Kỹ năng lãnh đạo nhóm - một trong những tố chất quan trọng giúp nhà quản trị tạo nên sức mạnh vững chắc bên trong nội bộ. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Ở bài viết hôm nay, Viện FMIT sẽ chia sẻ các kỹ năng lãnh đạo nhóm mà một leader cần có để dẫn dắt doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cùng theo dõi nhé!
Chắc hẳn, chúng ta đã ít nhất một lần nghe qua cụm từ “lãnh đạo nhóm” hoặc cũng có thể đã và đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhóm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu về khái niệm này. Cùng tìm hiểu định nghĩa lãnh đạo là gì trong nội dung tiếp theo của bài viết!
Lãnh đạo đội nhóm
Có thể hiểu, lãnh đạo nhóm là việc nhà quản trị (leader) dẫn dắt, khuyến khích, truyền cảm hứng, tạo động lực, tác động mạnh mẽ đến phong cách làm việc của các thành viên, nhằm giúp nâng cao tinh thần làm việc, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
Lãnh đạo đội nhóm là một kỹ năng quan trọng với ban lãnh đạo, quản lý cấp cao. Kỹ năng lãnh đạo đội nhóm không phải tự nhiên có được mà phải trải qua quá trình quan sát, trau dồi và đúc kết kinh nghiệm thực tế.
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là mắt xích quan trọng để kết nối mọi người với nhau và cùng tạo nên thành quả xuất sắc cho doanh nghiệp.
Để dễ hình dung hơn về vai trò của người lãnh đạo, ta có thể nhìn vào ví dụ điển hình của hai ông lớn trong lĩnh vực bán hàng online là Amazon và Alibaba. Vì sao họ trở nên lớn mạnh và có chỗ đứng vững chắc như vậy trên thị trường. Phải chăng đó chính là nghệ thuật lãnh đạo đội nhóm tài tình của người đứng đầu. Họ đã thành công trong việc tập hợp sức mạnh nội bộ để tạo nên giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
Đương nhiên, sự thành bại của một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào yếu tố này mà đánh giá vì nó còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Nhưng chúng ta phải khẳng định rằng, vai trò của người lãnh đạo nhóm là vô cũng quan trọng.
Lãnh đạo nhóm - người cầm cờ dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp
Nếu như doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược tốt nhưng không có khả năng lãnh đạo và điều phối các hoạt động một cách nhịp nhàng thì cũng không thể mang đến giá trị thiết thực.
Do đó, để doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tầm nhìn chiến lược và kỹ năng lãnh đạo nhóm, tổ chức là hai yếu tố nhà lãnh đạo nhất định phải có. Theo đó, nhà lãnh đạo sẽ vạch ra chiến lược, mục tiêu, nguyên tắc, chuẩn mực để tất cả mọi người thực hiện theo, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao sức mạnh nội bộ.
>> Xem thêm: 5 cấp độ lãnh đạo ở các giám đốc điều hành chuyên nghiệp
Nắm rõ 14 kỹ năng lãnh đạo nhóm dưới đây để có thể điều hành hoạt động doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Như đã phân tích ở trên, một doanh nghiệp nếu muốn phát triển vững mạnh thì cần phải có tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Tầm nhìn này phải phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Và quan trọng hơn hết là người đứng đầu phải có cách truyền đạt những điều mình mong muốn thật rõ ràng và cụ thể để mọi người trong nhóm có thể hiểu và thực thi.
Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn sâu rộng
Việc quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng giai đoạn phát triển. Để có thể quản lý nhân sự hiệu quả, trước tiên người đứng đầu cần quan sát, ghi nhớ và hiểu phong cách làm việc của từng cá nhân. Sau đó, sẽ có những điều chỉnh và phân bổ phù hợp với thế mạnh của từng người.
Một trong những cách làm nhóm trưởng hiệu quả là phải học khả năng lắng nghe. Đây là một kỹ năng tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể hoàn thiện nó. Lắng nghe là việc làm vô cùng quan trọng, giúp nhà lãnh đạo có nhiều cơ sở để đưa ra quyết định, kế hoạch chiến lược tốt nhất.
Lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên để đưa ra quyết định chính xác nhất
Bất cứ vị trí công việc nào cũng cần có kỹ năng sáng tạo. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có hướng đi mới tốt hơn, hoàn thiện hơn, mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh để các đối thủ khác không thể vượt mặt.
Để rèn luyện được kỹ năng này, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, bắt nhịp tốt với mọi sự biến đổi để tìm nhiều nguồn ý tưởng mới mẻ, độc đáo.
Người lãnh đạo có nhiệm vụ lên kế hoạch, phân công công việc và kiểm soát tiến độ công việc. Tất cả các khâu này đều nằm trong kế hoạch sẵn có của doanh nghiệp. Theo đó, người đứng đầu sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động, còn nhân viên sẽ là người tuân thủ và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu chung.
Đàm phán thông minh và giao tiếp linh hoạt là “chìa khóa” để nhà lãnh đạo mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho doanh nghiệp. Khéo léo trong quá trình đàm phán là cách nhà lãnh đạo mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Đây cùng là cách để thuyết phục và giải quyết mâu thuẫn trong nhóm một cách đơn giản.
Giao tiếp tốt sẽ giúp nhà lãnh đạo khai thác được những điểm mạnh của nhân viên nhằm tạo môi trường làm việc năng động, vui vẻ, cởi mở hơn.
Đàm phán hiệu quả
Quỹ thời gian dành cho công việc là hữu hạn, nên nhà quản lý phải biết cách sắp xếp hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Việc lên kế hoạch thời gian cụ thể, rõ ràng cũng là cách để nhà quản lý theo dõi, giám sát tiến độ công việc.
Nhà lãnh đạo phải biết phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng hạng mục công việc. Thông qua việc hiểu điểm mạnh và hạn chế của nhân viên, nhà lãnh đạo có thể sắp xếp công việc phù hợp nhằm phát huy thế mạnh của họ.
Việc phân công công việc cũng giúp mọi người chủ động hơn trong quá trình làm việc và có trách nhiệm với những hạng mục mà mình đảm nhận.
Bạn muốn quản lý vi mô hơn các thành viên trong nhóm của mình. Tuy nhiên điều đó có thể gây bất lợi cho sự tiến bộ. Một nhà quản lý giỏi là người biết cách ủy thác công việc cho người khác. Điều này liên quan đến việc hiểu ai là người phù hợp nhất để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Nó cũng yêu cầu một nhân viên có các nguồn lực cần thiết để thành công và cảm thấy được trao quyền để đưa ra quyết định của riêng họ.
Lập kế hoạch là việc làm rất quan trọng, không chỉ trong công việc mà còn ở đời sống. Nếu có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể thì nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn. Bởi lẽ, khi đã có định hướng rõ ràng, chiến lược cụ thể, nhà lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, đôn thúc mọi người thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết
Nhà lãnh đạo là người đưa ra các quyết định quan trọng mang tính “sống còn” với doanh nghiệp, chính vì thế mà trách nhiệm của họ vô cùng lớn. Để hạn chế các rủi ro, nhà lãnh đạo phải có những nhận định, đánh giá khách quan trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Kỹ năng lãnh đạo nhóm, tổ chức của nhà lãnh đạo được bộc lộ rõ nhất khi xảy ra vấn đề bất cập. Lúc này, nhà lãnh đạo cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề để gỡ rối một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến các nhân viên.
>> Xem thêm: Phát triển năng lực lãnh đạo
Một trong những điều quan trọng khiến các nhà lãnh đạo khác biệt với các nhà quản lý là khả năng đổi mới.
Bằng cách đưa những ý tưởng mới vào các quy trình và tìm ra những cách mới để cải thiện cách thức hoạt động của nhóm, bạn sẽ dẫn dắt bằng cách làm gương và khuyến khích những người khác tìm ra những cách mới để hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cũng sẽ truyền cảm hứng cho những người xung quanh làm việc chăm chỉ hơn và thực hành tìm kiếm các cơ hội cải tiến và phát triển không ngừng, động lực của thành công.
Lãnh đạo có thể rất khác so với quản lý, nhưng nó cũng là thứ có thể học hỏi và phát triển theo thời gian.
Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng quản lý cảm xúc của một cá nhân, cũng như của những người khác.
Mức độ phát triển cao của trí tuệ cảm xúc là biểu hiện của những nhà quản lý và lãnh đạo tài ba. Một người có nhận thức sâu sắc, sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội khác là người có thể thúc đẩy và ảnh hưởng đến người khác - một phẩm chất quan trọng cần có ở các nhà quản lý giỏi.
Sự cởi mở đi đôi với cả trí tuệ cảm xúc và giao tiếp hiệu quả.
Điều quan trọng là các thành viên trong nhóm của bạn cảm thấy thoải mái khi tiếp cận bạn khi họ có câu hỏi, mối quan tâm, hoặc khi họ cần giải thích rõ về những gì họ mong đợi. Nếu nhân viên của bạn không tin rằng họ có thể trao đổi với bạn, có nguy cơ các vấn đề hoặc mối quan tâm sẽ không được giải quyết trước khi quá muộn để sửa chữa chúng.
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng quản lý nhóm của mình lên một tầm cao mới, bạn có thể thực hiện một số bước để cải thiện chúng. Bao gồm các:
Xem xét các kỹ năng hiện tại của bạn. Để vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp trước tiên bạn cần hiểu kỹ năng quản lý của bạn hiện đang đứng ở đâu. Thế mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của bạn là gì? Cơ hội lớn nhất của bạn để biến sự phát triển thành thành công trong sự nghiệp là ở đâu? Những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn lập một kế hoạch phù hợp với mình.
Đặt mục tiêu cải tiến và phát triển. Một khi bạn có ý thức về các kỹ năng hiện tại, bạn cần đặt mục tiêu cho nỗ lực phát triển của mình. Bạn cần cải thiện những kỹ năng nào? Làm thế nào để bạn đo lường sự thành công? Khung thời gian của bạn là gì? Bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể và có thể đạt được, bạn có cho mình điều gì đó để hướng tới và tăng cơ hội thành công.
Nhận sự phản hồi từ nhóm của bạn. Nếu bạn không chắc chắn về khả năng hiện tại của mình hoặc nơi bạn nên ưu tiên phát triển, hãy cân nhắc nhận ý kiến phản hồi từ những đồng nghiệp của mình. Điều này có thể vô giá trong việc giúp bản thân xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Theo đuổi sự phát triển chuyên môn. Phát triển chuyên môn có thể là một tài sản quý giá giúp bạn đạt được tiềm năng quản lý của mình. Đăng ký một khóa đào tạo quản lý có thể giúp bạn nhanh chóng phát triển các kỹ năng quản lý của mình, đồng thời theo đuổi các cơ hội cố vấn có thể hỗ trợ bạn trong suốt chặng đường sự nghiệp của mình.
Thực tế, để hình thành một đội nhóm làm việc ăn ý với nhau cần rất nhiều thời gian. Theo khảo sát cho thấy, vấn đề thường nảy sinh trong mô hình quản lý đội nhóm đều liên quan đến các nhiệm vụ được giao và quá trình triển khai công việc.
Nếu nhà lãnh đạo không thiết lập được mô hình quản lý đội nhóm hiệu quả thì không thể phát huy hết năng lực của các thành viên. Ngược lại, nếu ứng dụng mô hình quản lý đội nhóm phù hợp thì năng suất làm việc sẽ tăng gấp nhiều lần.
Mô hình làm việc nhóm hiệu quả có thể thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên. Từ đó, có thể tạo ra những giải pháp mới, mang tính đột phá, giúp mục tiêu đạt được kết quả ngoài mong đợi.
Mô hình quản lý đội nhóm giúp nâng cao hiệu suất làm việc
Mô hình quản lý đội nhóm hiệu quả thường sẽ có những lợi ích:
- Môi trường làm việc thân thiện, sôi nổi, nhiệt huyết.
- Tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm để giải quyết vấn đề.
- Khả năng đưa ra quyết định và thực hiện tăng lên nhiều lần so với thực hiện đơn lẻ.
- Khả năng phân tích vấn đề chi tiết, rõ ràng và chuyên sâu hơn.
- Cá nhân có cơ hội để thể hiện điểm mạnh của mình.
- Sự chia sẻ được đặt lên hàng đầu, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc.
Chính vì những lợi ích trên đây mà mô hình quản lý đội nhóm có sức hấp dẫn mạnh mẽ với các doanh nghiệp. Có thể nói, việc xây dựng và phát triển đội nhóm là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Nếu doanh nghiệp cần cải thiện kỹ năng lãnh đạo nhóm thì hãy tham gia khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo của Viện FMIT. Tại đây, nhà lãnh đạo sẽ được tìm hiểu các kiến thức thực tiễn, chuẩn quốc tế, có tính ứng dụng cao để áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình.
Như vậy, kỹ năng lãnh đạo nói chung và kỹ năng lãnh đạo nhóm nói riêng là yếu tố quan trọng cần có của nhà quản trị cấp cao. Điều này sẽ thôi thúc tinh thần chủ động làm việc và thúc đẩy sự sáng tạo, nhiệt huyết của nhân viên. Nếu nhà lãnh đạo cần tìm hiểu rõ hơn về khóa học của Viện FMIT, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline để được nhân viên tư vấn một cách tận tình.
Quản lý chuỗi cung ứng Quản lý dự án Quản trị chiến lược Quản trị rủi ro