Agile là gì? Tổng quan về mô hình Agile - Viện FMIT

Agile đã được rất nhiều công ty lớn trên thế giới áp dụng và nhận được thành công ngoài mong đợi. Mô hình này cũng đang dần phổ biến ở Việt Nam và được nhiều “ông lớn” công nghệ như Viettel, FPT,... sử dụng. Vậy, Agile là gì? Những lợi ích mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp như thế nào? Cùng Viện FMIT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé! 

Agile là gì?

Mô hình Agile là gì? Đây là thuật ngữ, có thể hiểu như một triết lý hay khung tư tưởng để các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh biến động, nhiều thay đổi và có phản hồi phù hợp. 

Khái niệm mô hình Agile được xuất hiện lần đầu tiên trong ngành công nghệ thông tin, với 4 tôn chỉ và 12 nguyên tắc cốt lõi (theo The Manifesto for Agile Software Development - tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt).

Cho đến ngày nay, triết lý Agile đã có nhiều đóng góp to lớn và làm thay đổi diện mạo của nền công nghệ thế giới. Ngoài ra, mô hình này cũng tạo được sức ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như: nhân sự (Agile HR, Agile People), marketing, quản trị và lãnh đạo,...

Vậy, qua đó bạn cũng có thể hiểu Agile Software Development là gì. Đây là phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, trong quy trình xây dựng sản phẩm được phép tập trung tối đa vào khách hàng, không ngừng cải tiến và thay đổi trong vòng đời của dự án nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường. . 

Agile được sử dụng phổ biến trong quản trị dự án

Tìm hiểu về Agile - Mô hình được sử dụng phổ biến trong quản trị dự án

Phương pháp Agile là gì?

Có thể hiểu, phương pháp Agile là phương thức phát triển phần mềm, ứng dụng vào quy trình phát triển phần mềm nhằm thúc đẩy đạt được mục tiêu đưa sản phẩm đến tay khách hàng càng nhanh càng tốt. 

Phương pháp Agile hoạt động trên nguyên tắc phân đoạn vòng lặp và tăng trưởng. Có nghĩa rằng, để hoàn thành dự án, nhà quản lý cần chia nhỏ thành nhiều giai đoạn khác nhau, sau đó hợp tác và làm việc với các bên liên quan, không ngừng đưa ra cải tiến để dự án được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. 

Các phương pháp Agile 

Mô hình Agile Scrum có nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng trong 1 dự án. Mỗi phương pháp có những vai trò, chức năng khác nhau tùy vào mục đích và nhu cầu hiện tại của bạn.

Scrum

Scrum là một khung quy trình bao gồm vai trò, sự kiện, tài liệu và quy tắc chung được thực hiện lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn (thường là dưới 1 tháng). Một scrum bao gồm nhiều phòng ban và tổ chức, để đẩy mạnh phát triển dự án, sản phẩm.

Extreme programming (XP)

Đây là phương pháp phát triển dựa trên chu kỳ nhất định, với sự đơn giản hóa và cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện dự án. Dưới đây là những nguyên tắc cốt lõi của extreme programming:

- Truyền thông

- Đơn giản hóa

- Phản hồi

- Can đảm

- Tôn trọng

Kanban

Kanban thường được sử dụng trong sản xuất tinh gọn (lean) để kiểm soát tồn kho. Phương pháp này thực hiện dựa trên nguyên tắc chỉ bổ sung khi thực sự cần thiết và quản lý một cách trực quan. 

Kanban thường sử dụng để kiểm soát kho và bổ sung sản phẩm cần thiết

Kanban thường sử dụng để kiểm soát kho và bổ sung sản phẩm cần thiết

Crystal methodology

Phương pháp này nhận định các công việc như chính sách, thực hành và quy định phải được tùy chỉnh để đáp ứng tính duy nhất của dự án. Giá trị cốt lõi của crystal methodology nằm ở con người, sự tương tác, tính cộng đồng, các kỹ năng cần thiết và tính truyền thông.

Feature - driven development (FDD)

Phương pháp này giúp đáp ứng các dự án lớn tốt hơn, với các vai trò chính như: project manager, chief architect, development manager, chief programmer,... Phương pháp FDD có 5 hoạt động được thực hiện theo chu trình sau đây:

- Phát triển mô hình dự án tổng quan.

- Xây dựng danh sách các tính năng cần thiết.

- Lập kế hoạch cho từng tính năng riêng biệt.

- Thiết kế các tính năng đã được đề xuất trước đó.

- Xây dựng tính năng hoàn chỉnh.

FDD là phương pháp Agile phù hợp với các dự án lớn

FDD là phương pháp Agile phù hợp với các dự án lớn

Ngoài ra, mô hình Agile còn nhiều phương pháp quản lý dự án khác như: scrumban, dynamic systems development method (DSDM), Agile unified process (AUP),...

Các công cụ quản lý dự án theo Agile

Để việc quản lý dự án theo mô hình phát triển phần mềm Agile Scrum trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ là "trợ thủ đắc lực" được Viện FMIT giới thiệu qua bài viết dưới đây. 

Trello

Trello là ứng dụng cho phép người dùng quản lý dự án thông minh theo dạng bảng chứa danh sách. Bạn có thể tạo lập kế hoạch, tổ chức quy trình làm việc và theo dõi tiến độ một cách trực quan, hiệu quả. Trello sẽ giúp bạn quản lý các dấu mốc quan trọng để xác định chính xác thời gian và những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. 

Ứng dụng có cả bản miễn phí và bản cao cấp và được hỗ trợ trên tất cả các nền tảng di động giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Jara

Jara ra đời chính là giải pháp hoàn hảo để để nhà quản lý có thể theo dõi lỗi, phát hiện các vấn đề của dự án, quản lý hiệu quả quy trình phát triển phần mềm và di động. Những tính năng hữu ích của phần mềm như:

- Quản lý theo dõi tiến độ dự án. 

- Quản lý các task hoặc bất kỳ vấn đề nào xảy ra. 

- Thiết lập quy trình làm việc tương thích với yêu cầu của từng dự án. 

- Cung cấp đa dạng các loại báo cáo, thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau nên có thể đáp ứng yêu cầu cho đa dạng loại hình dự án và đối tượng người dùng. 

ASANA

Một giải pháp cho những ai đang tìm kiếm ứng dụng có thể giúp chia sẻ, lập kế hoạch, tổ chức và theo dõi tiến trình công việc của các thành viên đó chính là ASANA. Ứng dụng cho phép sắp xếp công việc hiệu quả, quản lý các dự án thông minh, có thể tạo task, phân công và sắp xếp công việc cho các đồng nghiệp.  

Với ứng dụng này, bạn không cần dùng mail để sử dụng mà mỗi nhóm có thể tự tạo nơi làm việc riêng. Trong mỗi không gian làm việc đó sẽ cón thể ghi chú, nhận xét, đính kèm tệp và thẻ. 

Lợi ích khi áp dụng Agile

Mô hình quản trị dự án theo phương pháp Agile Scrum mang lại lợi ích cho nhiều bên, bao gồm:

- Khách hàng: Các yêu cầu phát triển được nhà cung cấp phản hồi nhanh hơn. Ngoài ra, các tính năng có giá trị sử dụng cao được phát triển và phân phối trong chu kỳ ngắn. 

- Nhà cung cấp: Hạn chế lãng phí ngân sách và tập trung vào các tính năng có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó, sự hài lòng của khách hàng được cải thiện, góp phần giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.

- Nhóm phát triển: Mang lại giá trị phát triển công việc và sự thỏa mãn cao hơn cho các thành viên. Phương pháp này giúp giảm bớt các công việc phi năng suất để tối đa hóa giá trị cho khách hàng.

- Người quản lý sản phẩm: Mô hình Agile giúp người quản lý sản phẩm (thường là giám đốc sản phẩm) đảm bảo công việc phát triển theo mong muốn, nhu cầu của khách hàng.

Hỗ trợ giám đốc sản phẩm kiểm soát công việc theo yêu cầu khách hàng

Hỗ trợ giám đốc sản phẩm kiểm soát công việc theo yêu cầu khách hàng

- Người quản lý dự án: Đảm nhận vai trò là một scrummaster, giúp việc lập, theo dõi kế hoạch trở nên dễ dàng và cụ thể. Các cuộc họp scrum giúp người quản lý kịp thời nắm bắt tình hình hiện tại của dự án tốt hơn.

- PMO và giám đốc điều hành: Mô hình Agile cung cấp khả năng hiển thị và trạng thái hiện tại của dự án một cách trực quan. Do đó, giám đốc và các bên liên quan có lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược hiệu quả, chính xác hơn.

Đặc điểm của các phương pháp Agile

Mô hình Agile trong phát triển phần mềm mang lại nhiều giá trị trong việc vận hành, phát triển dự án, bởi 7 đặc trưng sau đây.

Tính lặp (Iterative)

Phương pháp Agile chia nhỏ dự án ra thành các phân đoạn (gọi là iteration hoặc sprint) và thực hiện chúng lặp đi lặp lại vào các khung thời gian cố định (thường khoảng 1 - 4 tuần). Trong mỗi phân đoạn, nhóm phát triển thực hiện các công việc được giao như lên kế hoạch, phân tích yêu cầu của khách hàng, thiết kế, triển khai dự án và kiểm tra kết quả. 

Tính tiệm tiến (Incremental) và tiến hóa (Evolutionary)

Các phần nhỏ riêng biệt là kết quả sau quá trình làm việc của nhóm phát triển. Các sản phẩm này có khả năng hoạt động độc lập, được gọi là potentially shippable product increment of functionality. Theo thời gian, các phần đoạn tiếp nối nhau, lớn dần đến khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. 

Các phân đoạn nhỏ tiếp nối nhau đến khi hoàn thiện dự án

Các phân đoạn nhỏ tiếp nối nhau đến khi hoàn thiện dự án

Tính thích ứng (Adaptive)

Do tính chất mỗi phân đoạn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và kế hoạch điều chỉnh liên tục nên đòi hỏi khả năng thích nghi cao hơn. Do đó, các quy trình Agile thường thích ứng tốt với các thay đổi.

Nhóm tự tổ chức

Cấu trúc nhóm tự tổ chức trong mô hình Agile thường là liên chức năng (cross - functionality). Điểm đặc biệt của nhóm này là tính tự lập, không phụ vào các quyết định, phần quyền trong tổ chức. Các thành viên sẽ tự quản lý, tổ chức công việc của mình và đảm bảo chúng đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm soát tiến trình thực tiễn (Empirical Process Control)

Phương pháp Agile ra quyết định dựa trên các dữ liệu thuật tiễn, thay vì tài liệu giả đinh. do đó, việc triển khai dự án thành các phân đoạn nhỏ giúp việc thu thập dữ liệu dễ dàng và chính xác cao hơn.

Giao tiếp trực diện (face to face communication)

Đây là giá trị cốt lõi trong tiến trình quản lý dự án với Agile. Giao tiếp trực diện mở ra còn đường thấu cảm giữa bạn, khách hàng và nội bộ nhóm phát triển. Từ đó, sản phẩm cuối cùng có thể đạt được kết quả tốt nhất, hạn chế điều chỉnh, sửa chữa về sau.

Ngoài ra, bản chất phương pháp Agile là chia nhỏ dự án thành các phân đoạn nên việc giao tiếp trực diện không gây trở ngại lớn.

Face to face là yếu tố quan trọng trong việc tạo thấu cảm

Face to face là yếu tố quan trọng trong việc tạo thấu cảm

Phát triển dựa trên giá trị (value-based development)

Đặc điểm này được xây dựng dựa trên nguyên tắc tương tác với khách hàng, giúp nhóm phát triển loại bỏ các công việc không mang lại giá trị trong dự án và đặt mức độ ưu tiên cho các công việc quan trọng.

4 Tôn chỉ cần tuân thủ trong phương pháp Agile

Nếu bạn đang áp dụng mô hình Agile trong dự án của mình thì cần tuân thủ 4 tôn chỉ sau đây:

- Cá nhân và sự hỗ trợ trong một nhóm quan trọng hơn bất kỳ quy trình và công cụ hỗ trợ nào. Lý do bởi con người là trọng tâm, sự tương trợ lẫn nhau giữa những người có năng lực sẽ mang lại thành công cho dự án.

- Sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng quan trọng hơn việc trang bị đầy đủ tài liệu. 

- Cộng tác, hiểu được mong muốn của khách hàng quan trọng hơn các điều khoản cứng nhắc trong hợp đồng.

- Mô hình Agile khuyến khích sự thay đổi để gặt hái được nhiều thành công hơn việc chỉ bám sát những kế hoạch ban đầu.

Thay đổi cách thức thực hiện là một trong những tôn chỉ quan trọng

Thay đổi cách thức thực hiện là một trong những tôn chỉ quan trọng

12 Nguyên tắc quan trọng trong Agile

Mô hình Agile có 12 nguyên tắc quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

- Khách hàng có nhu cầu chuyển giao sản phẩm liên tục, nhanh chóng nên đây được xem là ưu tiên hàng đầu khi áp dụng mô hình Agile.

- Chấp nhận sự thay đổi mặc dù đang ở giai đoạn cuối của việc thực hiện dự án. Mô hình Agile thay khác tối đa sự thay đổi để tăng lợi thế cạnh tranh cho bạn.

- Ưu tiên những khung thời gian ngắn (từ vài tuần đến vài tháng ) trong việc chuyển giao công việc.

- Sự tương tác giữa chuyên gia kinh doanh và nhóm phát triển dự án nên được diễn ra hằng ngày. 

- Những cá nhân có động lực được làm việc trong môi trường có sự hỗ trợ tốt, giúp mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

- Tương tác trực diện (face to face) là phương pháp hiệu quả nhất để truyền thông thông tin trong nhóm dự án.

- Chắc chắn công việc phân công được thực hiện để đảm bảo tiến độ.

- Mô hình Agile giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững, có tính ổn định liên tục vô thời hạn.

- Tính nhanh nhẹn được quyết định bởi quá trình theo dõi những kỹ thuật xuất sắc và các thiết kế tốt.

- Tính đơn giản là yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc tối đa hóa lượng công hiện có.

- Kiến trúc, yêu cầu và thiết kế tốt nhất thường được tạo ra từ nhóm tự tổ chức (self-organizing teams).

- Định kỳ sau một khoảng thời gian, nhóm sẽ đánh giá để đưa ra những cách làm hiệu quả và điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp.

Đánh giá và điều chỉnh là một trong những nguyên tắc để đạt được thành công

Đánh giá và điều chỉnh là một trong những nguyên tắc để đạt được thành công cho dự án 

Một số ưu, nhược điểm của mô hình Agile

Việc quản lý dự án theo mô hình Agile mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định.

Ưu điểm

Các cách tiếp cách tiếp cận waterfall truyền thống có thể được thay thế bằng mô hình Agile nhờ những điểm đặc biệt sau:

- Dễ dàng thay đổi: Dự án được chia thành những phần nhỏ riêng biệt nên có thể dễ dàng thay đổi mà không ảnh hưởng đến tổng quan. Việc thay đổi có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của dự án.

- Không cần nắm thông tin ban đầu: Mỗi khâu có thể được thực hiện mà không cần nắm quá nhiều thông tin từ những phần khác của dự án. Do đó, mô hình Agile sẽ phù hợp với nhiều loại dự án khác nhau, đặc biệt dự án không xác định mục tiêu cuối cùng.

- Bàn gia nhanh chóng: Việc chia nhỏ dự án cho phép việc kiểm tra dễ dàng hơn. Qua đó, quá trình xác định, chỉnh sửa và bàn giao trở nên thuận tiện hơn.

- Chú ý đến phản hồi của khách hàng: Tạo cơ hội để khách hàng và người dùng cuối có thể đóng góp ý kiến, phản hồi giúp điều chỉnh sản phẩm cuối cùng.

- Cải tiến liên tục: Những ý kiến của nhân sự và khách hàng được ghi nhận để cải thiện chất lượng dự án.

Nhân sự có quyền đóng góp ý kiến để cải tiến dự án 

Nhân sự có quyền đóng góp ý kiến để cải tiến dự án 

Nhược điểm

Bên cạnh đó, mô hình này cũng có những nhược điểm sau đây:

- Vì dự án được chia nhỏ nên khó khăn trong việc lên kế hoạch chi tiết dự án.

- Phương pháp Agile khá phức tạp nên bạn cần được đào tạo, hướng dẫn cụ thể để có thể thực hiện tốt.

- Mô hình này có tính biến đổi cao nên không có quá nhiều tài liệu hướng dẫn phù hợp cho thời điểm hiện tại.

- Bắt buộc phải có sự tương hỗ giữa các phòng ban, bên liên quan để đảm bảo thời gian hoàn thành và hiệu quả của dự án. 

- Chi phí để thực hiện theo phương pháp này thường cao hơn so với các mô hình khác.

Các bước trong phương pháp Agile là gì?

Một dự án áp dụng mô hình Agile sẽ được chia nhỏ ra thành các phần tăng trưởng có thể được nhận thấy qua báo cáo cuối mỗi sprint. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh bất ngờ sẽ được giải quyết nhanh chóng để hạn chế ảnh hưởng cho toàn bộ dự án.

Ngoài ra, phương pháp này có tính lặp lại nên nhóm phát triển có thể tiếp tục quy trình mới khi các phần cũ đang được giải quyết. 7 Bước cơ bản của quy trình Agile như sau:

- Bước 1: Xác định tầm nhìn dự án.

- Bước 2: Xây dựng lộ trình chung để thực hiện dự án.

- Bước 3: Tiến hành lập kế hoạch từng giai đoạn.

- Bước 4: Phân tích các yêu cầu trong quá trình thực hiện.

- Bước 5: nhóm phát triển triển khai dự án.

- Bước 6: Kiểm thử các vấn đề có thể phát sinh.

- Bước 7: Bàn giao dự án cho khách hàng. 

Mô hình 7 bước phương pháp Agile

Mô hình 7 bước phương pháp Agile

Tại sao phải áp dụng quản lý dự án Agile - scrum trong doanh nghiệp?

Agile scrum là xu thế trong việc quản trị doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt ngành công nghệ. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã chuyển đổi sang phương pháp này và gặt hái nhiều thành công có thể kể đến như: Viettel, FPT, VNG Corporation,...

Một số lý do nên áp dụng quản lý dự án Agile vào trong doanh nghiệp như:

- Giúp các thành viên nhóm phát triển phối hợp, giao tiếp hiệu quả hơn. Từ đó, bạn dễ dàng thấu hiểu khách hàng và đưa ra những chiến lược phù hợp để thỏa mãn họ.

- Mỗi thành viên có thể luyện tập, nâng cao được tính tự chủ, giúp công việc diễn ra trơn tru hơn.

- Các hoạt động trong những nhóm chức năng được tính năng (module) hóa, hỗ trợ làm việc chất lượng và tốc độ nhanh hơn.

Ưu điểm khóa học quản lý dự án Agile tại Viện FMIT

Khóa học quản lý dự án Agile được thiết kế đặc biệt trên nền tảng PMI (chuẩn mực quản lý dự án quốc tế) và dựa vào các phương pháp luận tiên tiến về phương pháp này. Trong đó, các vấn đề được viện FMIT quan tâm chú trọng phát triển như sau:

- Lãnh đạo và quản trị cá nhân (leadership and people skills).

- Quản trị và văn hóa tổ chức/doanh nghiệp (governance and culture).

- Quản lý dự án trong bối cảnh bất ổn (uncertainty domain).

- Bộ nguyên tắc và công cụ triển khai (manifesto and mindset).

Viện FMIT cung cấp khóa học quản lý dự án Agile chất lượng

Viện FMIT cung cấp khóa học quản lý dự án Agile chất lượng

Nhờ đó, phương pháp Agile giúp mang lại nhiều sự thay đổi và hỗ trợ nhóm phát triển triển khai các dự án mới hiệu quả hơn. Các công cụ và kỹ thuật là một phần quan trọng trong phương pháp này, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi tạo nên dự án thành công.

Agile là mô hình được nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay áp dụng, vì những lợi ích thiết thực mang lại cho họ. Bằng cách chia nhỏ dự án thành các phân đoạn khác nhau, nhóm phát triển có thể đảm bảo chất lượng từng phần và kiểm soát sự cố bất ngờ tốt hơn. Để biết thêm chi tiết khóa học Agile, vui lòng liên hệ với Viện FMIT để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo