Với bối cảnh thế giới thay đổi, những bối cảnh mới xuất hiện làm cho các nguyên tắc quản trị nói chung và quản lý dự án nói riêng cũng sẽ thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của công việc nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức và đáp ứng được giá trị theo yêu cầu của khách hàng.
PMBOK 7th ra đời làm thay đổi tư duy quản trị về quản lý dự án. Nếu như PMBOK 6th tập trung vào 10 lĩnh vực kiến thức (Knowledge areas) và 49 quy trình (processes), thì PMBOK 7th lại đưa ra 12 nguyên tắc quản trị dự án cần thiết và 8 trọng tâm (domains) như sau:
Hình: designed by FMIT.
Quản Lý Dự Án theo chuẩn quốc tế PMI với phiên bản được cập nhật mới nhất PMBOK 7th. Phiên bản thay đổi đáng kể tư duy về quản trị dự án hiện đại. Quản trị dự án không chỉ có phương pháp truyền thống yêu cầu rõ ràng (Predictive), hoặc phương pháp linh hoạt (Agile) mà còn đa dạng các cách thức tiến hành, đòi hỏi Nhà quản lý phải nắm bắt nguyên tắc (12 Principles), và 8 trọng tâm (8 Domains) và điều chỉnh (Tailoring) phù hợp với bối cảnh dự án.
Quản lý dự án không chỉ am hiểu về quy trình (process skills), và còn về kỹ năng làm việc với con người (people skills), kỹ năng về chuyên môn và lĩnh vực của dự án (Business skills).
Với PMPOK 6th kiến thức về quy trình và cách thức tổ chức dự án đã được chuẩn hóa các thực hành tốt nhất (best practices) một cách đầy đủ và hệ thống. Tuy nhiên với PMBOK 7th nội dung về quản lý nhóm và mô hình tương tác giữa nhóm dự án với các bên liên quan trong các dự án yêu cầu biến động, đòi hỏi các thành viên dự án và giám đốc dự án cần nâng cao kỹ năng về quản lý con người (people skills). Việc tạo lập ra nhóm hiệu quả cao, hiểu các mô hình, kỹ năng phát triển và quản lý nhóm là một trọng tâm hàng đầu của quản lý dự án hiện đại.
Với bối cảnh thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp, và mơ hồ đòi hỏi quản lý dự án phải thích nghi và tổ chức phương pháp phù hợp. Việc tích hợp rủi ro và quản lý sự không chắc chắn (uncertainty) cũng là trọng tâm nổi bật của PMBOK 7th và được tách thành một trọng tâm rất cụ thể nhằm tăng giá trị cho hoạt động quản lý dự án.
Cuối cùng trọng tâm nổi bật là việc quản lý dự án phải được điều chỉnh (tailoring) và vận dụng phù hợp trong nhiều bối cảnh dự án khác nhau. Dự án không chỉ được chia ra một cách rõ ràng là truyền thống hay Agile. Trong một tổ chức, có nhiều hình thức, có nhiều công việc với các đặc thù khác nhau. Giám đốc dự án và bộ phận quản lý dự án cần có cách nhìn hệ thống và đầy đủ. Tư duy hệ thống (system thinking) là 1 trong 12 nguyên tắc của PMBOK 7th. Giám đốc dự án phải được đào tạo và hiểu một cách đầy đủ và trọn vẹn mà không chia chẻ mới có thể đáp ứng được cách hiểu đầy đủ và áp dụng quản lý dự án vào trong tổ chức hiệu quả.
Tại FMIT, chương trình được thiết kế từ nền tảng đến nâng cao, cơ sở lý thuyết đến thực hành thực tiễn, tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện theo nguyên tắc và kỹ thuật của PMBOK 7th, được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu nhiều kinh nghiệm đã từng đào tạo cho nhiều tập đoàn lớn.
FMIT với hơn 16 năm hoạt động trong lĩnh vực đã đào tạo hàng nghìn Nhà quản lý dự án tại Việt Nam, là đối tác lâu năm và cao cấp của PMI. FMIT tin tưởng sẽ truyền đạt được tinh thần của quản lý dự án hiện đại PMBOK 7th đến các nhà quản lý dự án tại Việt Nam.
Chương trình có chính sách ưu đãi học phí và học lại miễn phí hoàn toàn trong vòng 3 năm giúp học viên yên tâm tham gia đến khi kiến thức được vững vàng và áp dụng tự tin.