Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá
Chuỗi cung ứng - Thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong những năm trở lại đây, đặc biệt là thời kỳ logistics phát triển. Sử dụng cụm từ này đã lâu nhưng bạn đã biết chính xác định nghĩa chuỗi cung ứng là gì, vai trò và những đặc điểm của nó trong kinh doanh? Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Viện FMIT nhé!
Khái niệm chuỗi cung ứng là gì? Là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền.
Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng là gì
Trong mạng lưới ấy, chuỗi cung ứng đòi hỏi phải được hoạt động theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ thu về được lợi nhuận như ý muốn cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, việc vận hành, quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả là vấn đề đang đặt ra với rất nhiều nhà lãnh đạo cũng như các cấp quản lý doanh nghiệp.
Theo đó, quản lý chuỗi cung ứng được hiểu là thiết kế, kế hoạch, thực thi, kiểm soát, giám sát hoạt động chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo giá trị, xây dựng kiến trúc cạnh tranh, thúc đẩy vận chuyển toàn cầu, đồng bộ cung cầu và đo kết quả.
>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng
Nếu bạn đang tìm đáp án cho thắc mắc thành phần của chuỗi cung ứng là gì thì dưới đây là 5 thành phần chính trong chuỗi cung ứng mà bạn cần biết.
Đây là thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng. Vì chúng ta phải có nguyên liệu thì mới có thể tiến hành sản xuất.
Đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp
Nếu chỉ có nguyên liệu thô thì chuỗi cung ứng cũng bị đứt gãy không thể bán cho khách hàng. Do đó, sự có mặt của nhà sản xuất sẽ giúp ta hoàn thiện những nguyên liệu thô đó thành thành phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối quan hệ tương quan liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu một trong hai nhân tố này gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng đến cả chuỗi cung ứng.
Nhà phân phối sẽ giúp đưa sản phẩm đến tay người dùng. Tuy nhiên, họ cũng không thể nào giao sản phẩm đến từng người mà thường sẽ giao hàng hóa số lượng nhiều, ít khi bán lẻ. Đối tượng phân phối chính của họ chính là các đại lý ( tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...).
Nhà phân phối giúp đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng
Nhiệm vụ của đại lý bán lẻ là trao sản phẩm đến từng khách hàng. Thông thường họ sẽ nhập hàng số lượng lớn để tồn kho từ nhà phân phối, sau đó sẽ bán cho khách hàng.
Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng, Khách hàng ở đây chính là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Họ có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu mua với số lượng nhiều hoặc mua tại các cửa hàng đại lý bán lẻ.
Có thể nói, 5 thành phần trên mang mục đích riêng lẻ nhưng có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Nếu thiếu một trong 5 thành phần trên thì chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng, gián đoạn.
Thế nào là chuỗi cung ứng hiệu quả? Chính là có thể đảm bảo có tất cả các đặc điểm dưới đây:
- Chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh, đặc thù của từng doanh nghiệp.
- Phù hợp với nhu cầu khách hàng, sản phẩm đáp ứng thị hiếu cho từng phân khúc thị trường và có thể cung ứng kịp thời cho người dùng.
- Phù hợp với vị thế hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường. Nhà cung cấp và khách hàng mục tiêu của từng doanh nghiệp là khác nhau nên chuỗi cung ứng cũng có sự khác nhau.
- Thích ứng linh hoạt với những biến đổi. Điều này đòi hỏi bộ phận quản lý chuỗi cung ứng phải nắm bắt nhanh xu hướng của thị trường, phân tích đối thủ để có những quyết định kịp thời và chuẩn xác.
\
Chuỗi cung ứng hoàn hảo là có thể liên kết chặt chẽ với chiến lược của doanh nghiệp
Để giúp bạn hiểu hơn khái niệm về chuỗi cung ứng là gì, mô hình chuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể.
Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Vinasoy… Vậy, có khi nào bạn thử hình dung xem để cho ra được dòng sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng như thế, nhà sản xuất đã phải trải qua những công đoạn thế nào?
Có thể hình dung một cách khái quát rằng, việc đầu tiên họ phải làm để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng là tìm nguyên liệu. Nguyên liệu từ đâu ra? Thông thường, nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính:
- Từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa
- Từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác
Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy sẽ hình thành nên sản phẩm sữa.
Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tới lực lượng marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Song song đó, bộ phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm, tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng của họ.
Mô hình chuỗi cung ứng chung của các công ty sản xuất sữa
4 dòng chảy kết nối các tổ chức trong chuỗi cung ứng bao gồm:
- Dòng thông tin (information) chảy 2 chiều trong chuỗi (bên trong các tổ chức và giữa các tổ chức trong và ngoài chuỗi, như chính phủ, thị trường, đối thủ cạnh tranh).
- Dòng chảy hàng hóa (flow of product), bao gồm nguyên liệu và dịch vụ từ nhà cung cấp thông qua các tổ chức trung gian và chuyển thành các sản phẩm để phân phối đến khách hàng cuối.
- Dòng chảy tiền (flow of cash) từ khách hàng chảy ngược về nhà cung cấp.
- Dòng chảy ngược (reverse logistics) cho sản phẩm trả lại, thay thế, sửa chữa, tái chế, tái sử dụng. Đây gọi là chuỗi cung ứng hoàn lại và được kiểm soát bởi logistic ngược.
Theo thông lệ quốc tế, có 5 mức độ trưởng thành của chuỗi cung ứng như sau:
- Giai đoạn 1 – chức năng rối loạn (multiple dysfunction)
Công ty chính trong chuỗi cung ứng ngang thường thiếu các nguyên tắc quản lý cho cả bên trong và bên ngoài chuỗi; có thể thiếu các định nghĩa nội bộ và mục tiêu và không có sự liên kết.
- Giai đoạn 2 – chức năng rời rạc (semi functional enterprise)
Dòng thông tin được cải tiến và các bộ phận chức năng được hình thành – nhưng họ có xu hướng hoạt động độc lập hơn là phối hợp theo cách hiệu quả và tạo giá trị. Tại giai đoạn này, không tồn tại mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
- Giai đoạn 3 – doanh nghiệp tích hợp (integrated enterprise)
Trong giai đoạn 3 của chuỗi cung ứng, công ty bắt đầu tập trung vào các quy trình liên kết toàn doanh nghiệp hơn là một phòng ban cụ thể. Giai đoạn này có thể bao gồm việc ứng dụng các phần mềm quản lý trong toàn tổ chức, tăng cường truyền thông và đào tạo giữa các bộ phận, cơ sở dữ liệu nhất quán và có thể truy xuất chung, định kỳ họp S&OP hàng tháng giữa các bộ phận.
Ứng dụng phần mềm để đơn giản hóa quy trình quản lý
- Giai đoạn 4 – doanh nghiệp mở rộng (extended enterprise)
Giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng ít nhất một quy trình kinh doanh ra ngoài phạm vi hoạt động của họ. Khi doanh nghiệp hạt nhân quyết định hợp tác các công việc như kế hoạch, thiết kế, phân phối, logistics, và các quy trình kinh doanh khác với các đối tác hoặc khách hàng, rào cản giữa các doanh nghiệp trong chuỗi được vượt qua. Công ty tích hợp mạng lưới nội bộ với các đối tác để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hoặc cả hai.
- Giai đoạn 5 – chuỗi cung ứng đồng bộ (orchestrated enterprise)
Giai đoạn chuỗi cung ứng đồng bộ thường là giai đoạn chuyển đổi số, Châu Âu gọi là Công nghiệp 4.0. Giai đoạn này bao gồm hiện thực các cải tiến riêng lẻ trong toàn chuỗi. Giai đoạn này liên quan đến năng lực cạnh tranh của chuỗi. Việc đồng bộ yêu cầu không chỉ là công nghệ, mà nó còn là kỹ năng của lãnh đạo và nhóm những người có khả năng khai thác công nghệ vào tích nghi với sự thay đổi. Vì thế chuyển đổi số chuỗi cung ứng yêu cầu sự trưởng thành trong các lĩnh vực mà các đối tác tham gia chuỗi cần đáp ứng.
Đồng bộ công nghệ với năng lực lãnh đạo của nhà quản lý
Như vậy, vai trò của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp:
- Hình thành được bộ máy sản xuất, kinh doanh với quy trình chặt chẽ, thống nhất
- Hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn
- Khẳng định được thương hiệu trên thị trường qua các dòng sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm
- Phát triển doanh nghiệp, đưa mô hình chuỗi cung ứng vươn xa hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuỗi cung ứng có thể mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp
Hiểu được định nghĩa chuỗi cung ứng là gì cũng như vai trò của nó, để vận hành, quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả, mỗi nhà lãnh đạo cũng như các cấp quản lý bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc thì nắm vững các kiến thức liên quan tới vấn đề này cũng là điều rất mực cần thiết. Kiến thức từ đâu ra? Hãy cùng Viện FMIT khám phá “kho tàng” kiến thức vô tận thông qua các môn học về quản lý chuỗi cung ứng. Tại đây, bạn sẽ:
- Có được tư duy quản trị mới theo nguyên lý chuỗi cung ứng.
- Nắm bắt các kỹ thuật, mô hình, và công nghệ quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều tập đoàn trên thế giới.
- Có được thông tin để ra quyết định trong việc định hướng chiến lược phát triển, thiết kế tổ chức, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Có được công cụ, kỹ thuật và cách thức áp dụng vào trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
- Chuẩn hóa các kỹ thuật, khái niệm, mô hình theo chuẩn quốc tế mà không phải là các kinh nghiệm cá nhân rời rạc và thiếu hệ thống.
Vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Không chỉ đơn thuần là việc giao hàng đến tay khách hàng mà nó còn liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên các giá trị cạnh tranh tốt nhất. Để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, bạn cần quan tâm đến các vấn đề dưới đây.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cần dựa vào 7 nguyên tắc
Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có lợi nhuận. Lợi nhuận sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng phân tích nhu cầu khách hàng của nhà quản lý. Nếu bạn có thể hiểu rõ khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của từng phân khúc thì bạn có thể tính toán chính xác chi phí và lợi nhuận có thể đạt được.
Điều này giúp doanh nghiệp chuyên biệt hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho từng phân khúc khách hàng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện mạng lưới logistics, cá biệt hóa để nâng cao lợi thế cạnh tranh sẽ giúp mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp dễ dàng đạt được hơn.
Sự biến động của thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến vận hành chuỗi cung ứng. Các dự báo về thị trường nên được đặc biệt được quan tâm. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng ở mức tối đa.
Trên thị trường có hàng trăm nghìn sản phẩm, vậy làm thế nào để sản phẩm của bạn được khách hàng chú ý đến và sử dụng. Điều quan trọng trước hết chính là bạn cần chủ động cải tiến sản phẩm trên cơ sở đáp ứng thị hiếu của người dùng.
Nhà cung cấp là mắt xích quan trọng để chuỗi cung ứng có thể vận hành. Nếu doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị cung cấp tốt thì có thể giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận.
Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, nếu doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng thì được xem là lạc hậu và bị đối thủ bỏ xa trên đường đua. Nhờ công nghệ thông tin, công tác quản lý chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm, tình tình hàng tồn kho,... một cách đơn giản và hiệu quả.
Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ dựa vào rất nhiều quy trình phối hợp. Bạn cần xây dựng hệ thống đánh giá để kiểm soát, theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.
Qua bài viết trên đây, Viện FMIT đã giúp bạn hiểu rõ chuỗi cung ứng là gì? Mong rằng những ai đang làm việc trong dây chuyền chuỗi cung ứng đặc biệt là những nhà quản lý có thể sử dụng chuỗi cung ứng như một vũ khí để có thể cạnh tranh và vươn xa hơn trên thị trường.
Nếu bạn quan tâm đến chương trình đào tạo quản lý chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế của Viện FMIT, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc truy cập website để được chuyên viên tư vấn khóa học một cách tận tình.