https://hitclub.com rik vip go88 sunwin game bài 789club tha bet nhà cái 123b fun 88 888b Kênh trực tiếp bóng đá Cakhia TV HD Kênh Xoilac trực tiếp bóng đá miễn phí Link trực tiếp bóng đá 90Phut full HD

Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá

https://kubetd1.com/ liên minh okvip

Quản lý chuỗi cung ứng và những điều cần biết

Trong quản trị hiện đại, vai trò của chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Tư duy về chuỗi cung ứng và áp dụng nguyên tắc quản trị về chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu được dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin, dòng tiền, và phối hợp được nhà cung cấp, khách hàng,.. một cách hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đều phải vận dụng nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng để vận hành hệ thống của mình nhằm mang lại hiệu quả và cơ sở tin cậy cho việc đạt được các mục tiêu trong tổ chức.

Chuỗi cung ứng có thể có nhiều dạng. Nó có thể là chuỗi đơn giản hoặc là một mạng lưới phức tạp hoặc là một cấu trúc vừa phải. Dù là chuỗi sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc bất kỳ loại hình nào, công ty cũng cần phải ổn định dòng chảy về cung ứng ở mức độ chi phí hợp lý. Họ cần cải tiến hoạt hiệu quả hoạt động bằng cách thiết kế cấu trúc chuỗi tối ưu. Việc hiểu rõ nguyên lý, khái niệm, phương pháp vận hành của chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả và nâng cấp chuỗi cung ứng lên những mức trưởng thành cao hơn trước khi kết hợp và lựa chọn đối tác phù hợp.

Theo định nghĩa về chuỗi cung ứng “chuỗi cung ứng là một mạng lưới toàn cầu dùng để phân phối hàng hóa dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng thông qua việc thiết kế dòng chảy về thông tin, kênh vật lý, và dòng tiền”.

Quản lý chuỗi cung ứng là việc thiết kế, lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát, và giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo giá trị, xây dựng cơ sở hạ tầng cạnh tranh, khai thác việc logistics toàn cầu, đồng bộ cung ứng và nhu cầu, và đánh giá kết quả toàn cầu. (Khái niệm “toàn cầu’’ ở đây được hiểu là toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là một đối tượng cụ thể trong chuỗi). Trong chuỗi cung ứng, các nguyên tắc quản lý và công cụ được triển khai đến 3 nhóm đối tượng và 4 dòng chảy dưới đây:

  • Nhà cung cấp (Suppliers) hàng hóa nguyên liệu, dịch vụ, thành phần,.. được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa dịch vụ.
  • Nhà sản xuất (Producer) nhận dịch vụ, nguyên liệu, cung ứng, năng lượng, và thành phần và sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
  • Khách hàng (Customers) nhận sản phẩm cuối để chuyể giao đến người dùng cuối cùng.

4 dòng chảy kết nối các tổ chức trong chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Dòng thông tin (information) chảy 2 chiều trong chuỗi (bên trong các tổ chức và giữa các tổ chức trong và ngoài chuỗi, như chính phủ, thị trường, đối thủ cạnh tranh).
  • Dòng chảy hàng hóa (flow of product), bao gồm nguyên liệu và dịch vụ từ nhà cung cấp thông qua các tổ chức trung gian và chuyển thành các sản phẩm để phân phối đến khách hàng cuối.
  • Dòng chảy tiền (flow of cash) từ khách hàng chảy ngược về nhà cung cấp.
  • Dòng chảy ngược (reverse logistics) cho sản phẩm trả lại, thay thế, sửa chữa, tái chế, tái sử dụng. Đây gọi là chuỗi cung ứng hoàn lại, và được kiểm soát bởi logistic ngược. 

Để nâng cao năng lực quản trị của chuỗi cung ứng, công ty cần nâng cao mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý thông qua việc đầu tư vào quy trình, con người, phương pháp, công nghệ, … nhằm tăng dần mức độ trưởng thành (maturity) trong chuỗi cung ứng.

Sự trưởng thành của chuỗi cung ứng đề cập đến mức độ tích hợp và phối hợp với các đối tác cung ứng so với mức độ của các chuỗi cung ứng cạnh tranh. Các tổ chức muốn tạo ra giá trị từ chuỗi cung ứng của họ cần phải xác định trạng thái hiện tại của sự trưởng thành của chuỗi cung ứng, trạng thái mong muốn của họ và cách thu hẹp khoảng cách giữa hai yếu tố này. Hiểu được các mức độ trưởng thành có thể có của chuỗi cung ứng sẽ giúp ích cho việc phân tích này.

Theo thông lệ quốc tế, có 5 mức độ trưởng thành của chuỗi cung ứng như sau:

Giai đoạn 1 – chức năng rối loạn (multiple dysfunction): Công ty chính trong chuỗi cung ứng ngang thường thiếu các nguyên tắc quản lý cho cả bên trong và bên ngoài chuỗi; có thể thiếu các định nghĩa nội bộ và mục tiêu và không có sự liên kết.

Giai đoạn 2 – chức năng rời rạc (semi functional enterprise): Dòng thông tin được cải tiến và các bộ phận chức năng được hình thành – nhưng họ có xu hướng hoạt động độc lập hơn là phối hợp theo cách hiệu quả và tạo giá trị. Tại giai đoạn này, không tồn tại mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.

Giai đoạn 3 – doanh nghiệp tích hợp (integrated enterprise): Trong giai đoạn 3 của chuỗi cung ứng, công ty bắt đầu tập trung vào các quy trình liên kết toàn doanh nghiệp hơn là một phòng ban cụ thể. Giai đoạn này có thể bao gồm việc ứng dụng các phần mềm quản lý trong toàn tổ chức, tăng cường truyền thông và đào tạo giữa các bộ phận, cơ sở dữ liệu nhất quán và có thể truy xuất chung, định kỳ họp S&OP hàng tháng giữa các bộ phận.

Giai đoạn 4 – doanh nghiệp mở rộng (extended enterprise): Giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng ít nhất một quy trình kinh doanh ra ngoài phạm vi hoạt động của họ. Khi doanh nghiệp hạt nhân quyết định hợp tác các công việc như kế hoạch, thiết kế, phân phối, logistics, và các quy trình kinh doanh khác với các đối tác hoặc khách hàng, rào cản giữa các doanh nghiệp trong chuỗi được vượt qua. Công ty tích hợp mạng lưới nội bộ với các đối tác để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hoặc cả hai.

Giai đoạn 5 – chuỗi cung ứng đồng bộ (orchestrated enterprise): Giai đoạn chuỗi cung ứng đồng bộ thường là giai đoạn chuyển đổi số, Châu Âu gọi là Công nghiệp 4.0. Giai đoạn này bao gồm hiện thực các cải tiến riêng lẻ trong toàn chuỗi. Giai đoạn này liên quan đến năng lực cạnh tranh của chuỗi. Việc đồng bộ yêu cầu không chỉ là công nghệ, mà nó còn là kỹ năng của lãnh đạo và nhóm những người có khả năng khai thác công nghệ vào tích nghi với sự thay đổi. Vì thế chuyển đổi số chuỗi cung ứng yêu cầu sự trưởng thành trong các lĩnh vực mà các đối tác tham gia chuỗi cần đáp ứng.

Chuỗi cung ứng có vai trò là huyết mạch (lifeblood) giữ cho trái tim (heart) của mỗi doanh nghiệp vẫn hoạt động (beating) trong nền kinh tế đầy biến động. Quản lý chuỗi cung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản lý ngày càng nhận ra tầm quan trọng này ở góc nhìn toàn diện (holistic view) với sự đóng góp tạo giá trị của chuỗi cung ứng, sự ra đời của nhiều kỹ thuật hiện đại trong quản lý chuỗi cung ứng. Quan điểm cho rằng quản lý chuỗi cung ứng là cách để cắt giảm chi phí đã không còn phù hợp. Quản lý chuỗi cung ứng sẽ tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hiện tại chuỗi cung ứng là một trong những chiến lược nền tảng, quan trọng cần phải được xem xét một cách toàn diện ở mỗi doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, nhờ sự cộng tác và phối hợp mạnh mẽ với các đối tác trong chuỗi đã có thể tiến nhanh chóng vào các thị trường mới, mở rộng các sản phẩm, mô hình kinh doanh mới mà nếu chỉ với khả năng riêng của doanh nghiệp họ sẽ không thể có được sức mạnh ấy. Chính các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng là một trong những vị trí hiếm hoi của doanh nghiệp có thể tìm thấy và vận dụng sức mạnh của các đối tác và khai thác các cơ hội của thị trường. Các chuyên gia chuỗi cung ứng là người có thể tìm thấy các chuyên môn ở nhiều ngành nghề, khai thác các giá trị, và tìm đến các quan hệ đổi mới sáng tạo.

Để nâng cao năng lực và thiết kế cải tiến chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà quản lý cần có kiến thức về chuỗi cung ứng. Tại FMIT, chương trình đào tạo chuỗi cung ứng có nhiều cấp độ. Cấp độ nền tảng về chuỗi cung ứng, cấp độ quản lý chuỗi cung ứng nâng cao dành cho Giám đốc chuỗi cung ứng, hoặc luyện thi chứng chỉ quốc tế CSCP về chuỗi cung ứng.

Lịch khai giảng và chi tiết khóa học tham khảo tại đây

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo