https://hitclub.com rik vip go88 8xbet sunwin game bài 789club tha bet nhà cái 123b fun 88 888b Kênh trực tiếp bóng đá Cakhia TV HD Kênh Xoilac trực tiếp bóng đá miễn phí Link trực tiếp bóng đá 90Phut full HD

Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá

https://kubetd1.com/ liên minh okvip https://hi88.tours/ tài xỉu go88 nổ hũ

ERP là gì?

Hiện tại, với nhu cầu ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong quản lý chuỗi cung ứng, không thể bỏ qua được vai trò quan trọng của hệ thống ERP. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không tạo ra một kiến trúc quản trị và phương pháp luận phù hợp về quản lý chuỗi cung ứng theo thông lệ quốc tế, thì việc triển khai ERP sẽ khập khiễng và cơ hội thành công không cao.

Về nguyên tắc xây dựng hệ thống ERP được cải tiến và nâng cấp từ MRP, MRPI, MRPII, và ERP. Các kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng phải được làm nền tảng trước và phổ biến cho các nhóm dự án ERP trước khi thực hiện ứng dụng hệ thống này. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu sơ bộ một số nét chính yếu về hệ thống ERP, chi tiết về phương pháp quản lý chuỗi cung ứng và các hệ thống công nghệ hiện đại ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng và doanh nghiệp được trình bày chi tiết trong các khóa học liên quan được tổ chức tại FMIT, như khóa quản lý chuỗi cung ứng, luyện thi chứng chỉ CSCP.

ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning dịch sang tiếng Việt “Lập kế hoạch nguồn lực tổ chức”, được định nghĩa ”là một khung để tổ chức, xác lập, và tiêu chuẩn hóa các quy trình doanh nghiệp cần thiết để lập kế hoạch và kiểm soát hiệu quả một tổ chức vì thế tổ chức đó có thể sử dụng các kiến thức nội bộ để tìm kiếm các lợi thế bên ngoài”.

Hệ thống ERP cung cấp ngân hàng dữ liệu mở rộng về thông tin bao gồm hồ sơ tổng thể (master file records), kho lưu trữ về chi phí và bán hàng, chi tiết về tài chính, phân tích về sản phẩm và phân loại khách hàng dữ liệu giao dịch trong lịch sử và hiện tại.

Phần mềm ERP (ERP software) là mộ ứng dụng kinh doanh được mô đun hóa được tích hợp một cách liền mạch để cung cấp các tương tác tự động và một cơ sở dữ liệu chung. Hệ thống ERP được xây dựng với kho dữ liệu lớn với việc truy xuất chia sẻ vào dữ liệu và bao gồm một số lượng mô đun giao dịch (ví dụ, kế hoạch, sản xuất, mua hàng, nguồn nhân lực, tài chính, bán hàng, và logistics).

Hệ thống ERP nói chung phù hợp với quy mô công ty vừa và lớn và cũng có thể triển khai cho một số công ty nhỏ hơn. Dù công ty đã thiết lập hệ thống ERP, tuy nhiên, bao giờ cũng có những cơ hội để nâng cao năng lực hệ thống và thêm các mô đun mới. Lý do nữa là, việc thay đổi liên tục để gắn kết hệ thống ERP và các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng không ngừng xảy ra.

Nếu không có tầm nhìn và định hướng, ERP chỉ là một bộ các ứng dụng; ERP sẽ cung cấp khả năng rõ ràng về thông tin và hiệu quả để biết được việc kinh doanh diễn ra thế nào và nơi nào cần được cải thiện.

Cơ sở dữ liệu ERP và dữ liệu tổng thể dùng chung là gì?

Một đặc điểm chính của các hệ thống ERP là khả năng sử dụng chung cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu ERP cung cấp một vị trí lưu trí thống nhất cho tất cả các loại dữ liệu. Việc này làm tối thiểu hóa sự dư thừa và cho phép nhiều mô đung có thể tạo, truy xuất, và chỉnh sửa trên cùng dữ liệu. Kho dữ liệu ERP chứa một số lượng các hồ sơ dữ liệu; dưới đây mô tả sự liên quan với quản lý chuỗi cung ứng:

  • Hồ sơ khách hàng chứa tất cả thông tin về từng khách hàng, bao gồm bán hàng, hồ sơ giao dịch, và ghi chú dịch vụ về khách hàng
  • Hồ sơ giá sản phẩm chứa tất cả dữ liệu về sản phẩm của doanh nghiệp và dịch vụ, bao gồm chính sách giảm giá, giá chuẩn, và tính chất vật lý
  • Hồ sơ nhà cung cấp liệt kế tất cả các nhà cung cấp trong tổ chức, cho phép tổ chức tích hợp các nhà cung cấp và tìm được lợi thế về mặt quy mô
  • Hồ sơ đơn hàng chưa tất cả các đơn hàng tiềm năng từ các kênh bán hàng, bao gồm giao hàng hoặc yêu cầu xử lý
  • Hồ sơ đơn đặt hàng (PO) bao gồm tất cả các đơn hàng với nhà cung cấp, bao gồm MRO
  • Hồ sơ BOM liệt kê tất cả các thành phần sản phẩ và nguyên liệu thô
  • Hồ sơ tồn kho chỉ ra vị trí, các nguyên liệu và thành phẩm và dự báo khi nào WIP sẽ có sẵn
  • Các hồ sơ về lịch sử PO hoặc đơn hàng chỉ ra việc mua hàng trong quá khứ và bán hàng giúp dự báo và ngân sách

Các dữ liệu tổng thể được chia sẻ cho các mô đun giao dịch. Ví dụ, thông tin về dữ liệu tổng thể nhà cung cấp có thể được dùng cho mua hàng, tài chính, và kế hoạch. Thông tin về nguyên liệu có thể dùng cho phòng mua hàng, kế hoạch, và logistics. Thông tin về vị trí có thể dùng cho bộ phận lập kế hoạch, mua hàng, logistics, bán hàng, nhân sự, và bộ phận khác.

Các mô đun giao dịch của ERP là gì?

Các mô đun giao dịch trong ERP là nơi mà tất cả các người dùng tương tác với hệ thống xảy ra, như là đặt hàng, di chuyển tồn kho, lập đơn cho khách hàng, hoặc thanh toán nhà cung cấp. Những mô đun này rất nhiều, và công ty có thể hiện thực một, nhiều, hoặc tất cả chúng và có thể hiện thực theo thứ tự hoặc đồng thời.

Người ra quyết định sử dụng các mô đun ERP sẽ thu thập dữ liệu đầu vào và phân tích và xây dựng các chiến thuật đồng bộ với chiến lược của công ty. Trong chuỗi cung ứng, việc này bao gồm nghiến cứu và phát triển, quyết định về dòng sản phẩm, chiến lược marketing. Các công cụ dự báo và phân tích trong lĩnh vực này sử dụng dữ liệu ERP cũng như dữ liệu của thị trường bên ngoài. Mục tiêu chiến lược được chuyển thành mục tiêu cụ thể của phòng ban. Quy trình S&OP là công cụ hàng đầu để thực hiện việc đồng bộ giữa cung và nhu cầu, cho phép các kế hoạch chiến lược được định kỳ rà soát với bối cảnh hiện tại.

Các quyết định của S&OP sẽ đi vào MPS, MRP, BOM, tiến độ, CRP, và các phương pháp kế hoạch khác. Kết quả của S&OP sẽ đi vào các mô đun khác, bao gồm bán hàng, sản xuất, mua hàng, tài chính, và logistics.

Sự phát triển của hệ thống ERP đến các hệ thống tiên tiến

Hầu hết các hệ thống ERP đều khởi nguồn từ hệ thống MRP, sau đó phát triển thêm một số tính năng để trở thành MPR II và tiếp tục hoàn thiện hơn thành ERP. Vì thế, các chức năng lập kế hoạch cung ứng được xem là thành phần lõi của ERP.

ERP tiếp tục phát triển và hoàn thiện, bổ sung thêm nhiều chức năng mới như CRM, SRM, SCEM, TMS, WMS, ECC, APS. Những hệ thống tiên tiến này có thể là một phần nằm trong ERP, nhưng cũng có thể tồn tại như những hệ thống tách biệt. Những hệ thống này liên kết với ERP và khai thác dữ liệu từ ERP. Chúng có thể gửi thông tin đến ERP để xử lý. Ví dụ, hệ thống APS được dùng để tối ưu hóa kế hoạch sản xuất, nhưng nó sẽ không thực hiện kế hoạch đó; nó sẽ gửi kế hoạch sang ERP để xử lý.

Mặc dù các phiên bản ERP cũ cung cấp các giá trị, như là quy trình tự động để tăng hiệu quả và giảm lỗi. Các hệ thống ERP kế hợp các phương pháp hay nhất trong mô hình khái niệm của chúng, cho phép cải tiến quy trình nhưng cũng cần phải nâng cấp để chuyển đối mô hình hoạt động ví dụ từ mô hình đẩy (push) theo hướng sản phẩm đến mô hình kéo (pull) theo hướng khách hàng.

Nhiều hệ thống tiên tiến hơn dịch chuyển trọng tâm từ việc tối ưu bên trong thành quan hệ bên ngoài và hiệu quả nhưng là hợp tác thương mại và quản lý chuỗi cung ứng.

Với các phiên bản tiên tiến của phần mềm ERP, các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể:

  • Ra quyết định tốt hơn dựa trên dữ liệu được chuyển đổi này những trị thức có giá tri cho doanh nghiệp
  • Liên kết chức năng thanh toán với hiệu quả làm việc của chuỗi cung ứng thông qua các công cụ đánh giá hiệu quả
  • Triển khai các phương pháp vận hành như Build-to-oder, direct-to-customer, và lean manufacturing
  • Kết nối một hệ thống ERP với các hệ thống khác trong chuỗi cung ứng và sử dụng nền tảng web. Và các hệ thống theo thành phần (component-based) để định kỳ nâng cấp mô hình kinh doanh
  • Cung cấp khả năng xử lý toàn cầu để vận hành dữ liệu cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng
  • Giải phóng các năng lực và nguồn lực để có thể theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới
  • Thực hiện lập kế hoạch hợp tác sử dụng các hệ thống đa ngành (cross-industry) và hệ thống ngành cụ thể (industry -specific).

ERP so với các hệ thống tiên tiến nhất (Best-of-Breed)

Có nhiều cách để xây dựng hệ thống ERP. Tất cả các mô đun có thể mua tư là 1 gói từ 1 nhà cung cấp, một vài mô đun có thể mua từ 1 nhà cung cấp với những mô đun khác thêm vào, hoặc mô đun “best of breed” có thể mua từ nhiều nhà cung cấp.

Ưu điển của việc sử dụng mô đung từ nhà cung cấp ERP bao gồm:

  • Đơn giản và dễ tích hợp
  • Khai thác được dữ liệu doanh nghiệp
  • Thời gian đào tạo ngắn
  • Ít nhà cung cấp cần phải làm việc
  • Có sẵn hợp đồng hỗ trợ
  • Chi phí TCO thấp
  • Nguồn lực phát triển lớn, bao gồm cả nhân viên phát triển

Ngược lại, nhà cung cấp best-of – breed có thể có trong một ngành cụ thể và được tùy chỉnh tốt và đưa ra các giải pháp mới nhất có những ưu điêm sau:

  • Cải tiến chức năng và dịch vụ theo thị trường nhanh hơn
  • Chuyên gia theo một ngành cụ thể
  • ứng dụng cho thị trường ngách
  • có nhiều chuyên gia hơn trong lĩnh vực cụ thể như kho bãi, trong khi ERP lại có ít tính chuyên gia trong lĩnh vực này.

Các công ty best-of-bread sẽ có thể có những công nghệ đổi mới nhanh hơn, và nếu công ty tìm kiểm các công nghệ và sáng tạo là lợi thế cạnh tranh, thì việc mua sản phẩm này sẽ là lợi thế cho đến khi được triển khai chung trong ERP.


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo