Khóa học về quản trị rủi ro tại FMIT khác biệt thế nào?

Quản trị rủi ro là lĩnh vực quan trọng ra đời nhằm bổ sung và tạo giá trị cho tất cả các lĩnh vực khác từ chiến lược, hoạt động các phòng ban, mở rộng sang việc quản lý các đối tác, … Quản trị rủi ro đã thay đổi theo thời gian, từ cách nhìn nghiệp vụ, rời rạc sang cách tiếp cận hệ thống, toàn diện, tích hợp với chiến lược và hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức. Hiện nay, nhiều Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao đều nhận thức được vai trò và giá trị của quản trị rủi ro trong công tác quản trị điều hành của toàn tổ chức. Vai trò giám sát (oversight) và công tác đánh giá cải tiến hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát (GRC – Governance, Risk, Control) được chú trọng và nâng cao trong nhiều tổ chức.

Quản trị rủi ro nếu được thiết lập và vận hành tốt sẽ mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho tổ chức như:

Tổ chức sẽ gia tăng được nhiều cơ hội  thông qua việc xem xét nhiều khả năng – kể cả rủi ro tích cực hoặc tiêu cực. Điều này có nghĩa, ban quản lý có thể nhận ra được các cơ hội mới và thách thức ứng với từng cơ hội, từ đó gia tăng các khả năng tìm kiếm và lựa chọn các con đường phù hợp với chiến lược.

Tổ chức có thể nhận diện và quản lý rủi ro trong toàn hệ thống thay vì chỉ quản lý một cách rời rạc. Mỗi tổ chức đều đối diện với những rủi ro nhất định và ở một cách rất riêng biệt. Đôi khi rủi ro khởi nguồn từ một bộ phận nhưng lại ảnh hưởng ở nhiều bộ phận khác, việc quản trị rủi ro toàn diện và nhất quán sẽ xem xét rủi ro trên tổng thể của tổ chức để duy trì và cải tiến hiệu quả của toàn hệ thống một cách hiệu quả hơn.

Tổ chức nâng cao được hiệu quả và lợi thế trong khi giảm đi những sự cố bất ngờ thông qua việc vận hành hệ thống quản trị rủi ro trong toàn tổ chức. Hệ thống quản trị rủi ro với đầy đủ các thành phần sẽ cho phép tổ chức nhận diện và xử lý một cách thích ứng các rủi ro, giảm những bất ngờ (surprise) gây ra các thiệt hại hoặc tốn kém, trong khi khai thác được các lợi thế khác.

Quản trị rủi ro giúp tổ chức giảm đi những sai số trong quá trình triển khai công việc. Bằng việc dự báo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các công việc và đưa ra các biện pháp kiểm soát tương thích, tổ chức sẽ có những hành động cần thiết để ngăn ngừa các sai sót và tăng khả năng đạt được mục tiêu.

Quản trị rủi ro giúp tổ chức sử dụng tối ưu nguồn lực bằng việc thu thập thông tin về rủi ro, đánh giá nhu cầu nguồn lực, phân loại mức độ ưu tiên trong việc khai thác nguồn lực, sẽ giúp tối ưu việc phân bổ nguồn lực.

Tăng tính trường tồn và thích nghi của doanh nghiệp thông qua việc xem xét sự thay đổi và phản ứng với sự thay đổi ở trung hạn và dài hạn, tổ chức sẽ điều chỉnh và chuyển đổi chiến lược một cách phù hợp từ đó chẳng những duy trì khả năng tồn tại và còn phát triển. Việc hiểu về thay đổi, thích nghi với sự thay đổi là năng lực quan trọng của nhiều doanh nghiệp ngày nay.

Để có thể hiểu và vận dụng tốt quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, Ban điều hành và đội ngũ thực hiện cần được trang bị kiến thức đầy đủ và nền tảng, bao gồm: môi trường quản trị (Governance), khung về quản trị rủi ro (risk management), hệ thống lý luận về kiểm soát (control), trong đó bao gồm nhiều nguyên tắc về: lãnh đạo, xây dựng văn hóa rủi ro, triết lý và nguyên tắc vận hành hệ thống rủi ro, vai trò trách nhiệm trong hệ thống rủi ro, khẩu vị rủi ro, cách nhận diện, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro, kiểm soát rủi ro, đánh giá hệ thống rủi ro, các công cụ về định lượng, mô hình rủi ro, tối ưu hệ thống rủi ro, báo cáo trong rủi ro,….

Quản trị rủi ro không chỉ là hệ thống được nêu chung chung mà cần phải được thiết kế và vận hành một cách hiệu quả trong tổ chức. Muốn thực hiện việc áp dụng và triển khai hệ thống quản trị rủi ro mang lại giá trị thực sự cho tổ chức và nâng cao vị thế của đội ngũ thực hiện dự án rủi ro, cần phải có cách nhìn hệ thống và am hiểu sâu về các công cụ thực hành nhằm xây dựng được lộ trình (road map) trong công tác thực hiện rủi ro, hướng đến tầm nhìn (vision) và giá trị (values) mà hệ thống rủi ro mang lại cho tổ chức. Nhóm dự án rủi ro cũng phải nắm bắt các công cụ thực hiện một cách chi tiết để có thể triển khai cụ thể trong từng giai đoạn (phase), và kế hoạch hàng ngày (daily).

Trên đây là tóm tắt những lợi ích về hệ thống quản trị rủi ro mang lại cho doanh nghiệp. Bằng việc đầu tư vào việc đào tạo nhân sự, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao vào các khóa học quản trị rủi ro chất lượng, đầy đủ sẽ giúp Doanh nghiệp có được đội ngũ am hiểu, tạo ra hệ thống phù hợp và nhất quán, từ đó tăng giá trị cho tổ chức và khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược và hoạt động trong tổ chức.

Khóa học về quản trị rủi ro tại FMIT ra đời và đã triển khai cho hàng nghìn học viên và doanh nghiệp theo chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại nhất trên thế giới – chuẩn mực COSO. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bao gồm các tập đoàn, các ngân hàng, các công ty sản xuất, dịch vụ, các tập đoàn đa quốc gia đã tham gia khóa học này. Chương trình được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro hiện đại. Lớp học được triển khai theo tính hệ thống, hướng đến thực hành thực tế và vận dụng hiệu quả tại doanh nghiệp.

Khóa học sẽ mang lại bổ ích cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu nâng cao năng lực về hệ thống phương pháp luận và cách thức triển khai thực tế tại Doanh nghiệp theo những thông lệ quản trị quốc tế hiện đại hiện nay.

Chi tiết chương trình tham khảo tại đây: https://fmit.vn/quan-tri-rui-ro-kiem-soat-noi-bo 


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo