Tốc độ thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại khiến kinh nghiệm của những người quản lý tầm trung có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến những quyết định sai lầm cho công việc ngày mai.
Việt Nam có một nền kinh tế đặc thù với hơn 1 nửa GDP quốc gia được đóng góp bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nhà quản lý của những doanh nghiệp này nghĩ rằng: với các doanh nghiệp vừa nhỏ, quản lý bằng kinh nghiệm là quá đủ.
Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang hội nhập ngày càng sâu với quốc tế như tham gia FTA, AFTA, TPP tới đây và các Hiệp định khu vực... Để tham gia được cuộc chơi này, các doanh nghiệp bắt buộc phải lớn mạnh, phải thích nghi và thay đổi cách thức quản lý từ kinh nghiệm chủ quan sang chuyên nghiệp, có hệ thống.
Trong môi trường xã hội có tốc độ đổi thay nhanh chóng, người quản lý chỉ tránh được áp lực, sai sót, đưa ra những quyết định chính xác khi đã sở hữu thành thục kiến thức quản lý, được xây dựng theo một hệ thống chuyên nghiệp.
FMIT đã xác nhận việc đào tạo, đưa các chuẩn mực hệ thống quản lý quốc tế vào doanh nghiệp không thể dựa chỉ trên… lý thuyết, mà phải dựa trên thực hành, thực tiễn.
Kinh nghiệm là điều hiểu biếu có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải mà có. Quản lý bằng kinh nghiệm chỉ phù hợp với tổ chức nhỏ, người quản lý đã quen với công việc. Tuy nhiên hiện tại, tốc độ thay đổi của xã hội nhanh hơn bao giờ hết, việc sử dụng kinh nghiệm quản lý sẽ tạo áp lực cho người quản lý, nhiều sai sót, và ra quyết định dễ nhầm lẫn.
Quản lý bằng cách xây dựng một hệ thống chuyên nghiệp sẽ giúp nhà quản lý chủ động và chuyên nghiệp hơn, giảm những quyết định sai lầm và tăng tính hợp tác trong toàn tổ chức.Tuy nhiên, làm thế nào để có thể sở hữu hệ thống kiến thức quản trị theo quẩn mực quốc tế là một câu hỏi không dễ đặt ra cho nhiều nhà quản lý.
Theo TS.Quang Tùng Minh - Chủ Tịch Học viện FMIT, kinh nghiệm và cảm tính không thể giải quyết và đáp ứng được sự thay đổi và phức tạp của công việc hiện tại. Chỉ có kiến thức chuẩn mực quốc tế được tổng hợp từ hàng nghìn chuyên gia, sự thành công của các tập đoàn, và kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp nhà quản lý tại Việt Nam có cách nhìn hệ thống, giải quyết vấn đề có trọng tâm, ra quyết định chính xác, tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả, ông Minh nói.
CMMP MASTER là Chương trình Quản lý cấp trung theo chuẩn quốc tế. Đây là chương trình được xây dựng từ nền tảng các môn học trong chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế của FMIT được công nhận và chuẩn hóa trên toàn cầu. Theo đó, các môn học trong Quản lý cấp trung - CMMP MASTER là sự tổng hợp các chuẩn mực quốc tế hiện tại đang đào tạo tại FMIT, bao gồm: Quản lý dự án chuẩn quốc tế PMI; Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ chuẩn COSO; Quản trị chuỗi cung ứng chuẩn APICS; và nhiều tiêu chuẩn quản trị khác cần thiết để xây dựng một hệ thống quản lý có khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Hiện nay, căn cứ trên kinh nghiệm thực tiễn đào tạo các chương trình quản lý doanh nghiệp và dự án theo chuẩn mực quốc tế cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp đã, đang phát triển tại Việt Nam, FMIT đã xác nhận việc đào tạo, đưa các chuẩn mực hệ thống quản lý quốc tế vào doanh nghiệp không thể dựa chỉ trên… lý thuyết, mà phải dựa trên thực hành, thực tiễn.
Đào tạo qua thực hành chính là phương pháp nền tảng để các kiến thức chuẩn mực Quản lý cấp trung - CMMP MASTER. Thông qua thực hành thực tế, phân tích tình huống hiện tại của doanh nghiệp và thực hành xây dựng hệ thống quản lý của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ được làm quen với cách xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực, bỏ qua cách thực hiện theo kinh nghiệm và cảm tính, giúp hệ thống chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Một điều quan trọng là nhà quản lý có thể ứng dụng và “sửa sai”, điều chỉnh ngay cung cách quản trị cảm tính còn rơi rớt lại của mình trên cơ sở có sự chia sẻ, hỗ trợ của các nhà đào tạo Quản lý cấp trung - CMMP MASTER từ FMIT. Cách đào tạo này giúp các nhà quản trị nhanh chóng thích ứng với “công nghệ” quản trị mới mà không bị bỡ ngỡ hay mất nhiều thời gian.
FMIT đã triển khai đào tạo thành công Quản lý cấp trung - CMMP MASTER tại các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bảo Việt, VPBank, VIB, Sacombank, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Dầu Khí, Panasonic, Ajinomoto, Ngân hàng Nhà nước, MobiFone, Sabeco, Viettel, Hoa Sen Group, Gameloft, Gmobile...
Hà Quang (Baodautu.vn)