Giới thiệu về các loại tồn kho

Dưới đây FMIT sẽ giới thiệu một số loại tồn kho chính trong chuỗi cung ứng. Trong đó quản lý chuỗi cung ứng xem tồn kho như là công cụ chiến lược sử dụng trong chuỗi cung ứng nhằm giải quyết sự khác biệt giữa nhu cầu và năng lực, sự khác nhau giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình bất kỳ, nhằm tăng dịch vụ khách hàng bằng cách đáp ứng nhanh với chiến lược kho gần với thị trường,..

Các loại tồn kho

Tồn kho có thể được phân loại thành bốn loại chính trong quy trình sản xuất như sau:

  1. Nguyên liệu thô (raw material)
  2. Bán thành phẩm (Work In process)
  3. Thành phẩm và phân phối hàng tồn kho (finished goods)
  4. Bảo trì, sửa chữa và vận hành (maintenance Repair Operating Supplies)

Trong đó ba yếu tố đầu tiên (nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm) được dựa trên dòng nguyên liệu thô từ nhà cung cấp thông qua sản xuất và đi vào hệ thống phân phối.

>>> Xem thêm: 

  1. 1. Nguyên liệu thô

 Nguyên liệu thô là các nguyên liệu cơ bản, trong quá trình sản xuất chúng được chuyển đổi thành các thành phần và sản phẩm hoàn thiện. Nguyên liệu thô là thành phần cấp thấp nhất, được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai hoặc được xử lý để chuyển thành sản phẩm cuối cùng.

Nguyên liệu thô

Nguyên liệu thô (Ảnh minh họa)

Quá trình mua bán và các mối quan hệ nhà cung cấp giải quyết các yêu cầu cung cấp nguyên liệu thô trong cả ngành sản xuất và dịch vụ. Trong môi trường sản xuất tinh gọn (lean manufacturing), nguyên liệu thô của hàng tồn kho thường rất thấp. Sản xuất tinh gọn dựa trên các mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu thô, trực tiếp chuyển đến nhà máy. Như vậy sẽ đáp ứng được cho nhiều kích cỡ hàng hóa, giảm lượng chất thải bằng chi phí vận chuyển hàng tồn kho.

>>> Xem thêm: TỒN KHO TRONG DỊCH VỤ

  1. 2. Bán thành phẩm (WIP)

Trong một số quy trình sản xuất thông thường như sản xuất công đoạn (job shop) và sản xuất hàng loạt (batch), đang trong quá trình sản xuất biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng được gọi là hàng tồn kho WIP. WIP bao gồm:

  1. Nguyên liệu thô được đưa vào để xử lý ban đầu

  2. Bán thành phẩm và thành phần

  3. Nguyên liệu đã được xử lý hoàn chỉnh đang chờ kiểm tra và chấp nhận.

Hầu hết các công ty sản xuất đều có một số hàng tồn kho WIP. Trong báo cáo sản xuất nên thể hiện trạng thái hoàn thành của sản phẩm ở từng giai đoạn để kế toán có thể xác định giá trị của WIP. Điều này dựa trên chi phí vật liệu, lao động trực tiếp và phân bổ chi phí đầu tư cho nhà máy.

Bán thành phẩm

Bán thành phẩm (Ảnh minh họa)

Trong môi trường lean manufacturing, mức độ WIP thấp đáng kể. Bố trí sản xuất theo dây chuyền liên tục, hoặc các phương pháp khác để tạo thuận lợi cho một dây chuyền liên tục của vật liệu từ nguyên liệu đến thành phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc bố trí như vậy, thời gian sản xuất và WIP sẽ giảm dần.

  1.     3. Thành phẩm và phân phối hàng tồn kho

Một sản phẩm hoàn thiện là một sản phẩm được bán bởi một công ty dưới dạng một sản phẩm hoàn chỉnh. Các công ty sản xuất có thể giữ một lượng hàng thành phẩm tại một cơ sở sản xuất, kho trung tâm, hoặc các trung tâm phân phối để giảm thời gian giao hàng và chi phí giao hàng.

Thành phẩm và phân phối hàng tồn kho

Thành phẩm và phân phối hàng tồn kho (Ảnh minh họa)

Do sản xuất theo nhu cầu của khách hàng và không dự báo, nên hàng tồn kho thành phẩm được giảm thiểu trong môi trường lean manufacturing.

>>> Xem thêm: Vai trò của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại

  1.      4. Công cụ dụng cụ phụ tùng- MRO

Công cụ MRO hỗ trợ vận hành chung và bảo trì, bao gồm các mặt hàng như dầu bôi trơn, phụ tùng máy, keo dán, băng dính, cung cấp bảo vệ & văn phòng. Các nguồn cung cấp bảo trì máy móc và phụ tùng được sử dụng để hỗ trợ trong hoạt động sản xuất, các khoản chi phí này có thể nhỏ hoặc lớn.

Công cụ MRO

Công cụ MRO (Ảnh minh họa)

Giảm thiểu tối đa hàng tồn kho trong hoạt động chuỗi cung ứng cùng khóa học quản lý chuỗi cung ứng của FMIT®

Để hiểu hơn về chuỗi cung ứng cũng như giảm thiểu tối đa hàng tồn kho trong vận hành chuỗi cung ứng, hãy tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn SCOR® của Viện FMIT® để chuẩn hóa thêm những kiến thức theo chuẩn quốc tế áp dụng trong môi trường làm việc hiện tại hoặc trang bị những hành trang cho bước phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng tại FMIT® sẽ:

  1. Giúp các nhà quản lý có được tư duy quản trị mới theo nguyên lý chuỗi cung ứng

  2. Giúp các nhà quản lý nắm bắt các kỹ thuật, mô hình, và công nghệ quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều tập đoàn trên thế giới

  3. Giúp các nhà quản lý có được thông tin để ra quyết định trong việc định hướng chiến lược phát triển, thiết kế tổ chức, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

  4. Giúp các nhà quản lý có được công cụ, kỹ thuật và cách thức áp dụng vào trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp

  5. Chuẩn hóa các kỹ thuật, khái niệm, mô hình theo chuẩn quốc tế mà không phải là các kinh nghiệm cá nhân rời rạc và thiếu hệ thống

  6. Đào tạo theo tiêu chuẩn SCOR® được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Học viên tham gia khóa đào tạo quản lí chuỗi cung ứng của fmit

 

Học viên tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng của FMIT

Một trong những giải pháp mà các nhà quản lý có thể áp dụng để nâng cao kỹ năng, năng lực của mình là tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn muốn hạn chế tồn kho trong hoạt động chuỗi cung ứng của hoạt động doanh nghiệp của mình thì còn đợi chờ gì mà không tham gia khóa học này cùng chúng tôi. Nhanh tay liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (028) 3930 1724 | Fax: (028) 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

Email: info@fmit.vn - Website: www.fmit.vn

  • KHÓA HỌC ĐÀO TẠO

  1. Kiểm toán nội bộ

  2. Giám đốc điều hành

  3. Quản lí chuỗi cung ứng

  4. Luyện thi chứng chỉ chuỗi cung ứng CSCP®

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo