Kế hoạch kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ (KTNB) là công cụ hữu hiệu và cần thiết giúp các doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát được hiệu quả hoạt động. Trong đó có lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Kiểm toán nội bộ và đối tượng kiểm toán

Trước khi tìm hiểu về kế hoạch kiểm toán chi tiết, chúng ta cần hiểu về đối tượng của kiểm toán. Đối tượng kiểm toán là các phòng ban, các chi nhánh, các sản phẩm, quy trình hoạt động, các dự án,…

Theo đó, kiểm toán nội bộ cần tạo điều kiện làm việc tốt với đối tượng kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi sự độc lậptính khách quan.

Kiểm toán nội bộ cần tạo điều kiện làm việc tốt với đối tượng kiểm toán

Kiểm toán nội bộ cần tạo điều kiện làm việc tốt với đối tượng kiểm toán (Ảnh minh họa)

Các bước lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán

  • Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán: Bao gồm đánh giá tính phù hợp của kiểm soát, đánh giá tuân thủ, đánh giá hiệu quả hoạt động, quy trình đặt hàng, quy trình đánh giá NCC, quy trình nhập hàng và quy trình trả hàng.
  • Thu thập thông tin ban đầu: mục đích của việc này làm cập nhật hiểu biết về quy trình và hệ thống được kiểm toán; bổ sung các quy trình hoạt động trong thực tế chưa được ghi chép; nhận biết và xác nhận các kiểm soát có chức năng giảm thiểu các rủi ro trong quy trình hoạt động; tìm hiểu các vấn đề cương vị có nhu cầu cải thiện, các thay đổi hoặc dự kiến thay đổi về quy trình, hệ thống nhân sự,...vv; Tìm hiểu và thảo luận về thời gian thực hiện kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm toán năm.
  • Xây dựng chương trình kiểm toán và chọn mẫu kiểm toán: công việc này nhằm hướng dẫn KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán; là cơ sở để đánh giá tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm; là bằng chứng kiểm toán nhằm hổ trợ KTV đưa ra ý kiến kiểm toán; tối đa hóa hiệu quả và hiệu suất trong quá trình thực hiện kiểm toán; các mẫu được chọn để kiểm tra có thể đại diện cho cả tổng thể được chọn.
  • Xác định nguồn lực và lịch trình kiểm toán: Giám đốc KTNB xác định các yếu tố nguồn lực kiểm toán bao gồm nhân sự, hậu cần, các kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ của các kiểm toán viên, sự ràng buộc về mặt thời gian,...vv; và lên lịch trình kiểm toán chi tiết gồm ngày bắt đầu, thời gian khảo sát thực địa, danh mục các tài liệu,...vv
  • Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán chi tiết.

Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán chi tiết

Lập kế hoạch thực hiện kiểm toán chi tiết (Ảnh minh họa)

Nếu không lập kế hoạch kiểm toán sẽ gây ảnh hưởng gì?

Như đã nói ở trên, việc kiểm toán giúp các doanh nghiệp đánh giá và kiểm soát được hiệu quả hoạt động. Vì vậy, nếu không thực hiện kiểm toán, rất khó có thể phát hiện ra những rủi ro và kịp thời giải quyết những rủi ro này. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của một tổ chức, doanh nghiệp.

Và nếu như việc kiểm toán không thực hiện tốt, qua loa thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả công việc của cả một tập thể lớn. Việc kiểm toán vô cùng quan trọng, nên bạn ngoài có chuyên môn nghiệp vụ thì cũng cần phải có đạo đức nghề.

>> Xem thêm: Báo cáo kiểm toán nội bộ là gì ?

Để nắm bắt tốt các nhiệm vụ trọng tâm cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan kiểm toán nội bộ, bạn có thể đến với các khóa học Kiểm toán nội bộ tại FMIT®, để theo kịp các xu hướng phát triển nghề nghiệp theo chuẩn của quốc tế và nhiều cơ hội thăng tiến khác. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (028) 3930 1724 | Fax: (028) 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

Email: info@fmit.vn - Website: www.fmit.vn

KHÓA HỌC ĐÀO TẠO

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo