Phát triển năng lực lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) liên quan đến khả năng hướng dẫn, tạo động lực, chỉ đạo nhóm. Những kỹ năng này bao gồm những năng lực cần thiết như đàm phán, thích ứng, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và kỹ năng tương tác với người khác. Bài viết dưới đây, FMIT sẽ giới thiệu tổng quan một số kiến thức cơ bản về kỹ năng lãnh đạo. Chi tiết chương trình có thể tìm hiểu chuyên sâu ở khóa học phát triển năng lực lãnh đạo tại FMIT.

Lãnh đạo và quản lý khác nhau thế nào?

Khái niệm lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) được sử dụng thường xuyên thay thế nhau. Tuy nhiên, nghĩa của chúng không tương tự nhau.

Khái niệm quản lý (management) gắn chặt với việc chỉ đạo người khác thực hiện 1 công việc sử dụng một tập các hành vi mong muốn. Ngược lại, lãnh đạo (leadership) chỉ đến việc làm việc với người khác thông qua thảo luận hoặc tranh luận để hướng dẫn họ thực hiện công việc.

Phương pháp lựa chọn khác nhau về hành vi, tự nhận thức, và vai trò. Giữa lãnh đạo và quản lý có sự khác nhau như so sánh bên dưới. Một nhà quản lý nên sở hữa cả hai kỹ năng quản lý và lãnh đạo để có thể thành công. Kỹ năng quan trọng là tìm được sự cân bằng trong mỗi tình huống, gọi là phong cách lãnh đạo (leadership style).

Quản lý Lãnh đạo
Chỉ đạo bằng cách sử dụng quyền lực do vị trí mang lại Hướng dẫn, ảnh hưởng, và hợp tác sử dụng quyền lực do mối quan hệ
Duy trì Phát triển
Quản trị Đổi mới
Tập trung vào hệ thống và cấu trúc Tập trung vào mối quan hệ với con người
Dựa vào các kiểm soát truyền cảm hứng, niềm tin
tập trung vào mục tiêu ngắn hạn tập trung vào tầm nhìn dài hạn
Đặt câu hỏi thế nào và khi nào Đặt câu hỏi cái gì và tại sao
Tập trung vào hiệu quả cuối cùng Tập trung vào tầm nhìn
Chấp nhận trạng thái hiện tại Thách thức trạng thái hiện tại
Làm công việc một cách chính xác Lựa chọn việc để làm
Tập trung vào vận hành và giải quyết sự cố Tập trung vào tầm nhìn, sự phù hợp, động lực, và cảm hứng

Tính chất và kỹ năng của lãnh đạo (Qualities and Skills of a leader)

Các nghiên cứu chỉ ra tính chất và kỹ năng của 1 lãnh đạo như sau:

  • Có tầm nhìn (ví dụ, giúp mô tả được sản phẩm, mục tiêu dự án; có khả năng tạo ra mơ ước và truyền ước mơ đó cho những người khác)
  • Tích cực và lạc quan;
  • Có khả năng hợp tác;
  • Quản lý mối quan hệ và xung đột;
  • Xây dựng niềm tin;
  • Tìm kiếm được sự đồng thuận
  • Cân bằng được các mục tiêu xung đột
  • Vậy dụng được các kỹ năng giải quyết xung đột, thỏa hiệp, đàm phán, thuyết phục
  • Phát triển và nuôi dưỡng quan hệ cá nhân và công việc;
  • Có cách nhìn dài hạn rằng quan hệ quan trọng như là dự án
  • Liên tục phát triển và vận dụng các kỹ năng chính trị
  • Sử dụng đủ thời gian vào truyền thông
  • Quản lý sự kỳ vọng
  • Phản hồi tích cực và mang tính xây dựng;
  • Kỹ năng hỏi và lắng nghe
  • Thể hiện sự tôn trọng (với người khác), thân thiện, tử tế, trung thực, đạo đức, can đảm, cảm nhận, quyết đoán.
  • Tập trung vào những việc quan trọng;
  • Liên tục phân loại công việc ưu tiên và rà soát khi cần thiết;
  • Tìm kiếm và sử dụng phương pháp ưu tiên vào công việc
  • Xác định mức độ ưu tiên cao về chiến lược, đặc biệt là các nhân tố thành công cho dự án
  • Có cách nhìn toàn diện và hệ thống về dự án, xem xét các nhân tố bên trong và bên ngoài;
  • Có khả năng vận dụng tư duy phản biện
  • Xây dựng nhóm hiệu quả, định hướng dịch vụ, và vui vẻ làm việc với nhóm dự án

Lãnh đạo trong mối quan hệ với quyền lực như thế nào?

Lãnh đạo và quản lý cuối cùng là để công việc được thực hiện. Kỹ năng và tố chất ở trên giúp nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức. Bản chất của các kỹ năng và tố chất là khả năng chính trị. Chính trị (politics) liên quan đến việc ảnh hưởng, đàm phán, tự trị, và quyền.

Quyền lực (power) có thể khởi nguồn từ đặc điểm thể hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức. Quyền lực thường được hỗ trợ bởi nhận thức của người khác về người lãnh đạo. Nhà quản lý cần phải nhận ra mối quan hệ với người khác. Mối quan hệ này cho phép quản lý thúc đẩy công việc được hoàn thành. Có nhiều hình thức quyền lực từ vị trí của quản lý:

  • Quyền từ vị trị (gọi là quyền chính thức, quyền hạn);
  • Quyền thông tin (ví dụ, kiểm soát việc thu thập hoặc phân bổ thông tin);
  • Quyền tôn trọng hoặc ngưỡng mộ
  • Tình huống (ví dụ, đạt được do một tình huống cụ thể như là khủng hoảng cụ thể);
  • Nhân cách hoặc cá nhân (ví dụ, quyến rũ, hấp dẫn);
  • Quan hệ (ví dụ, tham gia trong mạng lưới, kết nối, liên minh);
  • Chuyên gia (ví dụ, kỹ năng, sở hữu thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, giáo dục, chứng chỉ);
  • Thưởng (ví dụ, khả năng thưởng, tiền hoặc hoặc muốn khác);
  • Phạt (ví dụ, khả năng áp dụng nguyên tắc hoặc hậu quả tiêu cực);
  • Tâng bốc (ví dụ, áp dụng các kỹ thuật để tạo ra ưu thế cho hợp tác);

Nhà quản lý dẫn dắt nhóm theo nhiều cách khác nhau. Phong cách mà một nhà quản lý lựa chọn có thể là do bản thân cá nhân họ, hoặc kết quả của nhiều nhân tố kết hợp trong dự án. Phong cách nhà quản lý sử dụng có thể thay đổi theo thời gian dựa và các nhân tố. Một số nhân tố như sau:

  • Đặc tính lãnh đạo (ví dụ, thái độ, tâm trạng, nhu cầu, giá trị, đạo đức);
  • Đặc tính của các nhân viên (ví dụ, thái độ, tâm trạng, nhu cầu, giá trị, đạo đức);
  • Đặc tính của tổ chức (ví dụ, mục đích, cấu trúc, loại công việc)';
  • Đặc tính môi trường (ví dụ, tình huống xã hội, tình trạng kinh tế, thành phần chính trị).

Các phong cách lãnh đạo là gì?

Có nhiều phong cách lãnh đạo (leadership style) mà nhà quản lý có thể áp dụng. Một vài ví dụ về phong cách bao gồm:

  • Laissez-faire (ví dụ, cho phép nhóm đưa ra quyết định của họ và thiết lập mục tiêu cho riêng họ)
  • Transacstional (ví dụ, tập trung vào mục tiêu, phản hồi, và hoàn thành để xác định ra mức thưởng; quản lý ngoại lệ);
  • Servant leader (ví dụ, thể hiện cam kết phục vụ và vì người khác; tập trung và sự phát triển, học tập, tự chủ và phúc lợi của người khác; lãnh đạo là thứ yếu và xuất hiện sau phục vụ);
  • Transformational (ví dụ, trao quyền nhân viên thông qua các thuộc tính và hành vi lý tưởng hóa, truyền cảm hứng, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, xem xét cá nhân);
  • Charismatic (ví dụ, có khả năng truyền cảm hứng, năng lực, nhiệt thành, có niềm tin mạnh mẽ);
  • Interactional (ví dụ, kết hợp giữa transactional, transformational, và charismatic).

Tính cách cá nhân là gì?

Tính cách cá nhân (personality) chỉ đến sự khác biệt của từng cá nhân trong cách nghĩ, cảm nhận, và hành vi. Tính cách cá nhân ví dụ như:

  • Hòa đồng (ví dụ, chấp nhận người khác cho dù họ là ai, thể hiện sự quan tâm);
  • Lịch sự (ví dụ, có khả năng thể hiện hành vi và nghi thức thích hợp);
  • Sáng tạo (ví dụ, có khả năng suy nghĩ trừu tượng, thấy sự khác biệt, sáng tạo);
  • Văn hóa (ví dụ, sự nhạy cảm với nền văn hóa khác như giá trị, phong tục, niềm tin);
  • Cảm xúc (ví dụ, khả năng cảm nhận cảm xúc và thông tin và quản lý chúng; kỹ năng tương tác với người khác);
  • Trí tuệ (ví dụ, trí thông minh qua nhiều năng khiếu);
  • Quản lý (ví dụ, đánh gia qua thực hành và tiềm năng quản lý);
  • Chính trị (ví dụ, đánh giá qua nhận thức chính trị và làm cho công việc được tiến hành);
  • Định hướng dịch vụ (ví dụ, sẵn sàng phục vụ người khác);
  • Hệ thống (ví dụ, hiểu và xây ra hệ thống);
Icon email Icon phone Icon message Icon zalo