương với ngành, sự tự tin trong quản lý cấp cao, hệ thống CNTT hỗ trợ nhu cầu kinh doanh, đào tạo cơ hội, phản hồi hiệu suất thường xuyên |
Pháp |
Cân bằng công việc / cuộc sống, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, được đối xử tôn trọng |
Ấn Độ |
Loại công việc, cơ hội thăng tiến |
Nhật |
Lương cơ bản và khuyến khích |
Sweden |
Đối xử tôn trọng, loại công việc họ tham gia, ý thức cá nhân thành quả |
Anh |
Ý thức về thành tích cá nhân, sự tin tưởng vào quản lý cấp cao, cơ hội đào tạo, trả lương công bằng dựa trên hiệu suất, danh tiếng tốt cho dịch vụ khách hàng, lợi ích tương đương với ngành |
Mỹ |
Tự tin rằng các mục tiêu nghề nghiệp có thể được đáp ứng, ý thức cá nhân thành tích, niềm tin vào sự thành công của tổ chức, chất lượng cao ưu tiên, cơ hội cho tăng trưởng và phát triển, thông tin và hỗ trợ quản lý sự nghiệp, linh hoạt để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt |
Trong khảo sát toàn cầu của Aon Hewitt vào 2014 về xu thế tạo sự tham gia tích cực của nhân viên có chỉ ra các nhân tố tích cực sau. Với vai trò các nhà quản lý, chúng ta cần nghiên cứu và vận dụng phù hợp: