Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
https://kubetd1.com/ liên minh okvipHiện nay, thuật ngữ Supply Chain vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Song, đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng chiến lược và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể, Supply Chain là gì? Chức năng và lợi ích của Supply Chain đối với doanh nghiệp ra sao? Cùng Viện FMIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Supply Chain là gì? Mô hình quản lý chuỗi cung ứng
Có thể hiểu, Supply Chain (chuỗi cung ứng) là mạng lưới các công cụ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi phân phối. Mục đích của Supply Chain là cung cấp và chuyển hóa từ nguyên liệu sơ khai đến thành phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.
Mạng lưới chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn tài nguyên liên quan đến việc chuyển hóa sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp/nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Đối với một số chuỗi cung ứng phức tạp thì các sản phẩm có thể được tái nhập vào chuỗi tại một thời điểm bất kỳ, miễn là sản phẩm còn giá trị, có thể tái chế.
Rất nhiều bạn thắc mắc rằng “Supply Chain là nghề gì?”. Nhìn chung, phạm vi hoạt động của nhân viên Supply Chain là rất rộng. Tùy vào mô hình vận hành của mỗi doanh nghiệp mà các vị trí của Supply Chain cũng sẽ khác nhau. Để hiểu hơn về nghề Supply Chain là gì, bạn có thể tham khảo những vị trí liên quan đến công việc này thông qua nội dung dưới đây.
Supply Chain là làm gì?
Vị trí đầu tiên của một Supply Chain mà bạn cần biết đó chính là lập kế hoạch. Công việc này nắm giữ chức năng vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Các vị trí liên quan đến lập kế hoạch trong Supply Chain là làm gì?
- Supply Chain Planner (lập kế hoạch chuỗi cung ứng): Có nhiệm vụ phân tích hoạt động và đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả cho chuỗi cung ứng.
- Demand Planner (lập kế hoạch nhu cầu): Đảm nhiệm việc phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra dự báo lượng cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Production Planner (lập kế hoạch sản xuất): Đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp để duy trì sản lượng tối ưu, đáp ứng đúng nhu cầu đã được dự báo.
- Capacity Planner (lập kế hoạch năng lực): Có nhiệm vụ phân tích và đánh giá mọi yếu tố của hoạt động sản xuất để tối ưu hóa năng lực, nâng cao chất lượng của đội ngũ sản xuất.
- Logistics Resource Planner (lập kế hoạch nguồn lực logistics): Có chức năng kết nối nguồn nhân lực và bộ phận kho, giao hàng của doanh nghiệp để thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Load Planner (lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa): Phân bổ các đơn hàng sao cho hợp lý, lên kế hoạch về lộ trình vận chuyển của đội xe sao cho hiệu quả, tối ưu thời gian và chi phí.
Nhóm công việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng có nhiệm vụ rất quan trọng
Một số vị trí liên quan đến chế tạo và sản xuất trong chuỗi cung ứng bao gồm như điều hành, quan lý hoạt động sản xuất, kỹ sư chế tạo, giám đốc đảm bảo chất lượng, quản lý mua hàng, quản lý kho hàng,...
Nếu bạn từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, cung cấp dịch vụ hay quản lý kho hàng thì nhóm công việc liên quan đến tìm nguồn cung ứng và mua hàng sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Nhiệm vụ chính của bộ phận này sẽ liên quan đến đầu vào của chuỗi cung ứng, cụ thể là tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng, đàm phán về giá thành và chịu trách nhiệm về việc mua hàng.
Một số vị trí cho bộ phận này có thể kể đến như: giám đốc nguồn cung ứng chiến lược, giám đốc mua hàng, quản lý danh mục hàng hóa, chuyên viên thu mua, thư ký kiểm kê,...
Giám đốc hậu cần, quản lý hậu cần, vận tải, thủ kho,... là những vị trí trong lĩnh vực hậu cần và vận tải. Các công việc này sẽ liên quan đến việc luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin trong chuỗi cung ứng.
Vị trí hậu cần và vận tải được ví như “bộ mặt” của chuỗi cung ứng
Ngoài những vị trí kể trên, bạn cũng có thể tham khảo các công việc khác liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng như: nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng, quản lý tài chính chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng công nghệ thông tin, quản lý dự án, tư vấn chuỗi cung ứng,...
Có thể nói, Supply Chain nắm giữ chức năng quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Supply Chain. Do đó, nếu công tác quản trị chuỗi cung ứng có hiệu quả thì khả năng cạnh tranh với các đối thủ sẽ cao hơn, có cơ hội gia tăng độ phủ, mở rộng thị trường và giúp doanh nghiệp đạt được những bước tiến xa hơn trên thương trường.
Quản trị chuỗi cung ứng sẽ có mặt ở mọi khâu vận hành của doanh nghiệp, từ hoạch định chiến lược, quản lý nguồn cung ứng, thu mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm. Hoạt động này có vai trò quản lý về cả phần đầu vào (dự báo nhu cầu thị trường, quản lý tồn kho,...) và đầu ra (cung cấp đủ nhu cầu thị trường) của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn có chức năng cải thiện chất lượng của hoạt động logistics, nhằm tối ưu thời gian trung chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến khách hàng. Nhờ vậy, hàng hóa sẽ luôn được đảm bảo về độ mới, cũng như giảm bớt chi phí giá thành mỗi sản phẩm để gia tăng lợi nhuận.
Một số lợi ích thiết thực của Supply Chain mà bạn dễ dàng nhìn thấy như:
- Tối ưu chi phí cho chuỗi cung ứng, hạn chế các rủi ro làm hao hụt ngân sách của doanh nghiệp.
- Dự báo được nhu cầu của thị trường là bao nhiêu để đưa ra quyết định sản xuất phù hợp, giảm lượng hàng hóa tồn kho, chi phí lưu kho hiệu quả.
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất hàng hóa được diễn ra một cách liên tục, các khâu phối hợp với nhau nhịp nhàng.
- Tạo môi trường lý tưởng cho những ý tưởng cải tiến độc đáo, nâng cao trình độ kỹ thuật, khai phá ra những nguồn năng lực sản xuất mới.
- Định vị thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vượt xa đối thủ trên thương trường.
Cụ thể, những lợi ích thiết thực của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp bao gồm: giảm đến 25 - 50% chi phí, giảm 25 - 60% hàng hóa tồn kho, tăng 30 - 50% vòng cung ứng đơn hàng, tăng 25 - 5-% độ chính xác của dự báo nhu cầu thị trường, tăng hơn 20% lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Supply Chain giúp tạo dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
Theo định nghĩa của Hội đồng các chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals), quản trị chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý hậu cần. Cụ thể là: lên kế hoạch, tìm kiếm nguồn cung ứng, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất để tạo ra thành phẩm và phân phối qua nhiều kênh để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay, có 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến đó là mô hình giản đơn và mô hình phức tạp.
Giống như tên gọi, mô hình quản lý chuỗi cung ứng này khá đơn giản. Doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự sản xuất và tự phân phối đến người tiêu dùng.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ sản xuất gia đình.
Khác với mô hình giản đơn, mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp sẽ gồm nhiều cấp hơn. Doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm kiếm và mua nguyên vật liệu thô tư nhiều nhà cung cấp (phân phối trực tiếp hoặc thông qua trung gian) rồi đưa đến nhà máy để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển, phân phối qua nhiều kênh khác nhau (bán buôn, bán lẻ) để đưa đến tay người tiêu dùng.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp đòi hỏi sự chặt chẽ, khoa học giữa các khâu sản xuất, phân phối hàng hóa
Có thể thấy, quản lý chuỗi cung ứng có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến việc tối ưu hiệu quả của công tác quản lý chuỗi cung ứng. Nếu có nhu cầu nâng cao chất lượng của chuỗi cung ứng, “Chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®” tại Viện FMIT sẽ là khóa học mà bạn không nên bỏ qua.
Chương trình SCOR® (Supply Chain Operation Reference Model) là một trong những chuẩn mực quốc tế được rất nhiều doanh nghiệp tham chiếu và vận dụng để thiết kế, xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng. Vì vậy, Viện FMIT đã triển khai khóa học quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR® nhằm mục tiêu đổi mới mô hình quản lý, tối ưu hiệu quả sản xuất và chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Những lý do nên tham gia khóa học đào tạo quản lý chuỗi cung ứng tại Viện FMIT
Khóa học gồm tất cả là 10 chuyên đề, chia làm 8 buổi học. Mục tiêu của chương trình là giúp cho bạn có được những kỹ năng, tư duy quản trị theo nguyên lý chuỗi cung ứng, nắm bắt được những công nghệ, kỹ thuật hiện đại của các tập đoàn lớn trên thế giới. Từ đó, bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào chính hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Đặc biệt, sau khi hoàn tất khóa học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ “Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®” và có thể tham gia luyện thi chứng chỉ quốc tế CSCP® được cấp bởi APICS®.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, Viện FMIT đã được rất nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn trở thành đối tác đào tạo, có thể kể đến như: Honda Việt Nam, Tập đoàn Massan, Công ty Dược phẩm Imexpharm, Ô tô Trường Hải, Tân Hiệp Phát, Vinamilk,...
Buổi đào tạo “Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®” của Viện FMIT tại Công ty Thực phẩm NFC
>>> Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông tin về khóa học tại: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Supply Chain là gì, cũng như chức năng, lợi ích của Supply Chain đối với doanh nghiệp mà Viện FMIT muốn chia sẻ đến bạn. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc có nhu cầu đăng ký khóa học chuỗi cung ứng theo chuẩn SCOR®, vui lòng liên hệ với Viện FMIT qua số hotline để được tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé!