Mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ

Sau đây sẽ là thông tin bổ ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về kiểm toán nội bộ với các mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm trong quá trình hoạt động tại doanh nghiệp.

Khái niệm KTNB được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể tham khảo quan điểm từ IIA: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị”.

Mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ 1

Người làm trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ cũng như các nhà quản lý cần nắm rõ mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của mình (Ảnh minh họa)

Theo đó, trong quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp, KTNB nắm một vai trò quan trọng quyết định đến doanh thu cũng như tiến độ hoạt động, chuỗi cung ứng và nhiều vấn đề khác. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý cũng như những người đang làm việc trong lĩnh vực này là họ phải nắm rõ được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về KTNB để thực hiện đúng cũng như không vi phạm những điều vượt ngoài quyền hạn cho phép. Trong đó, mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của KTNB là những vấn đề không thể xem nhẹ.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Thông qua quá trình vận hành và phát triển, KTNBmục tiêu:

  • Đảm bảo với các bên liên quan của tổ chức (cả bên trong và bên ngoài) là các hoạt động kiểm soát tài chính và phi tài chính đã được thiết kế và vận hành có hiệu quả, hữu hiệu và trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp.
  • Duy trì hồ sơ quản trị rủi ro của tổ chức để đảm bảo các rủi ro trọng yếu đã được giám sát và đánh giá một cách hợp lý.
  • Điều tra các hoạt động nghi ngờ có gian lận.
  • Tư vấn và hỗ trợ ban Tổng giám đốc cải tiến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

>> Xem thêmBạn biết gì về kiểm toán nội bộ?

Quyền hạn của kiểm toán nội bộ

Song song với mục tiêu thì KTNB có những quyền hạn sau:

  • Gặp gỡ, trao đổi với chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị.
  • Gặp gỡ và trao đổi với nhân sự của các đơn vị thành viên.
  • Toàn quyền tiếp cận các hồ sơ, số liệu, tài sản của các đơn vị thành viên.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết từ các đơn vị thành viên cũng như từ các đơn vị dịch vụ khác bên trong hoặc bên ngoài tổ chức để thực hiện các hoạt động kiểm toán.
  • Phân bổ các nguồn lực, tần suất, đối tượng, phạm vi công việc và áp dụng các kỹ thuật cần thiết để hoàn thành mục tiêu kiểm toán.

>> Xem thêmKiểm toán nội bộ chi tiết có quy trình thế nào?

Trách nhiệm của kiểm toán nội bộ

Mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ 2

Kiểm toán viên hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của mình thì mới vận hành tốt được công việc (Ảnh minh họa)

Để thực hiện được mục tiêu cũng như đảm bảo các quyền hạn nói trên, người làm trong lĩnh vực KTNB hoặc quản lý KTNB phải hiểu rõ được trách nhiệm của mình. Trách nhiệm ấy bao gồm:

  • Đảm bảo duy trì đội ngũ nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn có thể đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Giám đốc KTNB chịu trách nhiệm đánh giá, đảm bảo chất lượng hoạt động KTNB thông qua việc duy trì và thực hiện các chương trình đánh giá nội bộ trong phòng KTNB.
  • Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, có thể bao gồm các nhiệm vụ hoặc dự án đặc biệt được HĐQT chỉ định.
  • Nộp báo cáo định kỳ cho HĐQT về kết quả kiểm toán.
  • Xem xét phạm vi công việc của các kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng nhằm đưa ra phạm vi kiểm toán nội bộ phù hợp, tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp công tác kiểm toán đòi hỏi kiến thức trong lĩnh vực mà KTNB không thông thạo thì có thể đề nghị HĐQT xem xét cho sử dụng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ từ bên ngoài.
  • Các trách nhiệm khác theo điều lệ KTNB.

Nắm được mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ nhưng chưa chắc ai cũng có thể thực hành được tốt trên lĩnh vực này. Họ cần thêm những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng sâu hơn về KTNB. Giải pháp được nhiều người lựa chọn là tham gia vào các Khóa học Kiểm toán nội bộ được tổ chức bởi nhiều cơ sở đào tạo uy tín. Trong số đó, FMIT® là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để họ gắn bó.

>> Xem thêmLàm sao để xây dựng các bộ phận kiểm toán nội bộ?

Tại sao nên tham gia khóa học Kiểm toán nội bộ tại FMIT®?

Khóa học Kiểm toán nội bộ của FMIT® được triển khai dựa trên nội dung của chương trình đào tạo CIA® quốc tế theo chuẩn IIA®. Tham gia khóa học này, học viên sẽ hiểu và nắm được:

  • Chuẩn mực thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên các kiến thức chuẩn quốc tế.
  • Có được kiến thức nền tảng sẵn sàng cho việc luyện thi chứng chỉ quốc tế CIA®
  • Nâng cao năng lực bản thân và tạo giá trị gia tăng cho tổ chức.

Mục tiêu, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm toán nội bộ 3

Học viên tham gia một khóa đào tạo Kiếm toán nội bộ tại FMIT®

FMIT® là một trong những đơn vị đào tạo KTNB với nhiều năm kinh nghiệm và chất lượng đầu ra hàng đầu chắc hẳn bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ kiến thức đến kinh nghiệm. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết tại:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT

Trụ sở chính: Tầng 5, số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (028) 3930 1724 – Fax: (028) 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

Email: info@fmit.vn  – Website: www.fmit.vn

ĐÀO TẠO KHÓA HỌC

  1. Kiểm toán nội bộ
  2. Giám đốc điều hành
  3. Quản lý chuỗi cung ứng
Icon email Icon phone Icon message Icon zalo