Quản lý quan hệ với nhà cung cấp

Với sự ra đời của chuỗi cung ứng hiện đại, việc phát triển chuỗi cung ứng lên cấp cao đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ quản lý các đối tác quan trọng, trong đó có vai trò không thể thiếu là quản lý quan hệ với nhà cung cấp (supplier relationship management – SRM). Trong bài viết này, FMIT – đơn vị đào tạo quản lý chuỗi cung ứng, sẽ giới thiệu đôi nét về quá trình này trong chuỗi cung ứng. Đây là một phần trong nội dung đào tạo về quản lý chuỗi cung ứng theo thông lệ quốc tế mà FMIT đang triển khai.

Quản lý quan hệ với nhà cung cấp (supplier relationship management – SRM) là một phương pháp toàn diện để quản lý sự tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp. Mục tiêu của quản lý quan hệ với nhà cung cấp là đồng bộ và làm cho quá trình này hiệu quả giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp. SRM bao gồm các quy trình như tự động hóa từ mua hàng đến thanh toán, đánh giá hiệu quả nhà cung cấp, và trong đổi thông tin với nhà cung cấp. Hệ thống mua hàng điện tử thường được sử dụng cho quản lý mối quan hệ nhà cung cấp bao gồm các ứng dụng khác nhau.

Quản lý quan hệ nhà cung cấp giúp phát triển và duy trì quan hệ với nhà cung cấp, đáp ứng được các mục tiêu, đảm bảo có lợi giữa các bên trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường. Quản lý quan hệ nhà cung cấp SRM là một triết lý để thực hiện việc cấu trúc và hỗ trợ mối quan hệ với nhà cung cấp nhằm:

  • Giảm chi phí mua hàng và chi phí tồn kho
  • Lấy dịch vụ khách hàng làm trung tâm (customer-centric) để mua các hàng hóa dịch vụ phù hợp và chất lượng trong khung thời gian mong muốn
  • Liên tục cải tiến quy trình cung ứng

Quản lý quan hệ nhà cung cấp SRM chỉ nên được áp dụng trong mối quan hệ cấp cao với nhà cung cấp, ngoại trừ trường hợp công nghệ SRM cho phép thực hiện các giao dịch mua hàng đơn giản. SRM giúp tăng sức mạnh mối quan hệ với nhà cung cấp đã được lựa chọn là đối tác chính trong chuỗi cung ứng. Quan hệ này sẽ giúp chia sẻ thông tin, tăng kiến thức của nhà cung cấp, sự hợp tác là trung tâm, và việc tích hợp cũng diễn ra ở cấp độ quy trình của doanh nghiệp.
Để áp dụng được SRM hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại các nhà cung cấp. Việc phân loại có thể dựa vào:

  • Loại sản phẩm hoặc dịch vụ: phân loại nhà cung cấp theo loại sản phẩm và dịch vụ giúp doanh nghiệp có thể phân tích các nhà cung cấp trong nhóm phân loại đó dễ dàng hơn
  • Loại mối quan hệ lý tưởng: phân loại theo mối quan hệ lý tưởng giúp doanh nghiệp có thể phân tích nhà cung cấp nào có thể mang lại quan hệ hợp tác phù hợp và là đối tác chiến lược.
  • Năng lực nhà cung cấp: phân loại theo năng lực giúp tổ chức có thể tập trung vào được các chiến lược như tập trung (focus), khác biệt (differentiation) dựa trên sản phẩm, dịch vụ mà đối tác có thể cung cấp.
  • Có thể tùy chỉnh hoặc tiêu chuẩn: một vài nhà cung cấp sẽ chuyên môn trong việc đáp ứng các yêu cầu tùy chỉnh, trong khi các nhà cung cấp khác có thể cung cấp dạng tiêu chuẩn ở quy mô lớn. Nhóm các nhà cung cấp này lại có thể giúp tổ chức thực hiện tốt các chiến lược theo dạng tùy chỉnh hoặc tiêu chuẩn.
  • Mức độ đổi mới: Nhiều nhà cung cấp có khả năng đổi mới sáng tạo tốt hơn các nhà cung cấp khác. Một số nhà cung cấp có thể đóng góp vào quá trình thiết kế sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thời gian giao hàng: Nhóm các nhà cung cấp theo thời gian giao hàng cũng sẽ giúp tổ chức thuận lợi khi lập kế hoạch về đặt hàng, theo dõi kết quả của nhà cung cấp.

Dù phân loại theo cách nào, doanh nghiệp khi áp dụng việc quản lý quan hệ nhà cung cấp cũng cần tiến hành nhằm phân biệt các nhà cung cấp phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp đang tìm kiếm, phù hợp với chiến lược mà tổ chức đang triển khai, áp dụng các kỹ thuật, quy trình, công nghệ,.. nhằm mang lại hiệu quả và vận hành tối ưu cho chuỗi cung ứng.

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa các công cụ phân loại, đánh giá, quy trình phối hợp với nhà cung cấp, kỹ thuật chia sẻ thông tin, kết nối công nghệ, và nhiều kỹ thuật quan trọng khác khi áp dụng để quản lý quan hệ với nhà cung cấp, học viên có thể tham gia chương trình đào tạo Quản lý chuỗi cung ứng tại FMIT.

Chương trình này được thiết kế dành cho các công ty muốn thay đổi phương pháp quản lý từ phòng ban sang phương pháp quản lý chuỗi cung ứng; các công ty đa quốc gia đã và đang triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng; các công ty đã và đang triển khai hệ thống ERP và cần đào tạo nhân sự để sử dụng và khai thác hiệu quả hệ thống này; các công ty đang có kế hoạch triển khai hệ thống ERP và các công nghệ trong chuỗi cung ứng, logistics, quản lý kho tập trung,…

Chương trình ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới mô hình quản lý từ việc quản lý sản xuất rời rạc tiến lên cấp độ cân bằng nguồn lực phù hợp với nhu cầu, tích hợp và tối ưu hiệu quả hoạt động bên trong của doanh nghiệp và ứng dụng các kỹ thuật quản lý cho toàn chuỗi cung ứng bao gồm doanh nghiệp và các đối tác chiến lược nhằm đạt được mục tiêu về dịch vụ khách hàng và tối ưu hiệu quả chi phí hoạt động. 


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo