Product Owner là gì? Vai trò của vị trí này trong quản lý dự án ra sao? Học gì để có thể trở thành Product Owner chuyên nghiệp? Tất cả những thắc mắc này sẽ được làm rõ chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây. Cùng Viện FMIT khám phá nhé!
Product owner tiếng việt là gì? Là người sở hữu sản phẩm. Vậy, định nghĩa Product Owner là gì? Là người chịu trách nhiệm giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh thực tế của người dùng (user) trong quá trình sử dụng sản phẩm đó. Ngoài ra, Product Owner (PO) còn là người vận hành, cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận trên sản phẩm để đạt được mục tiêu chung của công ty. Có thể nói, PO là người chịu trách nhiệm về mọi mặt của sản phẩm từ lập kế hoạch đến xử lý các vấn đề.
Product Owner là gì? Một vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm lớn đối với sản phẩm
Thông thường, bạn sẽ thấy vị trí Product Owner xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi có một dự án được quản lý theo phương pháp Agile, PO là đại diện cho nhóm dự án (Scrum) để trao đổi với doanh nghiệp, người dùng cuối (User) và khách hàng.
Product Owner là vị trí quan trọng trong dự án. Những phân tích dưới đây của Viện FMIT sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để khẳng định đây là một vị trí không thể thiếu trong dự án.
Nhiệm vụ chính của Product Owner là tối ưu hóa giá trị của sản phẩm thông qua việc khai thác tối đa khả năng sản xuất của nhà phát triển. Bên cạnh đó, họ còn là người giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến sản phẩm, chịu trách nhiệm cho sự thành công của sản phẩm.
Trước tiên Product Owner cần hiểu rõ về sản phẩm để thuận tiện trong việc đưa ra các yêu cầu trong Product Backlog. Đây sẽ là cơ sở để nhà phát triển tạo nên các tính năng thật tích hợp trong sản phẩm. Những yêu cầu này sẽ thường xuyên được cập nhật, thay đổi, chỉnh sửa trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp.
Vì đặc tính của mô hình quản lý Agile được lặp đi lặp lại và có sự tăng trưởng nên đòi hỏi Product Owner sắp xếp đúng các hạng mục công việc để sản phẩm hoàn thành đúng tiến độ và đạt được kết quả tốt nhất.
PO cần đánh giá, sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog để nhà phát triển dựa vào đó triển khai thực hiện.
Theo dõi, sắp xếp hạng mục công việc phù hợp với tiến độ
Product Owner cần xem xét và loại bỏ những hạng mục không cần thiết và dồn toàn lực tập trung vào những công việc quan trọng. Đây chính là cách hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
Product Backlog cần được minh bạch, rõ ràng và hiệu quả với tất cả mọi người để công việc được diễn ra thuận lợi hơn.
Nhóm phát triển có nhiệm vụ tiến hành thực hiện các công việc được giao theo đúng tiến độ. Để kết quả công việc được hoàn thành một cách tốt nhất, Product Owner cần đưa đầy đủ thông tin trong hạng mục Produc Backlog để họ triển khai thực hiện.
Product Owner cần theo dõi các chỉ số và phản ứng của người dùng ngay cả khi đã tung sản phẩm ra thị trường để có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Nhiệm vụ này sẽ được trực quan và chính xác hơn nhờ các công cụ như Biểu đồ Burndown.
Sử dụng biểu đồ Burndown để theo dõi kết quả sản phẩm
Để trở thành một Product Owner giỏi, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, không chỉ đơn thuần là bổ sung đầy đủ kiến thức mà cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có những cải tiến và khắc phục ngày càng tốt hơn. Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến cho một Product Owner trở nên chuyên nghiệp.
Am hiểu về sản phẩm là yếu tố đầu tiên và then chốt để giúp Product Owner mở ra nhiều cánh cửa mới. Điều này giúp cho công việc diễn ra hiệu quả hơn, có những định hướng phát triển và kế hoạch sẽ chính xác hơn, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, việc hiểu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro khi tung ra thị trường.
Vì Product Owner chịu trách nhiệm về sự thành công của sản phẩm nên phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Họ cần liên tục theo dõi tiến độ, phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề đối với sản phẩm.
Giao tiếp khéo léo và đàm phán thông minh sẽ giúp cho quá trình phát triển sản phẩm đi đến kết quả tốt đẹp. Vì Product Owner phải làm việc với nhóm phát triển và các bên liên quan nên cần có khả năng giao tiếp tốt để đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sản phẩm. Chính vì thế, đây là một kỹ năng quan trọng cần có của PO để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Giao tiếp tốt là một lợi thế kết nối nội bộ với các bên liên quan
Quản lý công việc tốt là điều kiện cần để có thể trở thành một PO chuyên nghiệp. Vì phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ và có vai trò quan trọng trong dự án nên PO cần quản lý các hạng mục một cách khoa học để hoàn thành công việc đúng tiến độ và mang đến kết quả tốt.
Mỗi ngày, PO có thể sẽ phải đối mặt với hàng trăm các vấn đề lớn nhỏ khác nhau trong dự án. Nếu không đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và khả năng giải quyết vấn đề thì không thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của người dùng và sản phẩm sẽ nhanh chóng biến mất khỏi thị trường.
Một PO giỏi là người biết lắng nghe ý kiến, chắt lọc những điểm tốt và đưa ra quyết định cuối cùng chuẩn xác nhất.
Hiểu về sản phẩm của mình là chưa đủ, PO cần biết nghiên cứu hành vi của người dùng để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Nếu bạn vừa hiểu sản phẩm vừa nắm bắt nhu cầu thị trường thì có thể giảm thiểu tối đa rủi ro khi tung ra một sản phẩm mới.
Tầm nhìn rộng và nhạy bén là tố chất mà một PO giỏi cần đó. Tố chất này không phải tự nhiên có mà trải qua quá trình dài học tập, tích lũy. Tư duy nhạy bén cùng tầm nhìn vĩ mô sẽ là chìa khóa để bạn nắm bắt xu hướng thị trường, hiểu nhu cầu thực sự của người dùng và thống trị thị trường với sản phẩm hoàn mỹ nhất.
Product Owner phải là người có tầm nhìn
Để trở thành một Product Owner bạn cần có bằng cấp và kinh nghiệm. Bằng cử nhân hoặc Thạc sĩ về các lĩnh vực như công nghệ thông tin, khoa máy tính, hệ thống thông tin quản lý chắc chắn sẽ là nền tảng quan trọng để em chinh phục những tầm cao mới.
Ngoài ra, nếu bạn đã hoạt động trong các lĩnh vực trên mà muốn thi để nhận chứng nhận Product Owner thì có thể tham gia cuộc thì. Chứng nhận Product Owner bằng chứng chứng minh năng lực, kiến thức và những kỹ năng của bạn.
Viện FMIT có triển khai chương trình đào tạo quản lý dự án Agile. Chương trình này cung cấp các kiến thức chuẩn quốc tế, những kỹ năng thực chiến liên quan trực tiếp đến vị trí Product Owner của bạn. Vì thể hiện khóa học đã được đông đảo học viên đăng ký tham gia. Còn bạn thì sao? Không nên chần chừ để bỏ lỡ cơ hội tích lũy kiến thức cho bản thân tuyệt vời này nhé!
Product Owner là người phụ trách giải quyết các vấn đề của sản phẩm xảy ra khi người dùng sử dụng. Nếu sản phẩm không đem lại kết quả khả quan thì Product Owner sẽ tiến hành quá trình cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Scrum Master được hiểu là người am hiểu chuyên sâu về Scrum giúp định hướng hoạt động theo mô hình Scrum nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Còn Project Manager thì là một chức vụ cao hơn, rộng hơn, không bị giới hạn trong một dự án nào mà là toàn bộ các dự án mà doanh nghiệp đang thực hiện. Khi làm việc ở vị trí này, Product Manager sẽ giải quyết những vấn đề mang tính khái quát, tổng quan, liên quan đến các chiến lược phát triển lâu dài của sản phẩm và tầm nhìn to lớn của doanh nghiệp.
Để các bạn có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt của 3 vị trí lãnh đạo này thì hãy theo dõi bảng so sánh của Viện FMIT dưới đây nhé!
|
Produc Owner |
Scrum Master |
Project Manager |
Mục tiêu |
Chất lượng sản phẩm của dự án |
Mô hình Scrum và hiệu suất của nhóm phát triển |
Bàn giao/Kết thúc dự án đúng thời hạn |
Kỹ năng chính cần có |
|
|
|
Nhiệm vụ chính |
|
|
|
Nếu bạn thắc mắc Product Owner là làm gì thì dưới đây chính là những đáp án cụ thể giúp bạn dễ hình dung về công việc của mình trong tương lai.
Một Product Owner sẽ có cơ hội lớn để trở thành Business Analyst vì đặc tính công việc là xử lý các yêu cầu từ phía kinh doanh hoặc khách hàng. Tính chất công việc này hoàn toàn phù hợp trong việc xử lý các vấn đề kinh doanh do đó đây có lẽ là một ngành nghề tuyệt vời cho bạn sau khi trở thành một Product Owner.
Nhà phân tích kinh doanh
Từ Product Owner bạn có thể được thăng tiến trở thành Project Manager. Bởi vì bạn đã tích lũy các kinh nghiệm như: lập kế hoạch, quản lý dự án,...
Product Manager sẽ là “mảnh đất màu mỡ” để bạn phát huy năng lực phân tích, nghiên cứu sản phẩm, đề ra chiến lược phát triển để phù hợp với thị trường. Đây sẽ là con đường sự nghiệp rất tốt cho bạn trong tương lai.
Một Product Owner có thể trở thành giám đốc điều hành. Tại sao không? Vì khi là một PO bạn đã được tham gia vào việc lên kế hoạch làm sao để phát triển một sản phẩm thành công, làm thế nào để điều phối nhóm và quản lý nhân lục, cách quản lý và tối ưu ROI, cách thu hút khách hàng,... Tất cả những kinh nghiệm này chính là những gì mà một Giám đốc điều hành cần có.
Như đã tìm hiểu ở trên, vị trí Product Owner đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển các hoạt động sang online thì vai trò của Product Owner càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Vị trí Product Owner được nhiều doanh nghiệp săn đón
Vị trí PO lúc này giúp điều phối mọi hoạt động được diễn ra trơn tru, đồng thời quản lý mọi tác vụ một cách thông minh, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực. Những ai có năng lực, có thể tự tin đảm nhận những nhiệm vụ này thì cơ hội việc làm luôn luôn được chào đón.
Những áp lực, khó khăn và thử thách mà bạn phải đối mặt trong công việc là rất nhiều, vì thế mức lương và quyền lợi cho vị trí này sẽ rất hấp dẫn. Một Product Owner có thể có mức lương giao động từ 25 - 40 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào khối lượng công việc và những kinh nghiệm làm việc của bạn.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vị trí này sẽ đền bù cho bạn nhiều giá trị xứng đáng. Không chỉ về vật chất và kiến thức và những kỹ năng của bạn cũng sẽ được cải thiện và phát triển hơn từng ngày.
Như vậy, Viện FMIT đã tổng hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến chủ đề “Product Owner là gì?” Qua những nội dung này, ta cũng có thể hình dung được tầm quan trọng và những tiềm năng phát triển của vị trí này ở hiện tại và tương lai. Một khóa đào tạo của Viện FMIT sẽ giúp bạn đến gần hơn với ước mơ trở thành một Product Owner chuyên nghiệp được săn đón mọi nơi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được chuyên viên tư vấn quy trình đăng ký và tổng quát về nội dung liên quan đến khóa học một cách tận tình nhé!