Phương pháp Agile khởi nguồn và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng với nhu cầu và đặc tính của các dự án hiện nay, agile vẫn được sử dụng và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là dự án có nhiều thay đổi về yêu cầu về giải pháp, cần phối hợp với khách hàng để tạo ra giá trị tốt nhất cho sản phẩm, dịch vụ, kết quả dự án.
Agile là thuật ngữ bao trùm (umbrella) chỉ đến nhiều loại phương pháp phát triển dự án theo kiểu vòng lặp hoặc tăng dần như Scrum, Kanban, XP (extreme programming), lean development, … Khi so sánh Agile với dự án quản lý truyền thống (predictive), Agile có đặc tính như: phát triển tăng dần trong khi dự án truyền thông thì hoàn chỉnh ngay từ đầu; lập kế hoạch trong suốt quá trình so với việc lập kế hoạch một lần; chuyển giao sản phẩm nhiều lần trong quá trình dự án so với việc chuyển giao một lần vào cuối dự án; khách hàng có thể thấy giá trị dự án tạo ra nhanh nhất có thể so với dự án truyền thống khách hàng chỉ thấy được giá trị dự án vào lúc hoàn thành dự án; hoặc là khuyến khích sự thay đổi trong khi dự án truyền thống hạn chế sự thay đổi.
Khi triển khai dự án theo phương pháp Agile một cách phù hợp, tổ chức có thể có nhiều lợi ích như: việc khích lệ khách hàng tham gia vào trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sẽ giúp ghi nhận phản hồi nhanh, tương tác tốt hơn, từ đó bổ sung các giá trị làm cho sản phẩm đạt kết quả đúng mong muốn của khách hàng hơn; các phản hồi và thay đổi được nhận ra một cách kịp thời, tránh các chi phí phát sinh khi triển khai quá chậm làm tăng chi phí khi sản phẩm đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng; triển khai các sản phẩm theo hướng giá trị tăng dần (Minimum Viable product và Minimum Business Increment).
Khi tiến hành thực hiện dự án agile, các tổ chức cần nắm các tư duy (mindset) quan trọng trong agile bao gồm:
Một số thuật ngữ phổ biến trong Agile cần nắm như sau:
Mặc dù các công cụ và kỹ thuật là quan trọng, nhưng cốt lõi của agile là tạo được văn hóa agile, thay đổi tư duy về lãnh đạo, tạo môi trường phù hợp, quản lý đội ngũ hiệu quả, kỹ năng về tương tác với mọi người (people skills) tốt, và cuối cùng mới là vận dụng các công cụ kỹ thuật ở trên. Nếu không tạo được văn hóa phù hợp với agile và môi trường quản lý dự án thích hợp thì công cụ không thể phát huy được hiệu quả.
Chương trình đào tạo AGILE tại FMIT được thiết kế trên nền tảng phương pháp quản lý dự án hiện đại của PMI theo chuẩn mực quản lý dự án quốc tế và các hệ thống phương pháp luận mới nhất về AGILE trong đó chú trọng đến kỹ năng lãnh đạo và quản lý con người (leadership and people skills), quản trị và văn hóa tổ chức (governance and culture), quản lý dự án trong bối cảnh không chắc chắn (uncertainty domain), và bộ nguyên tắc và công cụ triển khai AGILE (manifesto and mindset) trên nền tảng tình huống và bối cảnh thực tế của tổ chức. Chương trình sẽ mang lại sự thay đổi và sẵn sàng cho nhóm dự án triển khai phương pháp quản lý dự án mới.
Trên đây là một số khái niệm tóm lượt cơ bản về một số nguyên tắc và thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong Agile. Chi tiết chương trình có thể tham khảo tại khóa học quản lý dự án Agile được tổ chức tại FMIT.
Lịch học tham khảo tại: https://fmit.vn/agile