Quản trị rủi ro & Kiểm soát nội bộ

GIỚI THIỆU CHUẨN COSO ERM® VÀ HỌC VIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ICI®

COSO® là chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực Quản trị rủi ro doanh nghiệp, được ban hành lần đầu vào 2004 và được cập nhật phiên bản mới COSO ERM 2017. COSO® đóng vai trò như một bước khởi đầu làm nền tảng cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống Quản trị (Governance), Quản lý rủi ro (Risk Management), và kiểm soát nội bộ (Internal Control)

kiem soat noi bo

Học Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI® (Internal Control Institute), có trụ sở chính đặt tại Orlando, Florida, Hoa Kỳ, là tổ chức hàng đầu thế giới về đào tạo và tư vấn Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp. Trên nền tảng của chuẩn mực Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu – COSO®, ICI® đã phát triển chi tiết các công cụ, phương pháp để xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Học Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI® cung cấp các phương pháp Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, hướng dẫn thực hiện và quy trình chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới, bao gồm:

  • Phương pháp đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của tổ chức.
  • Cách thức xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ cho tổ chức
  • Phương pháp đánh giá mức độ hiệu quả của cả hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ triển khai trong tổ chức.
  • Áp dụng các phương pháp theo chuẩn mực toàn cầu trong việc thiết kế, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
  • Chứng chỉ Kiểm Soát Nội Bộ CICS® được công nhận rộng rãi trên thế giới

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI FMIT®

1. Quản trị rủi ro & Kiểm soát nội bộ là phương tiện sống còn của doanh nghiệp

Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy thoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, cùng với thay đổi toàn bộ bối cảnh toàn cầu do COVID gây ra, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ được tiếp cận theo phương pháp chủ động và định hướng tương lai để có được chiến lược, phương pháp vận hành hệ thống hiệu quả nhất thay vì ngược lại là thụ động, phát sinh nhiều sự cố, gây ra các hậu quả ảnh hưởng uy tín, thiệt hại tài sản, giảm mức độ đáp ứng yêu cẩu khách hàng và nhiều hệ lụy khác.

Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ không chỉ được trang bị cho bộ phận quản trị rủi và hoặc kiểm soát nội bộ hoặc kiểm toán nội bộ. Quản trị rủi ro cần được trang bị cho toàn tổ chức từ cấp độ chiến lược, điều hành, cấp độ giám sát của hội đồng quản trị, cấp độ các phòng ban mà còn triển khai cho hoạt động nghiệp vụ đến từng nhân viên.

Phòng quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ là các chức năng tăng cường giúp hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ trở nên mạnh mẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, vai trò chính yếu và quan trọng nhất vẫn phải trang bị đầy đủ các kiến thức về quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ cho các bộ phận trực tiếp như: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Trưởng các bộ phận phòng ban, và đến từng nhân viên thực hiện công việc.

Hiện tại, khi đề cập đến hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, mỗi tổ chức lại hiểu khác nhau; việc triển khai hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ trong các tổ chức cũng theo những cách thức khác nhau và thường theo kinh nghiệm tích lũy được. Khóa học tại FMIT được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ cho tổ chức.

2. Lý do tại sao phải xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ?

Trong bất kỳ tổ chức nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệ thống chạy song song. Thứ nhất là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, bất kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức.

Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai - Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở hệ thống tích hợp bao gồm nhiều phương diện như văn hóa rủi ro, năng lực nhân sự, môi trường kiểm soát, tuyên bố khẩu vị rủi ro, xây dựng mục tiêu, hồ sơ rủi ro, các phương pháp phân tích đánh giá rủi ro, vận dụng các kỹ thuật định lượng và mô hình rủi ro, các chỉ số đánh giá và chỉ số rủi ro KRI, kiểm toán nội bộ, giám sát quản trị, năng lực ứng phó rủi ro ,… và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, lựa chọn đúng và phù hợp các phương pháp và nguồn lực bên trong nhằm ứng phó với việc thay đổi của bối cảnh, mang lại hiệu quả cho các hoạt động từ chiến lược, hệ thống quản lý, và các hoạt động của toàn tổ chức.

3. Thực tế triển khai hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiện nay

Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ như đã nêu trên là vô cùng bức bách và tối quan trọng cho mọi tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ bao gồm những thành phần gì, phương pháp xây dựng ra sao, phương pháp nào để đánh giá tính khả thi của hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, phương pháp nào để cải tiến hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ,v.v… vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều tổ chức.

Một số tổ chức mơ hồ về hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Một số khác nhầm lẫn về mặt chức năng giữa Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Nhiều tổ chức mơ hồ về phương pháp tiến hành xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Nhiều tổ chức không hiểu rõ sự tương quan của hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ và hệ thống phòng ban chức năng và quy trình hoạt động của tổ chức. Nhiều tổ chức gọi tên và nhiệm vụ của Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ bằng những tên gọi khác và mang những ý nghĩa khác, v.v.

Tất cả các vấn đề trên cần phải được giải quyết thông qua việc hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, các thành phần, phương pháp xây dựng, phương pháp đánh giá và cải tiến,… một cách bài bản và hệ thống.

4. Sự cần thiết một phương pháp xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ chuẩn quốc tế

Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO® đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. COSO® đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Trên nền tảng chuẩn quốc tế COSO®, Học Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI ra đời tại Hoa Kỳ và chi tiết các công cụ, phương pháp nhằm hoàn chỉnh hệ thống KSNB. Năm 2012, Viện FMIT đã chính thức hợp tác với Viện KSNB ICI và trở thành đối tác độc quyền triển khai hệ thống KSNB tại Việt Nam.

VIỆN FMIT® - ĐỐI TÁC ĐÀO TẠO ĐỘC QUYỀN CỦA ICI® TẠI VIỆT NAM

ICI® có mạng lưới đối tác đào tạo toàn cầu trên thế giới (Châu Âu, Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Trung Đông, Nigeria, Romania…). Tại Việt Nam, Viện FMIT là đối tác đào tạo duy nhất và độc quyền chương trình Kiểm Soát Nội Bộ của ICI. Viện FMIT là nơi đào tạo và tổ chức kỳ thi chứng chỉ Kiểm Soát Nội Bộ chuyên nghiệp CICS® dành cho tất cả các nhà quản lý.

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

  • Giúp học viên hiểu và vận dụng được các yêu cầu và khung của COSO® và các chuẩn mực Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của ICI®
  • Áp dụng triển khai xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ thực tế tại doanh nghiệp PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
  • Học viên sẽ lựa chọn công việc đang thực hiện để tiến hành thực tập xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ theo từng phòng ban.
  • Giảng viên chia sẻ các phương pháp theo chuẩn quốc tế.
  • Học viên và giảng viên sử dụng các phương pháp và kiến thức của chương trình và cùng trao đổi, giải quyết tình huống thực tế.
  • Phát hiện, đúc kết các kỹ năng hoặc phương pháp giải quyết cần cải tiến của học viên.
  • Học viên tiếp tục hoàn thành dự án xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của phòng ban và có thể cần sự hỗ trợ của giảng viên.

LỢI ÍCH KHÓA HỌC

Sau khóa học, học viên sẽ nắm được:

  • Tổng quan về Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ
  • Phương pháp đánh giá mức độ trưởng thành Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ
  • Phương pháp đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ
  • Phương pháp triển khai Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ dựa vào công cụ kiểm soát rủi ro
  • Chia sẻ các thực tế tốt nhất về Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ và quản trị tổ chức
  • Hoàn tất khóa học, học viên được Viện FMIT® cấp chứng nhận chuyên gia "Certified Risk Management & Internal Control Professional"
  • Hoàn thành khóa học, học viên có đủ kiến thức để thi chứng chỉ quốc tế Kiểm Soát Nội Bộ CICS® được công nhận rộng rãi trên thế giới.

 


KHÓA HỌC KHÁC

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu quản trị rủi ro & kiểm soát nội bộ
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản lý
  • Giới thiệu mô hình kiểm soát nội bộ COSO
  • Giới thiệu khung quản lý rủi ro ISO 31000
  • Giới thiệu mô hình quản trị rủi ro COSO ERM
  • Mô hình 3 lớp kiểm soát
  • Bản chất của công việc kiểm toán GRC (Governance, Risk, Control) – quản trị, rủi ro, kiểm soát
  • Các thành phần và nguyên tắc của ERM
  • Case Study 1: Thiết lập khẩu vị (Appetite), mục tiêu, KPI, KRI, Tolerance, threshold, ..
  • Kiểm soát nội bộ
  • Các cấp độ kiểm soát
  • Các bước hiện thực hiện thống ERM
  • Tạo ra kế hoạch hướng dẫn triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Độ trưởng thành trong hệ thống quản trị rủi ro –chiến lược rủi ro

 

Chuyên đề 2:
Quản trị, Văn Hóa Rủi Ro, Chiến lược tổ chức
  • Thiết lập môi trường
  • Các thuộc tính hàng đầu của môi trường
  • Quy tắc đạo đức và văn hóa quản trị rủi ro
  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi các loại chiến lược
  • Các loại chiến lược
  • Giá trị cạnh tranh
  • Các con đường chiến lược
  • Lãnh đạo và vai trò của CEO
  • Các phương pháp lãnh đạo
  • Quyền lực và ảnh hưởng
  • Tạo động lực
  • Hệ thống thưởng
  • Xây dựng niềm tin
  • Cấu trúc tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức triển khai hệ thống quản trị rủi ro
  • Năng lực nhân sự
  • Ủy quyền và truyền thông trách nhiệm
  • Phân quyền
  • Kiểm toán nội bộ
  • Quy trình hoạt động
  • Quản trị và các nguyên tắc quản trị
  • Vai trò chức năng các bộ phận trong quản trị rủi ro
  • Phòng quản trị rủi ro, Giám đốc quản trị rủi ro, hội đồng, CEO, Ủy ban rủi ro.
  • Case study 2: Bên liên quan và vai trò trách nhiệm trong hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 3:
Nhận diện rủi ro
  • Định nghĩa rủi ro
  • Viết đúng rủi ro
  • Các nhân tố dẫn đến rủi ro
  • Thu thập thông tin về rủi ro
  • Cách phân loại rủi ro
  • Rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài
  • Tạo danh mục rủi ro
  • Thu thập thông tin liên quan rủi ro
  • Phương pháp lập tài liệu rủi ro
  • Phương pháp nhận diện rủi ro
  • Thu thập thông tin
  • Phân tích giả định
  • Phân tích SWOT
  • Tạo danh mục
  • Phân tích nội bộ
  • Xác lập ngưỡng
  • Phỏng vấn
  • Phân tích lưu đồ
  • Phân tích chỉ số leading
  • Thu thập dữ liệu tổn thất
  • Sơ đồ rủi ro – risk map
  • Các loại rủi ro: chiến lược, quy trình, và hoạt động
  • Case study 3: thực hành về 7 kỹ thuật nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp
Chuyên đề 4:
Đánh giá rủi ro định tính
  • Mục tiêu đánh giá định tính
  • Đánh giá chất lượng dữ liệu
  • Định nghĩa xác suất, tác động
  • Đánh giá chứng cứ
  • Tính điểm rủi ro
  • Sắp hạng ưu tiên các rủi ro trong từng dự án/quy trình/chương trình
  • Sắp hạng rủi ro giữa các dự án/ quy trình
  • Ngưỡng rủi ro
  • Xem xét nguyên nhân chung
  • Xem xét ngoại lệ rủi ro
  • Case study 4: thực hành về đánh giá rủi ro định tính
Chuyên đề 5:
Đánh giá rủi ro định lượng
  • Mục tiêu phân tích định lượng
  • Tính xác suất
  • Tính tác động
  • Tính giá trị kỳ vọng EMV
  • Tính VAR
  • Phân phối tổn thất (loss distribution)
  • Kiểm tra lùi (back Testing)
  • Phân tích độ nhạy
  • Phân tích kịch bản
  • Cây quyết định,
  • Mô hình monte-carlo
  • Mô hình benchmark
  • Case study 5: thực hành về ứng dụng rủi ro định lượng
Chuyên đề 6:
Chiến lược xử lý rủi ro
  • Chiến lược xử lý rủi ro
  • Xử lý rủi ro tiêu cực
  • Xử lý rủi ro tích cực
  • Phương pháp lựa chọn chiến lược xử lý
  • Đánh giá tác động giữa các chiến lược
  • Xử lý rủi ro còn lại
  • Kế hoạch dự phòng
  • Rủi ro thứ cấp
  • Case study 6: Thực hành về xử lý rủi ro, xây dựng hồ sơ rủi ro.
Chuyên đề 7:
Kiểm soát và thiết kế kiểm soát
  • Quan hệ giữa rủi ro và kiểm soát
  • 2 phương pháp thiết kế kiểm soát
  • Các bước thiết kế kiểm soát
  • Độ mạnh kiểm soát
  • Các loại kiểm soát chung
  • Các công cụ kiểm soát
  • Biểu mẫu phân tích và lựa chọn kiểm soát
  • Kiểm soát cấp độ tổ chức – quy trình – và hoạt động
  • Kiểm soát chính và phụ
  • Kiểm soát phân theo chức năng
  • Kiểm soát thủ công – tự động
  • Kiểm soát cứng – mềm
  • Kiểm soát hệ thống IT
  • Vòng lặp kiểm soát dùng thiết kế và đánh giá
  • Đánh giá kiểm soát – tự đánh giá CSA (control Self-Assessment )
  • Ma trận rủi ro – kiểm soát Risk Control Matrix
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình nhân sự
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình mua hàng
  • Rủi ro và kiểm soát quy trình marketing và bán hàng
  • Rủi ro và kiểm soát logistic
  • Rủi ro và kiểm soát quá trình thuê ngoài
  • Rủi ro và kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin
  • Case study 7: thực hành thiết kế và lựa chọn kiểm soát phù hợp
Chuyên đề 8:
Thông tin, truyền thông, và báo cáo
  • Xác định các bên liên quan và mức độ ảnh hưởng
  • Quy trình truyền thông
  • Dòng truyền thông
  • Phương pháp truyền thông
  • Các rào cản trong truyền thông
  • Quản lý xung đột
  • Quản lý sự mong đợi người liên quan
  • Xây dựng hệ thống truyền thông thông tin trong quản trị rủi ro
  • Báo cáo về kết quả, văn hóa rủi ro
  • Case study 8: xây dựng kế hoạch truyền thông và thông tin cho hệ thống quản trị rủi ro
Chuyên đề 9:
Đánh giá và giám sát hệ thống Quản trị rủi ro
  • Vòng lặp kiểm soát
  • Ma trận rủi ro kiểm soát
  • Các phương pháp đánh giá và cải tiến hệ thống quản tị rủi ro
  • Đánh giá thành phần Quản trị, văn hóa
  • Đánh giá thành phần chiến lược, và thiết lập mục tiêu
  • Đánh giá thành phần hiện thực
  • Đánh giá thành phần rà soát và cải tiến
  • Đánh giá thành phần truyền thông, thông tin và báo cáo
  • Case study 9: thực hành đánh giá khung quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Chuyên đề 10:

Vận dụng và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát cho doanh nghiệp

  • Chọn đề tài
  • Xây dựng thành phần quản trị
  • Xây dựng khẩu vị rủi ro
  • Thiết lập mục tiêu và tolerance, KRI
  • Nhận diện rủi ro
  • Đánh giá và xử lý rủi ro
  • Lập hồ sơ rủi ro
  • Đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ roadmap để triển khai dự án rủi ro trong doanh nghiệp.

KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO CHUẨN QUỐC TẾ COSO®

KHÓA HỌC NGÀY KHAI GIẢNG THỜI GIAN HỌC THỜI LƯỢNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO HỌC PHÍ (VND)
QUẢN TRỊ RỦI RO & KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THEO CHUẨN QUỐC TẾ COSO®
18/05/2024 Thứ 7 & Chủ nhật
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45
08 buổi Trực tiếp tại HCM 9.500.000
18/05/2024 Thứ 7 & Chủ nhật
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45
08 buổi Live-training 9.000.000
14/05/2024 Thứ 3,4,5,6
Sáng: 08:15 - 11:45
Chiều: 13:15 - 16:45
08 buổi Trực tiếp tại Hà Nội 9.500.000
  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt).
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

Đối với hình thức đào tạo Live-training: Học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại, camera và màn hình tương tác thông minh 75 inch, hỗ trợ hình ảnh và nội dung sinh động, rõ ràng. Học viên và giảng viên tương tác tốt tương tự như lớp học truyền thống, có thể thảo luận nhóm và hỏi đáp với giảng viên và lớp học.

Ưu đãi:

  • Ưu đãi giảm 5% khi thanh toán học phí trước 30 ngày, hoặc ưu đãi giảm 3% trước 15 ngày kể từ ngày khai giảng.
  • Giảm thêm 3% khi đã tham gia khoá học tại FMIT.
  • Giảm thêm 3% khi được học viên đã tham gia khóa học tại FMIT giới thiệu.
  • Giảm thêm 3% khi đăng ký nhóm 3 người trở lên.

KHÓA HỌC KHÁC

1. Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ khác nhau như thế nào?

  • Kiểm toán nội bộ (Internal Auditing) là hoạt động đánh giá độc lập khách quan đối với hệ thống quản lý để xem xét tính tuân thủ và phù hợp, từ đó đề xuất cải tiến hệ thống. Người thực hiện kiểm toán nội bộ gọi là đánh giá/kiểm toán viên (Internal Auditor). Kiểm toán nội bộ có vai trò tư vấn, đề xuất, đánh giá nhưng không tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành vai trò của mình, kiểm toán nội bộ cần am hiểu hệ thống quản lý, và hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Kiểm soát nội bộ (Internal Control) là hệ thống được thiết kế nhằm giảm rủi ro cho hệ thống quản lý và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là trách nhiệm của CEO, các trưởng phòng ban, và toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Kiểm soát nội bộ là hệ thống không thể thiếu trong mọi tổ chức ở bất kỳ quy mô nào. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa trên những nguyên tắc và phương pháp cụ thể.
  • Nhiều tổ chức hay nhầm lẫn giữa người thực hiện kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó thường hình thành những vị trí chồng chéo lẫn nhau và không hiệu quả. Các tổ chức cần xem xét lại mô hình tổ chức để sắp xếp một cách khoa học và phát huy vai trò của kiểm soát nội bộ.

2. Tại sao CEO, lãnh đạo cao cấp, và các trưởng phòng ban cần tham dự chương trình Kiểm soát nội bộ?

  • Kiểm soát và quản trị rủi ro chính là công việc hàng ngày của các trưởng phòng ban, lãnh đạo cao cấp, và tổng giám đốc của bất kỳ tổ chức nào. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ không phải là trách nhiệm của Kiểm toán nội bộ mà trách nhiệm chính thuộc về CEO, lãnh đạo cao cấp, và các trưởng phòng ban trong toàn tổ chức.
  • Kiểm soát là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Việc xây dựng biện pháp kiểm soát trên nền tảng quản trị rủi ro và phương pháp của kiểm soát nội bộ sẽ giúp các nhà quản lý có cách nhìn toàn diện hơn về hệ thống quản lý, phát hiện những điểm yếu trong hệ thống, và có giải pháp quản lý phù hợp.

3. Chương trình Kiểm soát nội bộ tại FMIT® khác biệt thế nào?

  • Chương trình đào tạo kiểm soát nội bộ tại FMIT® được xây dựng trên nền tảng tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ quốc tế COSO® thành lập năm 1992 tại Hoa Kỳ. Đây là tiêu chuẩn được công nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới và tại các tập đoàn đa quốc gia.
  • - Trên nền tảng chuẩn COSO®, Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI® Hoa Kỳ đã phát triển các công cụ và phương pháp cụ thể, phối hợp với FMIT® để triển khai thực tế việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Chương trình Kiểm soát nội bộ tại FMIT® được đào tạo theo hướng thực hành. Học viên tham dự và được thực hành trên chính hệ thống của công ty của học viên. Từ đó học viên sẽ thấy rõ được bức tranh quản lý của tổ chức mình, những điểm yếu, những rủi ro, và phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.

4. Tổ chức nào nên tham gia chương trình đào tạo Kiểm soát nội bộ tại FMIT®?

  • Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro là công việc chung của mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, ngành nghề. Việc tạo ra hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp tổ chức chủ động ngăn ngừa mất mát, sai sót, yếu kém,… và chủ động trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
  • Tất cả các tổ chức đều nên xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho chính tổ chức của mình. Trách nhiệm xây dựng lớn nhất thuộc về tổng giám đốc. Hội đồng quản trị trong nhiều tổ chức yêu cầu tổng giám đốc phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường tính đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch cho hệ thống, đảm bảo quyền lợi các bên liên quan và nhà đầu tư.

5. Tài liệu và phương pháp học tập của chương trình Kiểm soát nội bộ tại FMIT®?

  • Trong chương trình đào tạo, FMIT® sử dụng các tài liệu theo chuẩn mực quốc tế. Được dịch song ngữ Anh-Việt giúp học viên dễ dàng tra khảo từ gốc (Anh) và sử dụng dễ dàng (Việt).
  • Chương trình cung cấp các công cụ, biểu mẫu, phương pháp giúp học viên có cơ hội thực hành trên hệ thống kiểm soát nội bộ, am hiểu các vấn đề trong thực tế và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ thực tế, nâng cao tối đa khả năng vận dụng thực tế của chương trình đào tạo.

6. Những tổ chức nào đã tham dự chương trình đào tạo Kiểm soát nội bộ tại FMIT®?

Các tổ chức tham gia chương trình đào tạo kiểm soát nội bộ tại FMIT® điển hình như: VPBank, SCB, KienLong Bank, ... các tập đoàn: Viễn thông VNPT, tập đoàn điện lực, Bảo Việt, Mobiphone, Ajinomoto, Toyota Vietnam; Dược Hậu Giang, Nam Dược, SJC, Dai-ichi, Bảo hiểm Hàng không, Sở GD chứng khoán HCM, Cảng Đồng Nai,…và nhiều doanh nghiệp khác.

7. Quản trị rủi ro có phải là chức năng của một bộ phận hoặc chỉ của phòng quản lý rủi ro?

Quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp không phải chỉ là nhiệm vụ của một bộ phận hoặc chỉ là nhiệm vụ của phòng rủi ro. Quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp (ERM) là văn hóa, năng lực, và thực hành mà tổ chức cần tích hợp với việc thiết lập chiến lược và vận dụng để thực hiện chiến lược, với mục đích quản trị rủi ro trong việc tạo lập, bảo vệ, và hiện thực giá trị.

8. Quản trị rủi ro có phải chỉ là tạo ra danh sách các rủi ro?

Quản trị rủi ro không chỉ là việc liệt kê ra một danh sách các rủi ro mà nó là bức tranh rộng hơn và toàn diện hơn bao gồm các thực hành giúp các nhà quản lý có được hệ thống để quản trị rủi ro một cách chủ động. Quản trị rủi ro bao gồm tập hợp các nguyên tắc mà trên cơ sở đó các quy trình được thiết lập và tích hợp cho một tổ chức cụ thể, nó là một hệ thống dùng để giám sát, học tập, và cải tiến hiệu quả của tổ chức.

9. Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ khác nhau thế nào?

Quản trị rủi ro chỉ ra nhiều hơn là kiểm soát nội bộ. Nếu kiểm soát nội bộ là tập hợp các nguyên tắc và giải pháp, kế hoạch để xử lý rủi ro thì quản trị rủi ro sẽ bao gồm nhiều nội dung khác cần thiết để tích hợp vào khung chiến lược, quản trị, truyền thông với các bên liên quan, đánh giá kết quả thực hiện công việc. Nguyên tắc của nó được vận dùng trong toàn tổ chức ở mọi cấp độ và phòng ban. Quản lý rủi ro (risk management), quản trị (governance), và kiểm soát nội bộ (internal control) là 3 thành phần liên hệ và không thể tách rời nhau (GRC).

10. Có phải quản trị rủi ro chỉ được áp dụng cho các tổ chức lớn?

Quản trị rủi ro được sử dụng cho mọi tổ chức ở mọi quy mô. Nếu một tổ chức có sứ mệnh, có chiến lược, và có mục tiêu, và cần các quyết định để thực hiện mục tiêu thì đều cần phải có quản trị rủi ro được vận dụng ở đó. Vì thế, quản trị rủi ro được dùng ở mọi tổ chức, mọi quy mô, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, đến các tập đoàn, đến các công ty quy mô toàn cầu.

11. Làm sao đánh giá được mức độ trưởng thành hệ thống rủi ro của một tổ chức

Để đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống rủi ro trong một tổ chức cần có khung đánh giá được thiết kế bao gồm các chủ đề và trọng tâm, câu hỏi và tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên, câu hỏi cơ bản có thể là khởi đầu là: các nhà quản lý – không chỉ là Giám đốc rủi ro – có thể tính toán được rủi ro thế nào trong việc lựa chọn các chiến lược hoặc quyết định kinh doanh của họ không? Họ có đưa ra rõ ràng khẩu vị rủi ro của tổ chức và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rủi ro lên quyết định được được không? Hội đồng quản trị có yêu cầu quản lý cấp cao không chỉ trình bày và thể hiện các quy trình quản trị rủi ro mà còn là văn hóa rủi ro không? Và văn hóa này thay đổi thế nào theo thời gian? Những thước đo hiệu quả và tối ưu về hệ thống rủi ro là gì? Và tổ chức đã tối ưu như thế nào?

12. Vai trò của hội đồng quản trị đối với hệ thống quản trị rủi ro là gì?

Vai trò của Hội đồng quản trị là vai trò giám sát (oversight) đối với rủi ro bao gồm một số ví dụ như rà soát, thử thách, và thảo luận với quản lý cấp cao về:

  • Chiến lược đề xuất và khẩu vị rủi ro
  • Phù hợp chiến lược với mục tiêu kinh doanh với sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn đã được tuyên bố
  • Các quyết định kinh doanh quan trọng như mua bán sáp nhập, phân bổ vốn, huy động tài chính, chia cổ tức.
  • Các phản ứng với sự biến động lớn trong hoạt động của tổ chức
  • Các phản ứng với các việc sai lệch lớn so với giá trị cốt lõi

13. Lợi ích của một tổ chức có được hệ thống quản trị rủi ro là gì?

Tất cả tổ chức cần phải có chiến lược và điều chỉnh nó định kỳ và luôn nhận thức nó về cơ hội thay đổi để tạo giá trị và các thách thức để đạt được giá trị. Để làm việc này, tổ chức cần có một khung nguyên tắc không gì khác hơn đó chính là quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro giúp tổ chức:

  • Tăng danh mục các cơ hội: bằng cách xem xét tất cả các trường hợp – kể cả tiêu cực và tích cực của rủi ro – nhà quản lý có thể nhận ra nhiều cơ hội và thách thức để tăng các cơ hội hiện tại
  • Nhận diện và quản lý rủi ro trong toàn tổ chức
  • Tăng kết quả tích cực và lợi thế trong khi giảm những bất ngờ và tiêu cực
  • Giảm những sai lệch về kết quả làm việc
  • Sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn
  • Tăng tính trường tồn

KHÓA HỌC KHÁC

5 + 6 =
 

Gửi ý kiến

53 Bình luận
Gửi bình luận
5 + 6 =
  • VŨ DIỆU LINH - CÁN BỘ PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI TẬP ĐOÀN ONE MOUNT

    Cám ơn Viện Fmit và thầy Nguyễn Thanh Tùng đã rất tận tậm để truyền đạt cho học viên những kiến thức bổ ích. Khóa học đã giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn về Quản lý rủi ro và nắm rõ phương pháp luận để từ đó nhận diện được rủi ro và lập chốt kiểm soát phù hợp.

    26-01-2024 16:31:23

  • PHAN THANH THẢO - KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI PHƯƠNG NAM RESORT

    Khoá học Kiểm Soát Nội Bộ tại FMIT thực sự ấn tượng! Giảng viên xuất sắc, kiến thức chuyên sâu và phương pháp giảng dạy linh hoạt đã giúp tôi áp dụng những kiến thức vào thực tế. Đây là một trải nghiệm học tập giá trị và khích lệ sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Rất biết ơn và cảm nhận được giá trị trực tiễn về kiến thức của khoá này!

    26-01-2024 16:13:35

  • DƯƠNG THỊ THẢO NGUYÊN - PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN QTRR TẠI TẬP ĐOÀN TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS

    Phụ trách bộ phận QTRR tại Tập đoàn trong lĩnh vực Logistics. Viện tổ chức đào tạo rất tốt và chuyên nghiệp, đúng giờ. Các bạn hỗ trợ nhiệt tình từ lúc tư vấn khoá học đến xuyên suốt quá trình học, training online nhưng hình ảnh âm thanh rõ ràng. Thầy Tùng giảng giải rất rõ ràng dễ hiểu, nhiệt tình giải đáp mọi câu hỏi của học viên và có nhiều tài liệu cho học viên tham khảo để ứng dụng thực tế. Khoá học cung cấp kiến thức vừa lý thuyết, vừa thực tế giúp tôi có kiến thức tổng quát về một hệ thống QTRR và có các kỹ năng để áp dụng vào thực tế trong công việc. Tôi rất hài lòng về khoá học này và công tác tổ chức của FMIT.

    07-09-2023 16:38:44

  • BÙI TRUNG TÍN - BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ & QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

    Rất cảm ơn học viện FMIT đã chia sẻ những kiến thức có tính chuyên môn cao và hữu ích. Chúc học viện ngày càng phát triển, là nơi đào tạo uy tín của các học viên trên toàn quốc.

    10-07-2023 13:31:05

  • NGUYỄN THỊ HỒNG HIÊN - CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT HỆ THỐNG TẠI CÔNG TY TẬP ĐOÀN ĐA NGÀNH F&B

    Khóa học mang lại cho tôi nền tảng kiến thức Quản trị rủi ro & Kiểm soát nội bộ chuẩn quốc tế COSO bao gồm những nguyên tắc quản trị, công cụ, phương pháp thực hành trong thực tiễn. Nền tảng kiến thức đó đã giúp ích và phát triển công việc hiện tại của tôi. Tôi xin được cảm ơn các anh, chị, em đồng hành tham gia khóa học, cũng như đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành dành cho thầy Nguyễn Thanh Tùng, người đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức vô cùng quý báu cho tôi!

    06-06-2023 08:53:04

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo