Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
Kỹ năng lãnh đạo là thiên bẩm hay do rèn luyện? Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo? Bài viết dưới đây FMIT sẽ giới thiệu các lý thuyết cơ bản về lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) liên quan đến khả năng hướng dẫn, tạo động lực, chỉ đạo nhóm. Những kỹ năng này bao gồm những năng lực cần thiết nhưng đàm phán, thích ứng, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và kỹ năng tương tác với người khác.
Phần lớn công việc của CEO liên quan đến làm việc với con người. CEO nên nghiên cứu về hành vi và động lực của con người, cố gắng trở thành nhà lãnh đạo giỏi, vì lãnh đạo là kỹ năng quan trọng mang đến sự thành công cho tổ chức. Giám đốc điều hành vận dụng kỹ năng lãnh đạo khi làm việc với các bên liên quan.
Tính chất và kỹ năng của lãnh đạo (Qualities and Skills of a leader)
Các nghiên cứu chỉ ra tính chất và kỹ năng của 1 lãnh đạo như sau:
- Có tầm nhìn (ví dụ, giúp mô tả được sản phẩm, mục tiêu dự án; có khả năng tạo ra mơ ước và truyền ước mơ đó cho những người khác)
- Tích cực và lạc quan;
- Có khả năng hợp tác;
- Quản lý mối quan hệ và xung đột;
- Xây dựng niềm tin;
- Tìm kiếm được sự đồng thuận
- Cân bằng được các mục tiêu xung đột
- Vậy dụng được các kỹ năng giải quyết xung đột, thỏa hiệp, đàm phán, thuyết phục
- Phát triển và nuôi dưỡng quan hệ cá nhân và công việc;
- Có cách nhìn dài hạn rằng quan hệ quan trọng như là dự án
- Liên tục phát triển và vận dụng các kỹ năng chính trị
- Sử dụng đủ thời gian vào truyền thông
- Quản lý sự kỳ vọng
- Phản hồi tích cực và mang tính xây dựng;
- Kỹ năng hỏi và lắng nghe
- Thể hiện sự tôn trọng (với người khác), thân thiện, tử tế, trung thực, đạo đức, can đảm, cảm nhận, quyết đoán.
- Tập trung vào những việc quan trọng;
- Liên tục phân loại công việc ưu tiên và rà soát khi cần thiết;
- Tìm kiếm và sử dụng phương pháp ưu tiên vào công việc
- Xác định mức độ ưu tiên cao về chiến lược, đặc biệt là các nhân tố thành công cho dự án
- Có cách nhìn toàn diện và hệ thống về dự án, xem xét các nhân tố bên trong và bên ngoài;
- Có khả năng vận dụng tư duy phản biện
- Xây dựng nhóm hiệu quả, định hướng dịch vụ, và vui vẻ làm việc với nhóm dự án
Lãnh đạo và quản lý cuối cùng là để công việc được thực hiện. Kỹ năng và tố chất ở trên giúp CEO đạt được các mục tiêu của tổ chức. Bản chất của các kỹ năng và tố chất là khả năng chính trị. Chính trị (politics) liên quan đến việc ảnh hưởng, đàm phán, tự trị, và quyền.
Quyền lực (power) có thể khởi nguồn từ đặc điểm thể hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức. Quyền lực thường được hỗ trợ bởi nhận thức của người khác về người lãnh đạo. CEO cần phải nhận ra mối quan hệ với người khác. Mối quan hệ này cho phép CEO thúc đẩy công việc được hoàn thành. Có nhiều hình thức quyền lực từ vị trí của CEO.
- Quyền từ vị trị (gọi là quyền chính thức, quyền hạn);
- Quyền thông tin (ví dụ, kiểm soát việc thu thập hoặc phân bổ thông tin);
- Quyền tôn trọng hoặc ngưỡng mộ
- Tình huống (ví dụ, đạt được do một tình huống cụ thể như là khủng hoảng cụ thể);
- Nhân cách hoặc cá nhân (ví dụ, quyến rũ, hấp dẫn);
- Quan hệ (ví dụ, tham gia trong mạng lưới, kết nối, liên minh);
- Chuyên gia (ví dụ, kỹ năng, sở hữu thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, giáo dục, chứng chỉ);
- Thưởng (ví dụ, khả năng thưởng, tiền hoặc hoặc muốn khác);
- Phạt (ví dụ, khả năng áp dụng nguyên tắc hoặc hậu quả tiêu cực);
- Tâng bốc (ví dụ, áp dụng các kỹ thuật để tạo ra ưu thế cho hợp tác);
Nhà quản lý dẫn dắt nhóm theo nhiều cách khác nhau. Phong cách mà một nhà quản lý lựa chọn có thể là do bản thân cá nhân họ, hoặc kết quả của nhiều nhân tố kết hợp trong dự án. Phong cách nhà quản lý sử dụng có thể thay đổi theo thời gian dựa và các nhân tố. Một số nhân tố như sau:
- Đặc tính lãnh đạo (ví dụ, thái độ, tâm trạng, nhu cầu, giá trị, đạo đức);
- Đặc tính của các nhân viên (ví dụ, thái độ, tâm trạng, nhu cầu, giá trị, đạo đức);
- Đặc tính của tổ chức (ví dụ, mục đích, cấu trúc, loại công việc)';
- Đặc tính môi trường (ví dụ, tình huống xã hội, tình trạng kinh tế, thành phần chính trị).
Có nhiều phong cách lãnh đạo (leadership style) mà nhà quản lý có thể áp dụng. Một vài ví dụ về phong cách bao gồm:
- Laissez-faire (ví dụ, cho phép nhóm đưa ra quyết định của họ và thiết lập mục tiêu cho riêng họ)
- Transacstional (ví dụ, tập trung vào mục tiêu, phản hồi, và hoàn thành để xác định ra mức thưởng; quản lý ngoại lệ);
- Servant leader (ví dụ, thể hiện cam kết phục vụ và vì người khác; tập trung và sự phát triển, học tập, tự chủ và phúc lợi của người khác; lãnh đạo là thứ yếu và xuất hiện sau phục vụ);
- Transformational (ví dụ, trao quyền nhân viên thông qua các thuộc tính và hành vi lý tưởng hóa, truyền cảm hứng, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, xem xét cá nhân);
- Charismatic (ví dụ, có khả năng truyền cảm hứng, năng lực, nhiệt thành, có niềm tin mạnh mẽ);
- Interactional (ví dụ, kết hợp giữa transactional, transformational, và charismatic).
Lý thuyết lãnh đạo theo phong cách (trait theory) ra đời vào những năm 1930, là một trong những quan điểm lãnh đạo cổ điển nhất. Lý thuyết này cho rằng kỹ năng lãnh đạo là do thiên bẩm. Một người được sinh ra với một số tố chất và tính cách nhất định sẽ phù hợp để trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc. Một số tính cách điển hình như khả năng quyết đoán, có nhiều năng lượng, thông minh, tự tin,…
Lãnh đạo theo phong cách (Ảnh minh họa)
Nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy mặc dù tính cách có vai trò quan trọng nhưng nếu chỉ dựa vào tính cách sẽ không đủ để phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Các nghiên cứu gần hơn tập trung vào những gì nhà lãnh đạo thực hiện vì thế các lý thuyết về lãnh đạo hành vi (theo hướng hành động) phát triển ở những giai đoạn sau này.
Lãnh đạo theo hành vi được phát triển vào những năm 1940 và 1950, tập trung và những gì mà nhà lãnh đạo cần thể hiện. Các nghiên cứu chính bao gồm kết quả của Đại học Michigan, và Ohio, và lý thuyết lưới lãnh đạo.
Nghiên cứu chỉ ra 2 dạng hành vi lãnh đạo, một là tập trung vào công việc, và dạng còn lại tập trung vào nhân viên. Lãnh đạo theo công việc là khi nhà lãnh đạo lấy công việc là trọng tâm và huấn luyện nhân viên để hoàn thành công việc. Lãnh đạo tập trung vào con người là khi hành vi của lãnh đạo đề cao và kết quả thực hiện của cá nhân và nhóm.
Có 2 loại hành vi lãnh đạo trong nghiên cứu này. Một là nhà lãnh đạo quan tâm đến cảm nhận của nhân viên và thể hiện thái độ quan tâm, hai là nhà lãnh đạo sử dụng quy tắc, kế hoạch, và công cụ khác để đảm bảo nhân viên hoàn thành công việc. Nhà lãnh đạo có khi đề cao công việc hoặc cá nhân hoặc cả hai.
Các hình thái lãnh đạo (mạng lưới) giới thiệu bởi Robert Blake và Jane Mouton vào những năm 1960 và đổi tên thành “Leadership Grid” và năm 1990 bởi Bobert Blake và A. Adams Mc Canse. Cơ sở cho mô hình này trả lời câu hỏi lãnh đạo quan tâm đến con người hoặc đến công việc. Có nhiều phong cách sau:
Country club management (phong cách quản lý câu lạc bộ quốc gia) ít quan tâm về công việc nhưng quan tâm nhiều đến con người. Môi trường thân thiện nhưng thiếu sự chú ý đến công việc.
Impoverished management (phong cách chểnh mảng) ít quan tâm cả về con người lẫn công việc. Công việc được thực hiện với nỗ lực rất thấp và ít định hướng về con người.
Authority-compliance management (phong cách quyền lực- tuân thủ) quan tâm nhiều vào công việc và ít quan tâm con người.
Team management (phong cách đội nhóm) quan tâm nhiều con người và cả công việc. Công việc có năng suất cao, cá nhân được khích lệ và môi trường làm việc nhóm được phát huy.
Middle-of-the-road management (phong cách cân bằng) quan tâm cân bằng đối với công việc và con người.
Trở thành nhà lãnh đạo tài năng cùng khóa học Giám đốc điều hành CEO MASTER® tại FMIT®
Chương trình Giám đốc điều hành - CEO MASTER® tại FMIT® dành cho các doanh nhân khởi nghiệp, các Giám đốc điều hành, Giám đốc khối, Giám đốc chi nhánh, quản lý cấp cao, quản lý cấp trung… Tham gia khóa học này, học viên sẽ được:
Xây dựng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng điều hành doanh nghiệp từ nền tảng các môn học trong chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế
Các môn học trong CEO Master® là sự tổng hợp các chuẩn mực quốc tế hiện tại - đang đào tạo tại FMIT® như: Sơ đồ chiến lược và thẻ điểm cân bằng, Quản lý dự án theo chuẩn PMI®, Quản trị rủi ro & kiểm soát nội bộ theo chuẩn COSO®, Quản trị chuỗi cung ứng chuẩn SCOR®, Phát triển năng lực lãnh đạo, Chiến lược và quản trị hiện đại, Kế toán quản trị.
Nội dung đào tạo chú trọng nhiều đến thực hành, giải quyết vấn đề có trọng tâm bằng cách vận dụng những chuẩn mực quốc tế vào trong thực tế.
Học viên tham gia khóa học giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO MASTER®)