Khóa học quản lý dự án

Quản lý dự án là một nghệ thuật và khoa học, đòi hỏi nhiều sáng tạo và trải nghiệm thú vị. Bài viết dưới đây sẽ tóm lượt những nội dung chính mà khóa học quản lý dự án theo các thông lệ quốc tế - ví dụ chuẩn mực quản lý dự án quốc tế PMI mang đến cho người học.

Dự án đến từ những nhu cầu cần phải đáp ứng. Ví dụ như nhu cầu cải tiến hệ thống, ra đời sản phẩm mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề tồn tại, mua bán sáp nhập, mở rộng hệ thống phân phối, …. Có những dự án lặp lại và ít nhiều tương tự như những dự án đã triển khai trong quá khứ với mức độ rủi ro thấp nhưng cũng có những dự án với yêu cầu thay đổi, phương pháp tiếp cận không rõ ràng, mức độ rủi ro cao, đòi hỏi phải có phương pháp quản lý tương thích. Quản lý dự án ra đời nhằm thực hiện các công việc một cách tích hợp, kết nối, nhất quán, và hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu về kết quả, thời gian, chi phí, chất lượng,…

Dự án luôn lấy mục tiêu kinh doanh và giá trị (business-focused and value) làm thước đo giá trị cuối cùng và là chỉ số dẫn đường cho các hoạt động. Nếu bỏ qua góc nhìn này, hoạt động dự án có thể sẽ không tối ưu, có nhiều lãng phí (waste), việc triển khai dự án, tổ chức quản lý sẽ không tối ưu. Giá trị (value) là một trong 12 nguyên tắc quan trọng của quản lý dự án giúp các nhà quản lý dự án có được chỉ số đo cuối cùng (ultimate indicators) trong việc quyết định điều chỉnh (tailoring) các hoạt động dự án nhằm tạo ra kết quả tốt nhất.

Phương pháp tiếp cận dự án được chia thành các dạng như: mục tiêu rõ ràng, giải pháp rõ ràng sẽ được tổ chức ở hình thức quản lý dự án truyền thống (predictive); mục tiêu rõ ràng, giải pháp không rõ ràng có thể được tổ chức ở dạng quản lý dự án nhanh (Agile); mục tiêu không rõ ràng, giải pháp rõ ràng hoặc không rõ ràng sẽ có thể được tổ chức ở dạng dự án phức hợp (extreme project, emertxe project).

Dù ở dạng tiếp cận nào, dự án cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý một cách hệ thống và phù hợp bao gồm: quản lý công việc (scope), quản lý thời gian (time), quản lý chi phí (cost), quản lý chất lượng (quality), quản lý nguồn lực (resource), quản lý truyền thông (communication), quản lý rủi ro (risk), quản lý mua sắm (procurement), quản lý các bên liên quan (stakeholders), và quản lý tích hợp (integration). Nội dung chi tiết các lĩnh vực kiến thức có thể tham khảo ở đây.

Chương trình đào tạo quản lý dự án ứng dụng tại FMIT được chia thành 10 chương với nội dung tóm lượt như sau:

1. Nguyên tắc trọng tâm và khái niệm căn bản

Phần này sẽ cung cấp người học nhưng khái niệm cơ bản về quản lý dự án, giới thiệu toàn bộ 12 nguyên tắc và 8 trọng tâm theo PMBOK 7th, vai trò các bên liên quan trong dự án, cơ cấu tổ chức dự án, mục tiêu dự án, giá trị dự án, …. Giúp người học có được kiến thức nền tảng và cơ sở lý luận ban đầu khi tiếp cận vào môn học quản lý dự án.

2. Chương 2 bao gồm trọng tâm về lựa chọn phương pháp tiếp cận dự án phù hợp với đặc thù dự án và quản lý các bên liên quan.

Phần này sẽ cung cấp người học sự khác nhau giữa các phương pháp tiếp cận dự án, biết cách lựa chọn phương pháp quản lý dự án phù hợp cho từng bối cảnh dự án cụ thể. Nội dung phần này cũng giúp người học nắm được các phương pháp, kỹ thuật quản lý các bên liên quan – lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong nội dung quản lý dự án nhằm tăng cơ hội thành công, giảm những tác động tiêu cực, khai thác sự tham gia của các bên liên quan, có các chương trình và kế hoạch quản lý thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý dự án.

3. Quản lý đội ngũ thực hiện dự án

Phần này là điểm mới và khác biệt của PMBOK 7th so với các phiên bản trước đó. Quản lý dự án hiện đại cần có được đội ngũ hiệu quả và tương tác tốt (high performance team). Giám đốc dự án cần trang bị các kỹ năng làm việc với con người (people skills) bên cạnh các kỹ năng về quy trình và chuyên môn để có thể áp dụng và triển khai công việc một cách hiệu quả.

Phần này cũng sẽ trình bày các kỹ thuật về dẫn dắt lãnh đạo, truyền cảm hứng, giải quyết xung đột, đào tạo huấn luyện các bên liên quan, xây dựng quy tắc nhóm dự án, truyền thông tầm nhìn, chia sẻ sự hiểu biết chung về dự án, thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhóm dự án, đàm phán thương lượng, và nhiều kỹ năng cần thiết khác giúp giám đốc dự án phát huy được vai trò lãnh đạo phụng sự (servant leadership) trong công tác quản lý dự án hiện đại.

4. Chương 4-7 là trọng tâm lập kế hoạch

Phần này bao gồm các trọng tâm về cách thức quản lý công việc (scope), thời gian (time), chi phí (cost), chất lượng (quality), nguồn lực (resource), truyền thông (communication), mua sắm (procurement),.. nhằm giúp giám đốc dự án có được phương pháp và công cụ phù hợp để lập các tài liệu hướng dẫn thực hiện và kiểm soát dự án một các đầy đủ, rõ ràng, và phù hợp.

Trọng tâm lập kế hoạch cũng giúp cho Giám đốc dự án hiểu rõ các phương pháp khác nhau, các công cụ khác nhau trong từng lĩnh vực kiến thức và phương pháp tiếp cận dự án khác nhau. Nội dung này giúp Giám đốc dự án có được kỹ năng và sự am hiểu cần thiết để lựa chọn và giải quyết các tình huống cụ thể một cách phù hợp, mang lại hiệu quả cho tổ chức.

5. Chương 8 - trọng tâm quản lý sự không chắc chắn

Rủi ro là một đặc tính luôn tồn tại trong mọi công việc, hoạt động, tổ chức, và dự án. Giám đốc dự án cần phải hiểu được bản chất của thế giới là VUCA, nắm được cách thức đối phó trong thế giới VUCA trong lĩnh vực quản lý dự án, áp dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro một cách phù hợp nhằm giúp dự án khai thác được các cơ hội và giảm các nguy cơ, tăng khả năng đạt được mục tiêu của dự án.
Phần này sẽ giới thiêu và làm rõ các nội dung liên quan đến nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro, hiện thực rủi ro, giám sát rủi ro, phân biệt rủi ro với sự cố (issue), và các kỹ thuật định lượng quan trọng khi các hệ thống quản lý dự án ở mức độ trưởng thành cao cần thiết phải được vận dụng.

6. Chương 9 - trọng tâm tổ chức thực hiện dự án

Tổ chức thực hiện dự án là một nhiệm vụ đầy thách thức và thú vị. Việc triển khai vốn tốn nhiều thời gian và chi phí, có sự tham gia mạnh mẽ từ các bên liên quan, nhóm dự án, nhà thầu, … Giám đốc dự án phải vận dụng được các kỹ năng về con người (people skills) một cách hiệu quả, bên cạnh những điểm trọng tâm khác như đảm bảo tuân thủ về hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến quy trình, lựa chọn nhà thầu, chia sẻ kiến thức, tương tác với nhóm dự án, thực hiện triển khai các nhiệm vụ trong thực hiện dự án, giải quyết xung đột, phát triển và gắn kết nhóm dự án, …

7. Chương 10 - kiểm soát, chuyển giao và kết thúc dự án

Kiểm soát dự án phải được thực hiện ở tất các các lĩnh vực kiến thức. Kiểm soát ở cấp độ chi tiết, kiểm soát ở cấp độ chung, kiểm soát để phát hiện sai sót, có hành động khắc phục, ngăn ngừa, kiểm soát để tìm hiểu mối liên hệ ẩn đằng sau của dữ liệu (data mining), kiểm soát để có thể dự báo (forecast) về thời gian, ngân sách hoặc rủi ro, kiểm soát có có thể giúp đưa ra các kịch bản tối ưu trong tương lai ở cấp độ cao và trừu tượng hơn.

Trên đây là tóm lượt các nội dung mà FMIT – đơn vị đào tạo quản lý dự án, đối tác đào tạo toàn cầu của PMI, thực hiện. Đây là chương trình nền tảng và cần thiết giúp ứng dụng các kỹ năng quản lý dự án vào công việc và cũng là nền tảng cho những ai muốn tham gia kỳ thi chứng chỉ quản lý dự án quốc tế PMP.

Thông tin chi tiết tham khảo tại: https://fmit.vn/quan-ly-du-an 


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo