Product backlog là gì? Đặc điểm cơ bản của Product Backlog

Product backlog là gì? Thắc mắc này được rất nhiều người đặt ra trong giai đoạn đổi mới trong mô hình quản lý doanh nghiệp. Đây cũng được xem là một “cánh tay trái đắc lực” giúp cho các Product Owner kiểm soát, theo dõi và cải tiến các cấn đề để mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất. Tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ hữu ích này qua bài viết dưới đây của Viện FMIT nhé!

Product Backlog là gì?

Product backlog còn được xem là danh sách các yêu cầu, tính năng mong muốn cho sản phẩm và được quản lý và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Thông thường những hạng mục có độ ưu tiên cao sẽ nằm ở phía trên và sẽ được đưa vào sản xuất sớm hơn. Còn những hạng mục ở vị trí thấp sẽ được triển khai sau. 

Dựa vào Product Backlog nhà phát triển sẽ biết các công việc cần thực hiện để đảm bảo theo đúng tiến độ dự án.. Đây cũng là nguồn công việc duy nhất do Nhóm Scrum đảm nhận thực hiện. 

Product Backlog gần như là một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho một dự án

Product Backlog gần như là một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho một dự án

Vậy, Agile Product Backlog nghĩa là gì? Đây cũng là một bảng danh sách cách yêu cầu sẽ được liệt kê trong một dự án. Mô hình Agile thường quản lý dự án theo hình thức chia nhỏ từng giai đoạn và tùy vào từng thời điểm mà Product Backlog sẽ có sự thay đổi. 

>> Tìm hiểu chi tiết về agile product backlog là gì?

Vai trò của Product Backlog trong Nhóm Scrum

- Các hạng mục trong Product Backlog có thể được thay đổi khi cả nhóm đã hiểu rõ về kết quả và xác định giải pháp. Một Product Backlog có thể cho phép liên tục sắp xếp, bổ sung và loại bỏ những công việc không phù hợp với yêu cầu sản phẩm và nhu cầu hiện tại của khách hàng. 

- Dựa vào Product Backlog bạn cũng dễ dàng biết được rằng nhóm đang và sẽ làm gì trong thời gian tới. 

- Product Backlog là nguồn công việc duy nhất dành cho nhóm làm việc. Không nhất thiết mọi công việc xuất hiện trong Product Backlog sẽ được thực hiện mà nó chỉ là một sự lựa chọn để nhóm có thể đạt được kết quả tốt nhất. Nếu công việc đó không còn khả năng mang lại giá trị thì hoàn toàn có thể loại bỏ. 

Ý nghĩa của Product Backlog

Product Backlog không bao giờ là kết quả tuyệt đối mà nó chỉ mang tính chất tương đối để xác định các công việc rõ một cách rõ ràng từ đầu. Theo đó, Produc Backlog sẽ không ngừng được cải tiến, thay đổi thường xuyên để có tính cạnh tranh cao cũng như hữu ích với người dùng. 

Ý nghĩa Product Backlog là gì?

Ý nghĩa Product Backlog là gì? Nhằm giúp các công việc cần thực hiện được chi tiết hóa

Đặc điểm cơ bản của một Product Backlog

Bên cạnh việc tìm hiểu Product Backlog là gì cũng như vai trò của nó trong Scrum thì bạn cũng cần biết những đặc điểm của Product Backlog. Điều này sẽ giúp bạn bắt tay vào xây dựng một Product Backlog hoàn chỉnh dễ dàng và chuẩn xác hơn. 

Detailed appropriately (Chi tiết một cách hợp lý)

Khi thiết kế Product Backlog, bạn cần ưu tiên sắp xếp những công việc quan trọng lên vị trí trên cùng và bố trí vào Sprint gần nhất. Những công việc này cần chi tiết hóa để dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số hạng mục không nhất thiết phải thể hiện một cách chi tiết. Mức độ chi tiết của hạng mục công việc sẽ được sắp xếp theo độ ưu tiên và tính cần thiết. 

Thông thường, những hạng mục công việc có độ ưu tiên thấp hoặc phụ thuộc vào các hạng mục khác thì nên để ở cuối cùng và có thể được phân tích ít chi tiết hơn những hạng mục ở trên. 

Sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog một cách chi tiết

Sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog một cách chi tiết

Estimated (Tính ước lượng)

Product backlog có thể được xem là một công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch một cách hoàn chỉnh. Trong Product backlog, các hạng mục cần có thời gian ước lượng hoàn thành. Nhóm phát triển dự án sẽ cung cấp cho Product Owner khối lượng công việc ước lượng cho từng hạng mục. Product Owner và các bên liên quan sẽ cung cấp thông tin về giá trị sản phẩm.

Emergent (Sự tiến hóa)

Vì Product có tính động, nó luôn thay đổi theo thời gian và thường được các Product Owner cập nhật vào cuối Sprint. Cụ thể: Nếu trong quá trình thực hiện hạng mục công việc, nhóm phát triển gặp các sự cố, rủi ro dẫn đến sự thay đổi hạng mục. Lúc này, Product Owner cần xem xét và sắp xếp lại mức độ ưu tiên các hạng mục trong Product Backlog. 

Prioritized (Tính ưu tiên)

Trong Product Backlog, các mặt hàng có giá trị nhất sẽ được sắp xếp trên cùng và ít giá trị sẽ được xếp ở dưới cùng. Dựa vào cách này, chúng ta có thể tối ưu hóa giá trị của sản phẩm.

Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp

Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp

Product Backlog do ai đảm nhận?

Trả lời cho câu hỏi Product Backlog do ai đảm nhận? Chính là Product Owner. Như các bạn đã biết Product Owner sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong quản lý dự án. Họ sẽ quản lý, sắp xếp và bảo trì Product Backlog để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể theo dõi dự án một cách cụ thể, rõ ràng. Nếu có các thắc mắc về những hạng mục trong công việc họ cũng sẽ là người phân tích làm rõ. 

Một dự án sẽ thành công nếu kết nối được sức mạnh nội bộ, cùng hướng các thành viên theo đuổi một mục tiêu chung. Để đạt được điều này, cả tổ chức phải tôn trọng các quyết định, nhận xét, đánh giá của Product Owner. Đương nhiên, những quyết định này sẽ được hiển thị trong nội dung và thứ tự của Product Backlog. Ngoài ra, chỉ có Product Owner mới được phép yêu cầu đội nhóm phát triển thực hiện các công việc trong Product Backlog. 

Trong Product Backlog có thể chứa các hạng mục như: 

- Tính năng sản phẩm

- Lỗi/lỗ hổng sản phẩm

- Các công việc liên quan đến kỹ thuật. 

- Công việc nghiên cứu

Để có thể hoàn thành công việc tốt nhất và triển khai một Product Backlog hiệu quả, Product Owner cần phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để điều hành các hoạt động của nhóm phát triển. Vậy làm thế nào để nâng cao kiến thức chuyên môn, được thực hành để áp dụng kiến thức vào thực tế? Một khóa học được thiết kế theo chuẩn quốc tế của Viện FMIT chính là chìa khóa mở ra rất nhiều điểm thú vị cho dự án. 

Khóa đào tạo quản lý dự án chương trình chuẩn quốc tế của Viện FMIT

Khóa đào tạo quản lý dự án chương trình chuẩn quốc tế của Viện FMIT

Sơ lược về khóa học để các bạn dễ dàng hình dung về những gì mình sẽ nhận được khi tham gia khóa học: 

- Viện FMIT tập trung vào việc xây dựng hệ thống, triển khai dự án thực tế của tổ chức. Điều này giúp học việc biết cách ứng xử linh hoạt hơn trong các tình huống thực tế của công ty mình. 

- Viện sẽ giúp giải quyết các vấn đề thực tế thường gặp trong các doanh nghiệp. 

- Phương pháp giảng dạy theo tư duy kiểu mới, cập nhật kiến thức theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý dự án. 

Như vậy, qua bài viết trên đây Viện FMIT hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về Product Backlog là gì, nắm được vai trò và những đặc điểm của nó. Nếu bạn đang làm một giám đốc dự án hay một nhà quản lý dự án muốn nâng cao kiến thức chuyên môn thì đừng ngần ngại nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi để chuyên viên tư vấn khóa học một cách nhanh chóng nhất nhé!

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo