Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng

Để dây chuyền sản phẩm được phát triển và duy trì ổn định thì cần đến kế hoạch kinh doanh và quản trị chiến lược cụ thể, nhưng để làm tốt điều đó thì cần phải có sự chỉnh chu từ khâu quản lý chuỗi cung ứng. Để hiểu hơn về những khái niệm mời bạn đọc cùng FMIT tìm hiểu ngay sau đây.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Trong hoạt động kinh doanh trong quản lý, điều phối chuỗi cung ứng được hiểu là:

  • Nhiệm vụ và nguồn lực cần thiết để đạt được
  • Mong muốn về thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng
  • Mục đích: giá trị cho khách hàng, chủ sở hữu

Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lí chuỗi cung ứng 1

Quản lý, điều phối chuỗi cung ứng cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể (Ảnh minh họa)

Kế hoạch kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp thường được tổ chức theo quy trình từ: sứ mệnh của tổ chức => khác biệt về cạnh tranh => kế hoạch đầu tư => kế hoạch lợi nhuận => kế hoạch vốn/tài sản => chiến lược các lĩnh vực kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh là một phần quan trọng không thể thiếu trong quy trình quản lý, điều phối và phát triển chuỗi cung ứng. Một chuỗi cung ứng hoạt động không dựa theo một kế hoạch cụ thể đồng nghĩa với doanh nghiệp đang hoạt động trên một bước đường vô định, không mục đích, không hướng đi hay hướng phát triển rõ ràng.

>> Xem thêm: Tiến độ tổng thể trong vận hành chuỗi cung ứng 

Chiến lược kinh doanh là gì?

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh – phạm trù bao hàm kế hoạch kinh doanh cũng là một phần không thế thiếu trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Chiến lược kinh doanh bao gồm:

  • Đầu vào: kế hoạch nhu cầu và dự án dài hạn
  • Tầm nhìn rõ ràng để đạt được chiến lược trong vòng 1 đến 3 năm
  • Được tính bằng dollars và chia nhóm theo nhóm sản phẩm
  • Hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất và bán hàng chiến thuật

Chiến lược kinh doanh thường song hành cùng kế hoạch kinh doanh trong quản lý chuỗi cung ứng và được triển khai theo thứ tự: chiến lược kinh doanh (kế hoạch chọn cách cạnh tranh) => chiến lược tổ chức (kế hoạch hoạt động của công ty) => chiến lược chuỗi cung ứng (kế hoạch về cách thức chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để đáp ứng các mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

>> Xem thêm: Vai trò của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại 

Làm thế nào để phát triển kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng?

Như đã nói ở trên, kế hoạch kinh doanh là một phần thuộc chiến lược. Chính vì thế, phát triển chiến lược cũng chính là đưa ra những kế hoạch và phương hướng cụ thể để từ chiến lược đi tới thành công.

Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lí chuỗi cung ứng 2

Chiến lược chính là hướng đi, là “quân cờ” mà nhà quản lý dùng để phát triển chuỗi cung ứng doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Hiện nay, các dạng chiến lược kinh doanh thông thường được lựa chọn và áp dụng nhiều nhất là:

  • Chiến lược dùng sự khác biệt để thu hút sự chú ý từ khách hàng
  • Chiến lược dùng tiêu điểm để tạo điểm nhấn
  • Chiến lược chi phí thấp để đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng

Bên cạnh đó, để duy trì và phát triển ổn định chuỗi cung ứng một cách ổn định, các doanh nghiệp cũng thường dùng tới các chiến lược tập trung như:

    1.Tiếp thị rộng và tiếp thị thích hợp:

  •  Tiếp thị rộng: cùng 1 thông điệp với tất cả các thị trường (đánh vào ý thức)
  • Tiếp thị thích hợp: gửi thông điệp tới một phân khúc khách hàng nhất định

    2.Phản ứng:

  •  Nhanh tay: tăng hoặc giảm tốc sản xuất nhanh

    3.Cải tiến:

  1. Nghiên cứu và phát triển, thời gian tới thị trường, thời gian tới khối lượng.

Trong quá trình phát triển kế hoạch kinh doanh và chiến lược (tức là định hướng và hoạt động chiến lược) sẽ có những lúc cần thay đổi chiến lược đã hoạch định. Đó là khi:

  • Thay đổi trong điều kiện thị trường: chuỗi cung ứng phải được chuẩn bị để thích ứng nhanh chóng
  • Thay đổi hướng kinh doanh: sản phẩm mới có thể yêu cầu xây dựng lại các vai trò trong chuỗi cung ứng
  • Công nghệ đột phá
  • Thay đổi dự liệu về thị trường: chuỗi cung ứng cải tiến có thể đáp ứng được
  • Kết hợp kinh doanh hoặc sát nhập
  • Thay đổi vòng đời sản phẩm

Hiểu về kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong phát triển chuỗi cung ứng sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được hướng đi cụ thể trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thật sự nắm và vận hành tốt các tiêu chí trên thì cần lắm ở họ không chỉ kinh nghiệm, kỹ năng mà cần cả kiến thức chuyên về lĩnh vực này.

Theo đó, xây dựng một nền tảng kiến thức về chuỗi cung ứng cũng như kế hoạch, chiến lược kinh doanh là điều không thể thiếu ở các nhà quản lý. Đến đây, nếu bạn thật sự thấy mình đang còn thiếu sót mảng này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại Viện đào tạo FMIT®.

>> Xem thêm: Giới thiệu về các loại tồn kho 

Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lí chuỗi cung ứng

Học viên tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng tại viện đào tạo FMIT®

 

Khóa học về Quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn SCOR® của FMIT® là một trong những giải pháp hứa hẹn sẽ mang đến giá trị thực tiễn trên con đường đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao khác. Nếu đã suy nghĩ kĩ về định hướng tương lai của mình, nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua tại:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT

Trụ sở chính: Tầng 5, số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (028) 3930 1724 – Fax: (028) 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

Email: info@fmit.vn  – Website: www.fmit.vn

KHÓA HỌC ĐÀO TẠO

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo