Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
Ngày nay nhu cầu về kiểm toán nội bộ ngày càng cao và chiếm lĩnh được vị trí quan trọng, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết cách xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp.
Theo chuẩn mực KTNB của IIA: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị”.
Một doanh nghiệp có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư, khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các công ty không có kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro cho doanh nghiệp tốt hơn, ngoài ra còn có thể làm tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Kiểm toán nội bộ (Ảnh minh họa)
Kiểm toán nội bộ hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc chính: độc lập, khách quan và chuyên nghiệp.
Các công ty, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng không tránh khỏi những sơ suất, rủi ro ngoài ý muốn khi làm việc. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ là rà soát lại tất cả những rủi ro trên. Nhưng nếu như kiểm toán nội bộ làm việc lơ là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công ty, doanh nghiệp.
Rủi ro cố hữu: rủi ro khi tiến hành một số hoạt động kinh doanh, trước khi áp dụng các biện pháp nội bộ. Nhóm này bao gồm rủi ro từ môi trường bên ngoài như các sự kiện đã dự báo trước, kinh tế địa phương,...và các nhân tố bên trong bao gồm những thay đổi trong hệ thống hoạt động, các sản phẩm hay thị trường mới, ban lãnh đạo mới,...vv
Rủi ro còn lại: Vẫn là rủi ro cố hữu vẫn còn tồn tại sau khi đã áp dụng một số cơ cấu kiểm soát nội bộ mạnh mẽ. Cơ cấu này thiết lập một môi trường kiểm soát toàn diện, trong đó bao gồm việc đánh giá rủi ro một cách hiệu quả và các hoạt động kiểm soát phù hợp.Cơ cấu này khuyến khích việc chuyển giao thông tin và truyền thông. Nói chung,rủi ro còn lại sẽ xác định tần suất, phạm vi và loại hình kiểm toán.
Để xây dựng bộ phận kiểm toán phải được thực hiện qua nhiều bước. Điều đầu tiên, các cơ quan, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu và mục đích cụ thể của bộ phận này, và nếu thiếu đi kiểm toán nội bộ sẽ ảnh hưởng như thế nào. Sau đó, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu, quyền hạn, trách nhiệm và nguyên tắc hoạt động của một hệ thống kiểm toán nội bộ. Phần quan trọng không kém là tuyển chọn được những kiểm toán viên có năng lực làm việc và đào tạo thêm chuyên môn cũng như đạo đức. Bộ phận kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm toán thử nghiệm và được nhận xét để rút kinh nghiệm trước khi bắt đầu vào công việc kiểm toán dài hạn. Cuối cùng, ta phải xem xét phạm vi công việc của kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng nhằm đưa ra phạm vi kiểm toán nội bộ phù hợp, tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Kiểm toán nội bộ chi tiết có quy trình thế nào?
Học viên tham gia khóa học kiểm toán nội bộ của FMIT®
Một cơ hội mới giúp bạn thăng tiến nhiều hơn trong công việc kiểm toán nội bộ đó là tham gia khóa học của chúng tôi, một môi trường để bạn trau dồi kiến thức về kiểm toán nội bộ theo chuẩn IIA – Một tương lai đầy triển vọng cả về “lượng” và “chất”, hãy nhanh tay đăng ký và liên hệ ngay cho chúng tôi để thành công sớm mỉm cười với bạn, qua địa chỉ:
BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT
Trụ sở chính: Tầng 5, số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM
VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (028) 3930 1724 – Fax: (028) 3930 1725
Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)
Email: info@fmit.vn – Website: www.fmit.vn