Lean

Giới thiệu Lean

Lean là chương trình chuyên sâu về các nguyên tắc Lean cần thiết cho các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường sản xuất và dịch vụ ngày nay. Chương trình Lean tại FMIT được thiết kế theo hướng ứng dụng và thực hành trên tình huống giả lập là một công ty sản xuất với số lượng phàn nàn khách hàng cao, chất lượng kém, giao hàng chậm, tồn kho nhiều,.. Thông qua sự chuyển đổi và áp dụng Lean thành công trong tổ chức của họ, học viên học được các nguyên tắc và phương pháp luận về Lean trong ứng dụng thực tiễn và có thể vận dụng cho tình huống trong công ty của riêng họ.

Mỗi nội dung trên sẽ minh hoạt các bước trong quy trình chuyển đổi Lean cho công ty này. Người học sẽ học các nguyên tắc Lean thông qua các hoạt động và dữ liệu của công ty, lập ra bản đồ dòng giá trị, các kỹ thuật và đánh giá sự thành công của công ty. Chương trình cũng đưa ra nhiều hoạt động tương tác đối với người tham gia nhằm tối đa việc nắm bắt kiến thức và vận dụng, hiểu sâu các thuật ngữ lean, và tạo ra được 1 kế hoạch hiện thực Lean cho doanh nghiệp của họ.

Tóm tắt nội dung chương trình

Lean Enterprise:

  • Giới thiệu về lean từ quan điểm của các nhà quản lý. Học viên được học về triết lý cơ bản của Lean, và các bước để chuyển đổi Lean, khung về ngôi nhà Toyota (the House of Toyota), cũng như xác định dòng sản phẩm, khắc phục các lãng phí, và đánh giá định lượng về trạng thái Lean trong tổ chức một cách tổng thể.

Văn hóa Lean:

  • Lean là quy trình do con người và văn hóa chủ đạo (people and culture-driven). Học viên sẽ khám phá các ảnh hưởng của hiện thực Lean lên nhân viên, các ý tưởng sáng tạo khi hiện thực sự thay đổi, và hiểu tầm quan trọng trong các giai đoạn của phát triển nhóm trong môi trường Lean. Học viên tìm hiểu về Kaizen - công cụ quan trọng trong Lean, sự kiện cải tiến liên tục, hoàn thành báo cáo Kaizen, chọn dòng sản phẩm để hiện thực Lean trong công ty của học viên.

Bản đồ dòng giá trị (Value Steam Mapping):

  • Bản đồ dòng chảy giá trị là công cụ giá trị để xem toàn bộ quy trình và xác định các lĩnh vực cần cải tiến. Sử dụng các biểu tượng VSM tiêu chuẩn, học viên sẽ vẽ được bản đồ dòng chảy giá trị hiện tại trong tình huống giả lập. Học viên cũng sẽ hiểu những gì làm cho VSM Lean, sau khi vận dụng các kiến thức mới để tạo ra 1 bản đồ tương lai.

Ổn định và cải tiến quy trình:

  • Học viên hiểu làm thế nào để đạt được sự ổn định về nhu cầu và cải tiến các quy trình. Khái niệm bao gồm load levelling, mixed-model production, buffering, nguyên nhân của biến động, công việc tiêu chuẩn, TPM, và 6 sigma. Học viên sẽ khám phá các phương pháp để giảm thời gian setup thông qua các hoạt động.

Just-in-Time

  • Sau khi quy trình đã ổn đinh, học viên cần tập trung vào kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Nội dung này bao gồm xác định nhu cầu khách hàng, cân bằng, dòng chảy liên tục, hiệu thực kéo (pull), lập tiến độ với Heijunka, và sử dụng Kanbans. Thông qua các hoạt động, người học sẽ khám phá việc sử dụng hệ thống Heijunka để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đánh giá (measuring)

  • Các thước đo truyền thống có thể không hoạt động đối với hệ thống đã chuyển đổi sang Lean. Trong phần này, người học sẽ so sánh tương phản giữa thước đo truyền thống và lean và hành vi kết quả. Hệ toán kế toán Lean bao gồm các chủ đề như chi phí tiêu chuẩn (standard cost) so với báo cáo lãi lỗ dòng giá trị (value stream profit and loss), tác động tài chính của cải tiến Lean, chi phí mục tiêu (target costing), và ra quyết định Lean.

Duy trì (sustaining)

  • Sau khi công ty trải qua giai đoạn chuyển đổi Lean, nó cần được hiện thực các thay đổi lâu dài để duy trì thành quả đạt được. Điều này bao gồm hiện thực thiết kế Lean, phân tích thất bại, đảm bảo kiểm soát chất lượng liên tục và cải tiến liên tục. Người học sẽ thực hiện phân tích trường hợp sai và ảnh hưởng (FMEA), phân tích vấn đề sử dụng công cụ DMAIC của 6 sigma, và tạo ra kế hoạch hành động hiện thực Lean để giúp tổ chức hồi phục trở lại.

Tại sao phải áp dụng Lean trong doanh nghiệp?

Lean là triết lý vận hành nhằm tối ưu nguồn lực và thời gian sử dụng trong các hoạt động của tổ chức và tạo ra giá trị phù hợp nhất theo quan điểm khách hàng. Doanh nghiệp áp dụng Lean vận dụng các kỹ thuật như: Hosin, Kaizen, Takt time, Heijunka, Pull, Kanban, Poka-yoke, Standard work, Jidoka, TPM, 5S, 6 sigma, Flow, FIFO, Andon, … Tuy nhiên, Lean không chỉ là các công cụ chất lượng hoặc các đơn thuần là các kỹ thuật nhằm nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo giá trị trong thiết kế, sản xuất, chuỗi cung ứng, và dịch vụ khách hàng mà còn là triết lý ứng dụng để tối ưu hiệu quả của toàn doanh nghiệp. Lean là một hệ thống toàn diện và đầy đủ bao gồm văn hóa, phương pháp lãnh đạo, quản lý, công cụ và phương pháp để có thể thực hiện thành công, duy trì cải tiến liên tục.

Ra đời trên nền tảng triết lý của TPS (Toyota Production System) từ những năm 1930, đến nay triết lý Lean được vận dụng thành công chẳng những trong hoạt động sản xuất (Lean Manufacturing), mà còn trong toàn doanh nghiệp (Lean Enterprise), và cho toàn chuỗi cung ứng (Lean Supply Chain). Lean không chỉ áp dụng tốt trong các công ty sản xuất, mà ngay cả cho các công ty thương mại, dịch vụ cũng cần triết lý vận hành về lean để tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại song hành 2 công việc. Một là tạo lập, bổ sung giá trị, và hai là duy trì giá trị của doanh nghiệp. Nếu như vai trò của tạo lập, bổ sung giá trị mới nhằm tăng tính thích nghi, duy trì tính trường tồn của doanh nghiệp cần triết lý về đổi mới chiến lược, quản trị chiến lược, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, đổi mới mô hình kinh doanh,… thì vai trò duy trì giá trị, tối ưu hiệu quả hoạt động cần triết lý quản trị về phân tích giá trị, đánh giá, và loại bỏ lãng phí nhằm mục đích vẫn đáp ứng mục tiêu dịch vụ khách hàng trong khi tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

LỢI ÍCH CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình này được thiết kế mang lại giá trị cho người học và doanh nghiệp

  • Hiểu được các nguyên tắc tối ưu hệ thống và áp dụng vào trong hoạt động của doanh nghiệp
  • Xây dựng được chiến lược tối ưu hiệu quả trong cấu trúc quản trị của doanh nghiệp
  • Hiểu được đầy đủ và hệ thống về toàn cảnh cấu trúc lean cũng như các kỹ thuật được sử dụng trong ngôi nhà Lean
  • Nắm vững từng kỹ thuật trong cấu trúc lean thông qua thực hành các tình huống
  • Vẽ được sơ đồ giá trị hiện tại (current state value stream) và phân tích hoạt động hiện tại của chuỗi cung ứng
  • Đánh giá và tìm cơ hội cải tiến, hoàn thiện sơ đồ giá trị tương lai (future state value stream)
  • Áp dụng những kỹ thuật cụ thể, chuyên sâu, giải quyết được vấn đề thực tế của doanh nghiệp
  • Nằm bắt và vận dụng các kỹ thuật như ổn định nhu cầu, ổn định quy trình, quản lý tối ưu tồn kho, thiết kế dòng chảy, tối ưu chiến lược hoạt động, cải tiến quy trình, đo và đánh giá mức độ trưởng thành của tổ chức áp dụng Lean.
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua dịch vụ tốt và quản lý hiệu quả
  • Giảm các sai sót, tồn kho dư thừa, sản xuất thừa, lãng phí,… tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

  • Ban lãnh đạo doanh nghiệp
  • Quản lý các bộ phận sản xuất, bán hàng, mua hàng, kho vận..
  • Bộ phận cải tiến quy trình, bộ phận chất lượng
  • Toàn bộ những đội ngũ tham gia trong dự án Lean và văn hóa Lean của doanh nghiệp
  • Các cá nhân quan tâm đến Lean

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

  • Học viên học lý thuyết cùng với các bài tập tình huống của chương trình. Bên cạnh đó, học viên được tổ chức thành các nhóm để thực hành trên tình huống thực tế của doanh nghiệp

KHÓA HỌC KHÁC

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LEAN 

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CHI TIẾT
Chuyên đề 1:
Giới thiệu Lean
  • Giới thiệu Lean
  • 5 nguyên tắc của Lean
  • Dòng giá trị (Value stream)
  • Ngôi nhà Toyota: stability, JIT, Jidoka, cải tiến,..
  • 8 loại lãng phí
  • Các bước thực hiện dự án Lean
  • Dòng sản phẩm
  • Cấu trúc Lean: nền tảng của lean, tư duy về lean, sự tham gia, và kỹ thuật lean trong sản xuất.
Chuyên đề 2:
Văn hóa Lean
  • Tầm nhìn về lean
  • Sự tham gia của nhân viên vào lean
  • Thay đổi văn hóa
  • Đội ngũ thực hiện lean
  • Đội ngũ Kaizen và phương pháp
  • Jidoka và phương pháp
Chuyên đề 3:
Bản đồ dòng giá trị (Value Stream Mapping)
  • Bản đồ trạng thái hiện tại (Current – state mapping)
  • Bản đồ dòng giá trị (Value stream mapping)
  • Tính Takt time và Pitch
  • Khái niệm lean trong cải tiến liên tục trạng thái tương lai (future state)
  • Các tiến các dòng (Improving flow)
  • Hệ thống kéo (Pull system)
Chuyên đề 4:
Ổn định (Stability) và cải tiến quy trình
  • Ổn định nhu cầu
  • Cân bằng nhu cầu (Load levelling)
  • Dự trữ với tồn kho (Buffering with inventory)
  • Dự trữ với backlog (Buffering with backlog)
  • Tiêu chuẩn công việc (Standard work)
  • Cải tiến ổn định quy trình: TPM, 6 sigma
  • Các phương pháp setup thời gian  (Setup time methods)
  • Áp dụng kỹ thuật 5S
Chuyên đề 5:
Just in time
  • Con người và Takt time
  • Sản xuất theo lô
  • Sản xuất theo chuyền
  • Batch flow
  • One-piece flow
  • Hệ thống kéo
  • Thẻ Kanban
  • Lập tiến độ
  • Heijunka
Chuyên đề 6:
Đo lường trong Lean
  • Phương pháp đo truyền thống so với Lean
  • Lead time và chiến lược thiết lập
  • Chi phí cho dòng giá trị
  • Lợi nhuận và chi phí (P&L)
  • Các thước đo lean: FTT (First Time Through), Units per person, Inventory days, On-time delivery, Overall equipment effectiveness, Value stream P&L, Lead time
Chuyên đề 7:
Duy trì Lean
  • Thiết kế sản phẩm trong Lean
  • Thiết kế sản xuất và tích hợp
  • Thiết kế Lead time truyền thống so với Lean
  • Giảm BOM (Bill of Material)
  • QFD (Quality Function Deployment)
  • Ngôi nhà chất lượng QFD
  • Kiểm soát thay đổi thiết kế
  • FMEA (Failure Mode and Effects Analysis)
  • Chu trình PDCA 
  • Six sigma
  • Duy trì Lean

KHÓA HỌC KHÁC

LỊCH KHAI GIẢNG KHÓA HỌC LEAN

KHÓA HỌC THỜI LƯỢNG  HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
Lean 06 buổi Inhouse

 

  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản qua ngân hàng (không thu tiền mặt).
  • Chấp nhận thanh toán bằng thẻ : MASTERCARD; VISA; SMARTLINK; JCB; UNION PAY; BANKNETVN

KHÓA HỌC KHÁC

Lean là gì?

Lean là hệ thống triết lý được áp dụng nhằm tối ưu giá trị theo quan điểm khách hàng, trong khi tối ưu nguồn lực sử dụng và loại bỏ các lãng phí nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lean ra đời trên nền tảng của Henry Ford từ năm 1913, và Toyota từ năm 1930, đến năm 1992 Wormack đã cho ra đời sách “The machine that changed the world” giới thiệu khái niệm và phương pháp làm thay đổi tư duy vận hành.

Chương trình đào tạo Lean tại FMIT khác biệt thế nào?

Chương trình Lean tại FMIT được thiết kế một cách hệ thống và toàn diện các khái niệm, nguyên tắc, công cụ, và hệ thống về Lean. Chương trình thiết kế bao gồm các kiến thức cơ bản cần có khi tiếp cận hệ thống Lean. Hệ thống Lean là tối ưu trên nền tảng các kiến thức quản trị về sản xuất, chuỗi cung ứng, tồn kho, quy trình, cải tiến chất lượng,.. Vì thế, để nắm rõ hệ thống nguyên tắc và ứng dụng được Lean, người học cần có những nền tảng kiến thức các môn liên quan nhất định mới có thể hiểu và thực hành tốt được. FMIT xây dựng chương trình bám sát theo cấu trúc Lean và bổ sung các kiến thức nền tảng một cách hệ thống, từ đó giúp người học thuận tiện trong việc nắm bắt và áp dụng.

Có phải Lean và công cụ chất lượng và chỉ áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất?

Lean là công cụ của quản trị chất lượng và cơ bản được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại triết lý về Lean áp dụng hiệu quả chẳng những cho chất lượng và sản xuất mà còn trong các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương mại… Nhiều triết lý quản trị hiện đại cũng dựa trên nền tảng và tư duy Lean. Ví dụ như phương pháp quản lý dự án nhanh Agile cũng dựa trên nền tảng và tư duy của Lean và là một phần nhỏ của phương pháp Lean nhằm tối ưu giá trị và thực hiện các nguyên tắc quản lý dự án linh hoạt.

Lean bao gồm những công cụ và triết lý nào?

Lean bao gồm nhiều triết lý và công cụ nhằm tối đa giá trị, tối ưu chi phí, giảm lãng phí, đáp ứng tốt nhất giá trị theo quan điểm khách hàng. Những công cụ của Lean bao gồm: Hoshin planning, Just-in-Time, Takt time, Jidoka, Heijunka, Gemba, Mistake-proofing, Standard Work, Visual Management, Andon, Kaizen, TPM, Poka-Yoke, Flow, Pull System, … và nhiều công cụ đặc trưng khác.

Có phải Lean được áp dụng như nhau ở các hệ thống?

Lean được tiếp cận theo phương pháp tình huống, được thiết kế đặc trưng và duy nhất phù hợp với từng bối cảnh của doanh nghiệp. Muốn áp dụng Lean thành công, cần phải xem xét và sử dụng các công cụ của Lean để giúp thấy rõ và vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả trên bối cảnh nhất định. Mỗi hệ thống Lean tại doanh nghiệp là duy nhất.

Chương trình đào tạo Lean tại FMIT được tiến hành thế nào?

Chương trình đào tạo Lean tại FMIT được tiến hành giúp doanh nghiệp tối ưu giá trị và kết quả đạt được khi áp dụng Lean. Chương trình được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu và nhiều kinh nghiệm trong đào tạo các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Chương trình được thiết kế bám sát vào bối cảnh của doanh nghiệp, đặc trưng của tổ chức, sản phẩm, quy trình, con người. Chương trình sẽ định hướng và xây dựng văn hóa Lean, xây dựng triết lý lãnh đạo và vận hành Lean, trang bị công cụ và phương pháp triển khai Lean, thực hành trên các tình huống thực tế nhằm hiểu rõ bản chất và tính ứng dụng của Lean trong thực tiễn.


KHÓA HỌC KHÁC

6 + 8 =
 

Gửi ý kiến

0 Bình luận
Gửi bình luận
6 + 8 =

Chưa có bình luận nào!

Icon email Icon phone Icon message Icon zalo