https://hitclub.com rik vip go88 8xbet sunwin game bài 789club tha bet nhà cái 123b fun 88 888b Kênh trực tiếp bóng đá Cakhia TV HD Kênh Xoilac trực tiếp bóng đá miễn phí Link trực tiếp bóng đá 90Phut full HD

Link https://xoilaczzh.tv/ trực tiếp bóng đá

https://kubetd1.com/ liên minh okvip https://hi88.tours/ tài xỉu go88 nổ hũ

Điều lệ kiểm toán nội bộ (internal audit charter) là gì?

Trong hoạt động kiểm toán nội bộ, việc ban hành điều lệ, thực hiện tuân thủ với điều lệ, rà soát điều lệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều lệ kiểm toán nội bộ có ý nghĩa khởi tạo ra hoạt động kiểm toán nội bộ trong tổ chức, trao cho bộ phận kiểm toán nội bộ và Giám đốc kiểm toán nội bộ (CAE) các quyền, trách nhiệm, và sứ mệnh để thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán nội bộ giúp tăng giá trị cho tổ chức. Trong phần dưới đây, FMIT giới thiệu các thông tin sơ lược về điều lệ kiểm toán nội bộ trong tổ chức. Phần chi tiết và các nội dung chuyên sâu có thể tìm thấy tại các khóa học liên quan của FMIT về Kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế IIA.

Điều lệ kiểm toán nội bộ (the Internal audit charter) là một tài liệu chính thức giúp định nghĩa mục đích, thẩm quyền, và trách nhiệm của hoạt động kiểm toán nội bộ. Điều lệ kiểm toán nội bộ thiết lập nên vị trí của hoạt động kiểm toán nội bộ trong tổ chức, bao gồm bản chất của quan hệ báo cáo chuyên môn của CAE với Hội đồng; thẩm quyền truy xuất và hồ sơ, tiếp cận nhân sự, và tài sản vật lý liên quan đến việc thực hiện công việc đánh giá; và xác định ra phạm vi của các hoạt động kiểm toán nội bộ. Việc phê duyệt cuối cùng về điều lệ kiểm toán nội bộ là thuộc về Hội đồng quản trị.

Mục đích (purpose), thẩm quyền (authority), và trách nhiệm (responsibility) của hoạt động kiểm toán nội bộ phải được ghi rõ một cách chính thức trong điều lệ kiểm toán nội bộ (internal audit charter), nhất quán với sứ mệnh của kiểm toán nội bộ và các thành phần bắt buộc trong khung thực hành chuyên môn quốc tế IPPF (các nguyên tắc cốt lõi của thực hành kiểm toán nội bộ, quy tắc đạo đức, tiêu chuẩn, và định nghĩa về kiểm toán nội bộ). Giám đốc kiểm toán nội bộ CAE phải định kỳ rà soát điều lệ kiểm toán nội bộ và trình bày với Quản lý cấp cao và Hội đồng để được phê duyệt.

Hiện thực điều lệ này như thế nào?

Dựa trên các thành phần đã được đồng ý, như đã ghi ở trên, CAE (hoặc người ủy quyền) phát thảo ra một điều lệ kiểm toán nội bộ. IIA đã gợi ý một điều lệ kiểm toán nội bộ mẫu có thể được sử dụng để làm hướng dẫn. Mặc dù các điều lệ có thể khác nhau ở nhiều tổ chức, nhưng chúng bao gồm những phần sau đây:

  • Giới thiệu (introduction) – giải thích vai trò và chuyên môn chung về hoạt động kiểm toán nội bộ. Các thành phần liên quan trong IPPF được trích dẫn trong phần giới thiệu này
  • Quyền (Authority) – để xác định ra tiếp cận đầy đủ về hồ sơ, tài sản vật lý, và nhân sự của hoạt động kiểm toán nội bộ trong quá trình thực hiện công tác đánh giá và khai báo trách nhiệm (accountability) của bộ phận kiểm toán nội bộ về việc bảo về tài sản (safeguarding assets) và tính bảo mật (confidentiality)
  • Cấu trúc tổ chức và báo cáo (Organization and reporting structure) – để lập tài liệu về cấu trúc báo cáo của CAE. CAE phải báo cáo về mặt chức năng cho Hội đồng và về mặt thủ tục cho cấp trong tổ chức để cho phép hoạt động kiểm toán nội bộ được tiến hành để hoàn thành trách nhiệm (responsibilities). Phần này đào sâu vào trách nhiệm về chức năng, như là phê duyệt điều lệ và kế hoạch kiểm toán nội bộ, tuyển dụng, trả lương, và bãi nhiệm CAE. Nó cũng mô tả trách nhiệm hành chính, như là hỗ trợ thông tin trong tổ chức hoặc phê duyệt về nguồn lực hoặc ngân sách của hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • Tính độc lập và khách quan (Independence and objectivity) – mô tả tầm quan trọng của tính độc lập và khách quan của bộ phận kiểm toán nội bộ và làm thế nào để duy trì chúng, cũng như nghiêm cấm các kiểm toán viên nội bộ về những trách nhiệm hoặc quyền cho những lĩnh vực bị đánh giá.
  • Trách nhiệm (responsibilities) – liệt kê ra những trách nhiệm chính, như là định nghĩa phạm vi của việc đánh giá, ghi ra kế hoạch kiểm toán nội bộ, gửi kế hoạch để Hội đồng phê duyệt, thực hiện đánh giá, truyền thông kết quả, cung cấp báo cáo đánh giá, và giám sát hoạt động khắc phục của ban quản lý.
  • Đảm bảo chất lượng và cải tiến liên tục (Quality assurance and improvement) – để mô tả những mong muốn về sự phát triển, duy trì, đánh giá, và truyền thông kết quả của đảm bảo chất lượng và chương trình cải tiến bao phủ toàn bộ hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • Chữ ký (signature) – để lập tài liệu cho sự đồng ý giữa CAE, chữ ký đại diện từ Hội đồng, và người mà CAE báo cáo. Phần này ghi lại ngày, tên, chức vụ của người ký. Khi đã có bản phát thảo, điều lệ kiểm toán nội bộ phải được thảo luận với quản lý cấp cao và Hội đồng để xác nhận nó mô tả chính xác và vai trò cũng như những kỳ vọng đã thống nhất hoặc nhận ra những thay đổi cần thiết. Khi bản phát thảo đã được chấp nhận, CAE trình bày chính thức trong cuộc họp với Hội đồng để được thảo luận và phê duyệt. CAE và Hội đồng cũng có thể đồng ý về tần suất để rà soát và xác nhận lại để xem có tiếp tục cho phép hoạt động kiểm toán nội bộ tiếp tục để hoạt thành mục tiêu, hoặc thay đổi nếu cần. Nếu có câu hỏi nào được nêu ra, điều lệ sẽ phải được rà soát và cập nhật lại nếu cần.

Thảo luận và rà soát hàng năm như thế nào?

Biên bản họp của Hội đồng trong quá trình CAE bắt đầu thảo luận và sau đó trình bày một cách chính thức về điều lệ kiểm toán nội bộ cung cấp thông tin về việc tuân thủ. Hơn nữa, CAE giữ lại bản điều lệ đã được phê duyệt. Thông thường, CAE yêu cầu hội đồng tạo ra một lịch họp hàng năm để thảo luận, cập nhật, và phê duyệt điều lệ kiểm toán nội bộ khi cần. Chứng cứ CAE rà soát định kỳ về điều lệ kiểm toán nội bộ với quản lý và hội đồng cũng phải tồn tại trong biên bản họp từ những cuộc họp này. 


chương trình đào tạo tại fmit

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo