Quản trị chiến lược có ý nghĩa và vai trò gì trong doanh nghiệp?

Quản trị chiến lược có vai trò quan trọng hàng đầu trong bất kỳ tổ chức nào. Chiến lược giúp tổ chức giải quyết các vấn đề thách thức nhất của tổ chức bằng các tập trung nguồn lực có trọng tâm, lựa chọn những vấn đề và cơ hội ưu tiên nhất, đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, cải tiến các hoạt động của tổ chức, tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì và tạo ra các giá trị phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Vậy quản trị chiến lược là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quản trị chiến lược. Cùng Viện FMIT giải đáp những thắc mắc này qua bài viết hôm nay nhé!

Quản trị chiến lược là gì?

Chiến lược là việc đặt ra định hướng chung cho doanh nghiệp và các bộ phận khác cùng đạt được một trạng thái mong muốn trong tương lai. 

Quản trị chiến lược là một hệ thống các biện pháp, phương pháp được thực hiện một cách bài bản, sử dụng những công cụ tiến tiến hiện đại nhằm có được những phân tích mang tính xác thực, tạo ra những chiến lược khả thi, hiện thực và điều chỉnh phù hợp các hệ thống hỗ trợ giúp triển khai chiến lược thành công. 

Định nghĩa quản trị chiến lược

Định nghĩa quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược thực chất là việc gắn kết giữa: chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động, chiến lược chuỗi cung ứng với các hệ thống thông tin, hệ thống quản trị sự thay đổi. Trong đó, chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng nhất, đây chính là khởi đầu cho một kế hoạch và định hướng phát triển cho những chiến lược còn lại. 

Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện quản trị chiến lược?

Trong thời đại nền kinh tế đang không ngừng phát triển, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã đặt ra một thách thức lớn cho các nhà quản trị: Làm thế nào để sản phẩm, dịch vụ của mình được nhiều người biết đến và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường? Đây chính là lúc vai trò quản trị chiến lược trở nên đặc biệt quan trọng. 

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp có được con đường hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu. Chiến lược giúp hoàn thiện các hệ thống quản trị. Hơn thế nữa, nếu doanh nghiệp chưa có khung chiến lược, các con đường chiến lược và xây dựng mô hình quản lý hoạt động chặt chẽ, công việc phát sinh đến đâu sẽ giải quyết đến đó mà không hề có kế hoạch hoạch định trước đó, doanh nghiệp sẽ thiếu khả năng thay đổi, thích ứng với bối cảnh của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp về mặt dài hạn. 

Cụ thể quản trị chiến lược được trình bày bằng những gạch đầu dòng dưới đây:

Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Quản trị chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp luôn có nhận thức chủ động, thích ứng và có chiến lược phù hợp với những thay đổi của thị trường.

Giúp dễ dàng đạt được mục tiêu: Mục tiêu có kế hoạch và các bước thực hiện rõ ràng giúp doanh nghiệp đi đúng hướng ban đầu đã đề ra.

Giúp tăng trưởng một cách bền vững: Quản trị chiến lược đã chứng minh rằng giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trường hiệu quả và có thể kiếm soát được.

Mang lại sự gắn kết cho tổ chức: Để đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi các cá nhân trong tổ chức phải phối hợp hoàn thành tốt công việc được đề ra. Một tổ chức có các thành viên cùng hướng đến mục tiêu dễ hoàn thành mục tiêu đó hơn.

Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý: Quản trị chiến lược có nghĩa là nhìn về tương lai của doanh nghiệp. Nếu các nhà quản lý thực hiện điều này một cách nhất quán, họ sẽ nhận thức rõ hơn về các xu hướng và thách thức của ngành. Bằng cách thực hiện lập kế hoạch và tư duy chiến lược, họ sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Thực hiện quản trị chiến lược để định hướng phát triển đúng hướng

Thực hiện quản trị chiến lược để định hướng phát triển đúng hướng

Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn, sứ mệnh và xác định chính xác mục tiêu của mình. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp dự báo được xu hướng biến đổi của thị trường, xác định những nhiệm vụ cần thiết để có thể thích ứng linh hoạt với thị trường và đạt được hiệu quả tốt.

Quản trị chiến lược hiệu quả còn là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp. 

Bên cạnh đó, thông qua quản trị chiến lược, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đưa ra các quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội tiềm năng và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro bất ngờ. Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra một chiến lược mới và trở thành người tiên phong trong một lĩnh vực, đây là cơ hội để doanh nghiệp tạo sự khác biệt và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Các cấp quản lý chiến lược

Các cấp quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

Các cấp quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

Thông thường, đối với một doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh, cấp quản lý sẽ chia làm 3 cấp.

Quản trị cấp công ty

Cấp quản trị này bao gồm Tổng giám đốc - nhà quản trị chiến lược chính, các nhà quản trị cấp cao khác, ban giám đốc và các nhân sự cấp công ty. 

Tổng giám đốc có vai trò giám sát sự phát triển của chiến lược, bao gồm các hoạt động: xác định sứ mệnh, tầm nhìn, phân bổ nguồn lực, chỉ đạo thực hiện,... Cùng với đó, các bộ phận liên quan khác có nhiệm vụ theo dõi, đảm bảo chiến lược công ty đang thực hiện có tính khả thi và phù hợp với việc cực đại hóa giá trị của các cổ đông.

Quản trị cấp đơn vị kinh doanh

Cấp đơn vị kinh doanh bao gồm: trưởng các đơn vị kinh doanh cùng nhân sự của các đơn vị này. Quản trị chiến lược chính ở cấp này là trưởng các đơn vị. Nhiệm vụ của họ là triển khai các mục tiêu lớn từ cấp quản trị công ty thành chiến lược cụ thể của từng đơn vị kinh doanh. 

Quản trị cấp chức năng

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp chức năng là chịu trách nhiệm cho các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh như: bộ phận nhân sự, vận hàng, marketing,... Ở cấp này, nhà quản trị thực thi các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược mà nhà quản trị cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh đề ra.

Quy trình triển khai quản trị chiến lược

Triển khai quản trị chiến lược được thực hiện theo 4 giai đoạn sau đây: 

Phân tích tình hình

Khi tiến hành phân tích tình hình, nhiều doanh nghiệp ứng dụng mô hình PESTLE để phân tích về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp và môi trường. Dựa vào mô hình này, nhà quản trị có thể dự đoán những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Để việc phân tích đưa ra kết quả xác thực thì doanh nghiệp cần có sự tham gia của các chuyên gia, phân tích chỉ rõ những cơ hội, thách thức, những hệ quả có thể xảy ra nhằm có những điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng chiến lược

Bao gồm việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, thiết lập các mục tiêu, đề ra các chiến lược chính sách phù hợp. Quá trình này đòi hỏi nhà quản trị cần có trình độ chuyên môn cao, nắm rõ xu hướng và sự biến động của thị trường để đưa ra các chiến lược phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp. 

Triển khai thực hiện chiến lược

Bước này bao gồm các chương trình hành động, sử dụng ngân sách hợp lý, quy trình thực hiện tuân thủ quy định. Trong quá trình triển khai, mỗi bộ phận cần phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng hướng đến mục tiêu chung để hiệu quả công việc đạt cao nhất. 

Ở bước này, các bộ phận cần có kỹ năng chuyên môn cao, công cụ cần thiết cùng sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật hiện đại để giúp xử lý thông tin an toàn, hiệu quả hơn.

Đánh giá và kiểm soát

Theo dõi tiến trình công việc để đánh giá hiệu suất thực hiện cũng như có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. 

Các công cụ phục vụ hoạch định chiến lược trong kinh doanh

Hoạch định chiến lược là việc phân tích môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu chiến lược, lựa chọn phương án thực hiện chiến lược. Nếu không có sự hỗ trợ từ các công cụ hoạch định như BCG, SWOT, BSC, rất khó để doanh nghiệp xác định đúng đắn đích đến và không thể đo lường mức độ thành công của chiến lược. 

Ma trận phát triển và tham gia thị trường - BCG 

Công cụ này tập trung vào thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Dựa vào kết quả phân tích SBU (Strategic Business Unit - Đơn vị kinh doanh chiến lược) trong BCG, các nhà quản trị đánh giá được lợi thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển cho sản phẩm, dịch vụ, từ đó đưa ra chiến lược phát triển chủ yếu dựa trên khía cạnh thị phần và lợi nhuận.

Cấu trúc của BCG gồm 4 phần: Dấu hỏi chấm, Ngôi sao, Bò sữa, Chó mực. Trong đó: 

- Dấu chấm hỏi thuộc nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển cao, nếu nhóm này được đầu tư thì có thể sẽ trở thành ngôi sao. 

- Ngôi sao thuộc nhóm sản phẩm có sự tăng trưởng mạnh, thị phần lớn, sức cạnh tranh cao, nhiều cơ hội để phát triển. 

- Bò sữa thuộc nhóm sản phẩm có sự tăng trưởng thấp, nhưng có thị phần cao, có khả năng sinh lợi nhưng không có cơ hội phát triển. Nếu tập trung vào nhóm này, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều nguồn lực. 

- Chó mực là nhóm sản phẩm có sự cạnh tranh có sự cạnh tranh yếu, thị phần thấp, tốc độ tăng trưởng chậm. Doanh nghiệp không nên đầu tư vào thị trường này để tránh tổn thất. 

Ma trận BCG trong hoạch định chiến lược

Ma trận BCG trong hoạch định chiến lược

Ma trận SWOT

SWOT là ma trận được sử dụng rất nhiều khi doanh nghiệp cần thực hiện một kế hoạch. Ma trận này giúp doanh nghiệp hiểu rõ chính mình, biết được điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weaknesses), cơ hội (O - Opportunities), thách thức (T - Threats). 

Nhìn vào mô hình này, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp bằng cách kết hợp các yếu tố như: tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội,...

Mô hình được phân tích càng chi tiết sẽ càng giúp doanh nghiệp hiểu rõ chính mình, biết cách đưa ra chiến lược phù hợp với nguồn lực và xu hướng thị trường.

Mô hình SWOT trong hoạch định chiến lược

Mô hình SWOT trong hoạch định chiến lược

BSC – Công cụ hướng đến sự phát triển cân bằng

Công cụ BSC ( Balanced Scorecard) còn được gọi là thẻ cân bằng điểm. Công cụ này hỗ trợ doanh nghiệp định hướng, thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả hoạt động dựa trên 4 khía cạnh: 

- Tài chính: Thước đo tài chính bao gồm các yếu tố như: chi phí cố định, lợi tức đầu tư, lợi nhuận, doanh thu,...

- Khách hàng: Dựa vào sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả chiến lược, nhận biết những vấn đề cần cải thiện. 

- Quá trình hoạt động nội bộ: Doanh nghiệp theo dõi tốc độ tăng trưởng, số lao động gắn bó lâu dài, thời gian xử lý các tác vụ,... để biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang ổn định hay đang xuống dốc. 

- Học tập và phát triển: Đào tạo và định hướng tư duy giúp nhân sự làm việc hiệu quả hơn với xu thế thay đổi của thị trường là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh. 

Mô hình BSC trong hoạch định chiến lược

Mô hình BSC trong hoạch định chiến lược

Quản trị chiến lược có đơn giản không?

Quản trị chiến lược là quá trình mà qua đó các nhà quản lý thực hiện các nỗ lực để đảm bảo sự thích ứng lâu dài của tổ chức với môi trường của nó. Quản trị chiến lược không phải là một quá trình đơn giản; nó phức tạp.

Sự phức tạp của nó có thể chủ yếu là do 3 lý do:

- Quản lý chiến lược liên quan đến việc đưa ra các quyết định về tương lai. Tương lai là không chắc chắn. Một người quản lý không thể chắc chắn về tương lai. Do đó, quản lý chiến lược liên quan đến mức độ không chắc chắn cao.

- Các nhà quản lý ở các bộ phận khác nhau trong một tổ chức có những ưu tiên khác nhau. Họ phải đạt được một thỏa thuận để đảm bảo một cách tiếp cận tích hợp. Quản lý chiến lược cần một cách tiếp cận tổng hợp, điều này rất khó đạt được.

- Quản lý chiến lược liên quan đến những thay đổi lớn trong tổ chức. Nó liên quan đến những thay đổi trong văn hóa tổ chức, lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, hệ thống khen thưởng, v.v ... Tất cả những điều này làm cho việc quản lý chiến lược trở nên phức tạp.

Vậy để quản lý chiến lược tốt người lãnh đạo cần phải có tư duy chiến lược và nắm bắt được quy trình quản lý chiến lược bài bản. Chương trình đào tạo quản trị chiến lược của Fmit đảm bảo giúp bản tiếp cận được bức tranh toàn cảnh và đa chiều về chiến lược của tổ chức. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

Chương trình đào tạo quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp tại Viện FMIT

Chương trình đào tạo quản trị chiến lược chuẩn quốc tế tại Viện FMIT

Chương trình đào tạo quản trị chiến lược chuẩn quốc tế tại Viện FMIT

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, buộc doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt với sự đổi mới cải tiến của thị trường, doanh nghiệp cần phân tích đánh giá và đưa ra chiến lược phù hợp nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững. 

Chương trình đào tạo quản trị chiến lược dành cho doanh nghiệp của Viện FMIT là bệ phóng vững chắc để doanh nghiệp tiếp cận được bức tranh toàn cảnh về chiến lược của tổ chức từ đó có những góc nhìn đa chiều, thu thập nhiều ý tưởng mới lạ để vận dụng vào thực tế một cách tối ưu.

Chương trình học này được thiết kế nhằm mang đến kiến thức chuyên môn sâu rộng chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp quản trị chiến lược hiệu quả hơn. 

Nội dung của chương trình có những điểm nổi bật sau: 

- Xây dựng hệ thống chiến lược chặt chẽ trong tổ chức từ chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động, chiến lược chuỗi cung ứng, chiến lược phát triển năng lực tổ chức, chiến lược cho từng bộ phận,... chương trình đào tạo quản trị chiến lược mang tính khoa học và nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn, sứ mệnh đề ra. 

- Mô hình quản trị đổi mới, sáng tạo là xu hướng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi với mục tiêu nghiên cứu các con đường đổi mới phù hợp với chiến lược đề ra và thích ứng nhanh với môi trường. 

- Chương trình học được thiết kế hiện đại, nội dung chuẩn quốc tế, phương pháp giảng dạy tân tiến, sử dụng công cụ giảng dạy hiện đại: thiết kế trải nghiệm khách hàng CXJM, khám phá các cơ hội mới để tìm kiếm giải pháp đột phá cho các chiến lược của doanh nghiệp. 

- Giúp doanh nghiệp vận dụng kiến thức vào thực tế, đủ cơ sở để đánh giá mục tiêu và kết quả hoạt động dựa vào: liên kết mục tiêu chiến lược, mục tiêu hệ thống và mục tiêu hoạt động một cách nhất quán bằng mô hình đo lường tích hợp và các công cụ hỗ trợ quản lý mục tiêu như: KPI, KRI, OKR, OGSM, Balanced Scorecard. 

- Quá trình giảng dạy được áp dụng kỹ thuật hiện đại để theo dõi và đánh giá hiệu quả như: lean, 6 sigma, quản trị rủi ro, 10X breakthrough. 

- Mô hình kiến trúc quản trị chiến lược hiện đại tích hợp các hệ thống quản trị giúp tổ chức gắn kết các phòng ban thành bức tranh tổng quát, thuận lợi trong việc kiểm soát và vận hành nhất quán.

Trên đây, Viện FMIT đã chia sẻ những thông tin hữu ích về quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, mong rằng sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình thành được hệ thống quản trị chặt chẽ và nhất quán. Ngoài ra, chương trình đào tạo quản trị chiến lược tại Viện FMIT cũng là chủ đề mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Nếu cần hỗ trợ tư vấn về nội dung khóa học hoặc cách đăng ký, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc truy cập website để được nhân viên tư vấn một cách tận tình.

 

Tags: Kiểm toán nội bộ Kỹ năng lãnh đạo Quản lý chuỗi cung ứng Quản lý dự án Quản trị rủi ro

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo