Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
https://kubetd1.com/ liên minh okvip“Tổ chức cần phải định nghĩa khẩu vị rủi ro trong bối cảnh doanh nghiệp để tạo lập, gìn giữ, và hiện thực giá trị.”
Nói đến khẩu vị rủi ro là nói đến điểm khởi đầu trong hệ thống rủi ro, cũng là nói đến quan hệ giữa khẩu vị với chiến lược, với văn hóa, với năng lực ứng phó rủi ro và nhiều phương diện khác. Thiết lập khẩu vị là vô cùng cần thiết cho mọi tổ chức khi tiến hành xây dựng các hệ thống rủi ro.
Dưới đây là nội dung FMIT giới thiệu – một phần trong nội dung chương trình đào tạo quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế COSO được triển khai tại FMIT.
Quan hệ thứ tự giữa chiến lược và khẩu vị rủi ro không phải lúc nào cũng tuyến tính và theo một thứ tự nhất định. Quan hệ này phụ thuộc qua lại lẫn nhau và tùy theo bối cảnh của tổ chức để có thể thiết lập và điều chỉnh một cách phù hợp. Không có một khẩu vị rủi ro nào chung cho mọi tổ chức. Tổ chức khác nhau sẽ có các chiến lược khác nhau và có tuyên bố khẩu vị rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, điều chung nhất là khẩu vị rủi ro phải được gắn kết và đi cùng với chiến lược của tổ chức.
Khẩu vị được thiết lập trên nền tảng hiểu biết về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, và chiến lược của tổ chức. Đây là những thông tin quan trọng hàng đầu khi tiến hành thiết lập khẩu vị. Và ngược lại, khẩu vị là thông tin quan trọng hàng đầu khi quyết định lựa chọn chiến lược. Nhiều tổ chức xem xét khẩu vị ở góc nhìn định tính trong khi nhiều tổ chức khác xem xét khẩu vị ở góc nhìn định lượng và thường tập trung vào việc cân bằng các mục tiêu về tăng trưởng, lợi nhuận, và rủi ro. Dù là ở góc nhìn nào, khẩu vị cũng phản ánh được văn hóa của tổ chức. Điều này có nghĩa là nếu tổ chức muốn thay đổi một vài phương diện nào đó của văn hóa, việc định nghĩa khẩu vị rủi ro mạnh (strong risk appetite) có thể giúp tổ chức tạo ra và bám sát văn hóa mong muốn đó.
Xây dựng phát biểu về khẩu vị rủi ro là công việc tìm kiếm ra được điểm cân bằng tối ưu giữa rủi ro và cơ hội. Tổ chức cần sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và xác định ra điểm tối ưu nhất nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Điều này có nghĩa là khẩu vị rủi ro phải bám sát thực tế và sử dụng các kết quả định lượng và dữ liệu hơn chỉ là những phát biểu tổng quan và chung chung.
Năng lực ứng phó rủi ro (risk capacity) luôn được xem xét khi thiết lập khẩu vị, và tổ chức phải luôn đánh giá và nâng cao năng lực này một cách tương thích với khẩu vị rủi ro đã được thiết lập. Quan hệ giữa khẩu vị và năng lực ứng phó luôn phải được xem xét đồng thời với nhau. Khẩu vị không bao giờ được tuyên bố cao hơn năng lực ứng phó rủi ro. Khi tổ chức quản lý rủi ro cao hơn khẩu vị và năng lực ứng phó, các vấn đề này phải được xem xét và báo cáo lên ủy ban hoặc hội đồng quản trị (BOD) để rà soát và giám sát một cách phù hợp.
Không có một tiêu chuẩn nào chung hoặc đúng khẩu vị để áp dụng cho mọi tổ chức. Quản lý và hội đồng quản trị lựa chọn khẩu vị dựa trên cơ sở các lựa chọn (trade-off) liên quan. Có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định khẩu vị, bao gồm thảo luận, rà soát lịch sử và các kết quả hiện tại, hoặc sử dụng các mô hình để tìm kiếm điểm tối ưu. Để xác định khẩu vị, tổ chức có thể xem xét các bên liên quan trong bối cảnh của doanh nghiệp.
Khẩu vị được truyền thông đến cấp độ nào trong tổ chức, hoặc những ai là người tham gia trong việc xây dựng khẩu vị tùy thuộc và mức độ truyền thông và quyết định của ban điều hành. Tuy nhiên, với sự giám sát của hội đồng, ban quản lý luôn có nhiệm vụ rà soát lại các khẩu vị và điều chỉnh khi sự thay đổi xảy ra khi cần thiết.
Trong nhiều tổ chức, việc sử dụng các từ như “Khẩu vị thấp” hoặc “khẩu vị cao” có thể gây ra mơ hồ và khó hiểu trong truyền thông và hiện thực. Vì thế, định lượng và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, để có thể tuyên bố định lượng, tổ chức cần nâng cao mức độ trưởng thành của hệ thống quản trị rủi ro thì mới có thể có các phát biểu chính xác và lượng hóa được. Thường ở những tổ chức có hệ thống quản trị rủi ro tốt, khả năng lượng hóa và gắn chặt giữa khẩu vị và mục tiêu, chiến lược rất rõ ràng.
Các nhân tố cần xem xét khi tuyên bố khẩu vị Các tổ chức có thể xem xét nhiều nhân tố khi tiến hành thiết lập khẩu vị và giúp việc tuyên bố này chính xác hơn. Một số nhân tố có thể là:
Để hiểu rõ hơn về cách thiết lập khẩu vị, tuyên bố khẩu vị một cách phù hợp và đầy đủ, tham gia chương trình quản trị rủi ro của FMIT tại đây: https://fmit.vn/quan-tri-rui-ro-kiem-soat-noi-bo